Mục tiêu: Đánh giá vi kẽ ở thành nướu của xoang trám loại II sử dụng hệ thống composite răng sau một
khối có và không có lớp lót composite lỏng và so sánh mức độ vi kẽ ở thành nướu của lỗ trám composite loại II
giữa 2 nhóm này.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro trên ba mươi răng cối nhỏ vĩnh viễn nguyên vẹn. Xoang trám loại II
được sửa soạn dạng hộp với kích thước: chiều ngoài trong 4mm; chiều gần xa 1,5 mm; chiều nhai nướu 4 mm,
thành nướu trên đường nối men‐xê măng tối thiểu 1 mm. Chia ngẫu nhiên ba mươi răng thành 2 nhóm (n=15),
nhóm 1 trám trực tiếp với composite răng sau một khối Tetric® N‐Ceram Bulk Fill, nhóm 2 trám tương tự nhóm
1 và được lót bằng composite lỏng Tetric N‐Flow. Các răng được trải qua 100 chu kỳ nhiệt tại 2 điểm nhiệt là
550C và 50C, thời gian ngưng tại mỗi điểm nhiệt là 25 giây, thời gian chuyển đổi là 5 giây. Sau đó, các răng được
trám bít chóp và thoa vecni toàn bộ trừ phục hồi và 1mm mô răng quanh phục hồi để chuẩn bị cho quá trình
nhuộm xanh methylene 2% trong 24 giờ. Cuối cùng, chia đôi các răng theo chiều gần xa dọc qua phục hồi và
quan sát đánh giá sự thâm nhập dung dịch nhuộm dưới kính hiển vi nổi X30. Số liệu thu thập được nhập vào
Excel 2007 và xử lý bằng phần mềm SPSS IBM 20. Sử dụng phép kiểm định phi tham số U – Mann Whitney
cho hai mẫu độc lập
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu So sánh vi kẽ trên xoang loại ii sử dụng composite răng sau một khối có và không có lớp lót composite lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 371
SO SÁNH VI KẼ TRÊN XOANG LOẠI II SỬ DỤNG COMPOSITE RĂNG
SAU MỘT KHỐI CÓ VÀ KHÔNG CÓ LỚP LÓT COMPOSITE LỎNG
Cao Ngọc Khánh*, Đinh Thị Khánh Vân*, Bùi Huỳnh Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá vi kẽ ở thành nướu của xoang trám loại II sử dụng hệ thống composite răng sau một
khối có và không có lớp lót composite lỏng và so sánh mức độ vi kẽ ở thành nướu của lỗ trám composite loại II
giữa 2 nhóm này.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro trên ba mươi răng cối nhỏ vĩnh viễn nguyên vẹn. Xoang trám loại II
được sửa soạn dạng hộp với kích thước: chiều ngoài trong 4mm; chiều gần xa 1,5 mm; chiều nhai nướu 4 mm,
thành nướu trên đường nối men‐xê măng tối thiểu 1 mm. Chia ngẫu nhiên ba mươi răng thành 2 nhóm (n=15),
nhóm 1 trám trực tiếp với composite răng sau một khối Tetric® N‐Ceram Bulk Fill, nhóm 2 trám tương tự nhóm
1 và được lót bằng composite lỏng Tetric N‐Flow. Các răng được trải qua 100 chu kỳ nhiệt tại 2 điểm nhiệt là
550C và 50C, thời gian ngưng tại mỗi điểm nhiệt là 25 giây, thời gian chuyển đổi là 5 giây. Sau đó, các răng được
trám bít chóp và thoa vecni toàn bộ trừ phục hồi và 1mm mô răng quanh phục hồi để chuẩn bị cho quá trình
nhuộm xanh methylene 2% trong 24 giờ. Cuối cùng, chia đôi các răng theo chiều gần xa dọc qua phục hồi và
quan sát đánh giá sự thâm nhập dung dịch nhuộm dưới kính hiển vi nổi X30. Số liệu thu thập được nhập vào
Excel 2007 và xử lý bằng phần mềm SPSS IBM 20. Sử dụng phép kiểm định phi tham số U – Mann Whitney
cho hai mẫu độc lập.
Kết quả: Cả 2 nhóm phục hồi bằng composite trám răng sau một khối Tetric® N‐Ceram Bulk Fill có và
không có lớp lót composite lỏng đều cho thấy hiện diện vi kẽ ở thành nướu của phục hồi. Nhóm không lót nhiều
vi kẽ hơn nhóm có lót, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê p = 0,949 (>0,05).
Kết luận: Phục hồi composite trực tiếp trên xoang loại II sử dụng hệ thống composite trám răng sau một
khối có và không có lớp lót composite lỏng đều không ngăn ngừa hoàn toàn vi kẽ ở thành nướu của phục hồi.
Từ khóa: Composite trám răng sau một khối, composite lỏng, vi kẽ, trám lót.
ABSTRACT
COMPARISON OF MICROLEAKAGE IN THE CLASS II RESTORATIONS
USING BULK FILL COMPOSITE WITH OR WITHOUT FLOWABLE LINER
Cao Ngoc Khanh, Dinh Thi Khanh Van, Bui Huynh Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 371 ‐ 375
Objectives: The aim of the study is to evaluate the microleakage in the gingival margins of the class II
restorations using bulk‐fill composite with or without flowable liner and compare the microleakage in the gingival
margins of the class II restorations between two groups.
Methods and materials: Thirty sound premolar teeth, extracted for orthodontic purpose were stored in
physiological saline at room temperature. These teeth were prepared with class II restorations standardized to the
following dimension: 4x1.5x4 mm and the gingival margin of the restorations needed to place above the
cementoenamel junction at least 1mm. The teeth were then randomly divided into 2 groups (n=15). Group 1 was
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: Cao Ngọc Khánh ĐT: 0904350564 Email: nightwisher1989@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 372
restored with Tetric® N‐Ceram Bulk Fill alone. Group 2 was restored with 1 mm flowable liner and Tetric® N‐
Ceram Bulk Fill. The restorations were thermocycled for 100 cycles at 50C and 550C with a dwell time of 25
seconds. Two coats of fingernail varnish were then applied except for an area approximately 1 mm around the
margins of the restoration, and the apex was sealed with sticky wax. The teeth were then immersed in 2%
methylene blue at room temperature for 24 hours. The specimens were embedded to resin arcrylic and then
sectioned mesiodistally across the center of the restorations. The sectioned specimens were observed under
stereomicroscope (X30). Data were analyzed using non‐parametric Mann Whitney U test.
Results: There was no statistically significant difference between the groups p=0.949 (>0.05).
Conclusion: Using bulk‐fill composite with and without flowable liner doesn’t prevent the microleakage in
the gingival margins of the class II restorations.
Key words: bulk‐fill composite, flowable composite, flowable liner, microleakage.
ĐẶT VẤN Đề
Vi kẽ là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự thất bại của một phục hồi vì đây là
yếu tố thuận lợi đưa đến sự thâm nhiễm ở bờ
phục hồi gây nhạy cảm sau điều trị, đổi màu
miếng trám, sâu răng tái phát, sút gãy miếng
trám, và nghiêm trọng hơn là có thể gây nên
bệnh lý tủy răng(6) . Nhiều phương pháp được
đề nghị để khắc phục vấn đề này như sử dụng
composite lỏng để trám lót hay phương pháp
trám từng lớp(1,8). Việc trám lót composite lỏng
giảm sự hình thành khoảng trống, tăng độ bền
cho vật liệu dán đã được chứng minh qua
nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp
trám từng lớp làm nảy sinh những vấn đề mới,
quá trình trám mất nhiều thời gian, đòi hỏi kỹ
thuật, gia tăng khoảng trống giữa các lớp vật
liệu(2). Gần đây, trên thị trường xuất hiện một
số loại composite răng sau một khối trên nền
nhựa (bulk‐fill resin based composite ‐ Bulk‐fill
RBC). Vật liệu này là composite có độ co ít, độ
cứng cao, biến dạng chảy thấp, độ sâu trùng
hợp bằng hoặc hơn 4mm. Với đặc tính cơ học
được cải tiến, khi thực hiện phục hồi cho các
xoang trám lớn bằng loại composite này,
chúng ta có cần đặt lớp lót composite lỏng hay
không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu in vitro đánh giá vi kẽ của
phục hồi composite trực tiếp trên xoang loại II
bằng hệ thống composite răng sau một khối có
và không có lớp lót bằng composite lỏng”. Với
mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá vi kẽ ở thành nướu của xoang
trám loại II sử dụng hệ thống composite răng
sau một khối Tetric® N_Ceram Bulk Fill Có và
không có lớp lót bằng composite lỏng.
2. So sánh mức độ vi kẽ ở thành nướu của lỗ
trám giữa 2 nhóm trên.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 răng cối
nhỏ vĩnh viễn của người đã nhổ, răng còn
nguyên vẹn, không sâu, không miếng trám, kích
thước thân răng tương đương nhau.
Chuẩn bị mẫu
‐ Làm sạch răng và bảo quản trong nước
muối sinh lý ở nhiệt độ phòng trong vòng 30
ngày cho đến khi tiến hành nghiên cứu.
‐ Sửa soạn xoang loại II hình hộp nằm ở phía
xa hoặc phía gần bằng mũi khoan trụ tungsten
557 với kích thước 4x1,5x4 mm, thành nưới trên
đường nối men‐xê măng tối thiểu 1 mm.
‐ Đánh số răng từ 1 đến 30, chia ngẫu nhiên
thành 2 nhóm, mỗi nhóm 15 răng đánh số từ K1
đến K15 (đối với nhóm 1) và L1 đến L15 (đối với
nhóm 2). Làm sạch xoang, thổi nhẹ cho khô bề
mặt.
‐ Thực hiện qui trình trám composite: xoi
mòn men, xử lý ngà bằng acid phosphoric 36%.
Rửa nước. Thổi khô men, ngà tương đối. Thoa
keo dán lên toàn bộ xoang, chờ tối thiểu 20 giây,
thổi nhẹ 10 giây và chiếu đèn 20 giây. Đặt hệ
thống khuôn trám Tofflemire, chêm gỗ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 373
Nhóm 1: đặt một lượng composite Tetric®
N‐Ceram Bulk Fill hơi dư so với kích thước
xoang trám, nhồi và điêu khắc miếng trám.
Chiếu đèn trong 20 giây từ phía mặt nhai.
Nhóm 2: lót một lớp composite lỏng Tetric
N‐Flow dày khoảng 1 mm lên toàn bộ thành
nướu.Thực hiện phục hồi composite răng sau
một khối Tetric®N‐Ceram Bulk Fill như nhóm 1.
Tháo khuôn trám, chêm gỗ, chiếu đèn từ
phía ngoài và trong trong 20 giây. Mài chỉnh
và đánh bóng miếng trám . Sau đó, ngâm tất
cả mẫu vào trong nước cất ở nhiệt độ phòng
trong 24 giờ.
‐ Thực hiện chu trình nhiệt: với 100 chu kỳ
nhiệt giữa hai mức nhiệt độ là 550C ±10C và 50C
±10C. Thời gian ngưng tại mỗi điểm nhiệt là 25
giây và thời gian chuyển đổi là 5 giây. Bít kín
chóp răng bằng sáp que. Bôi 2 lớp vecni lên toàn
bộ răng trừ phần phục hồi và 1mm mô răng
chung quanh bờ miếng trám.
‐ Nhuộm mẫu: ngâm mẫu vào dung dịch
xanh methylene 2% trong vòng 24 giờ
‐ Làm sạch mẫu: cạo bỏ sáp và làm sạch lớp
vecni, làm sạch lại bằng bột pumice để loại bỏ
dung dịch nhuộm trên bề mặt. Chôn răng trong
khối nhựa trong.
‐ Cắt đôi răng theo chiều gần xa qua giữa
miếng trám bằng đĩa cắt kim cương tốc độ chậm
có nước làm mát. Đánh bóng mặt cắt bằng tay
với giấy nhám chịu nước cỡ hạt 800‐1200.
‐ Đánh giá độ thâm nhập dung dịch nhuộm
trên cả 2 nhóm bởi 2 quan sát viên độc lập theo
cùng thang đánh giá và ghi vào phiếu đánh giá
theo mã số của mẫu. Quan sát dưới kính hiển vi
nổi, độ phóng đại 30 lần. Đánh giá độ theo
thang đánh giá của Ferrari và cs (1996) như sau:
0: không có sự thâm nhập của chất nhuộm.
1: sự thâm nhập của chất nhuộm không quá
½ thành nướu.
2: sự thâm nhập của chất nhuộm vượt quá ½
thành nướu nhưng chưa đến thành trục.
3: sự thâm nhập của chất nhuộm đến thành
trục.
Hình1: Các mức độ thấm nhập chất nhuộm: độ 1, độ
2, độ 3, độ 4 (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
Số liệu thu thập được nhập vào Excel 2007,
xử lý bằng phần mềm SPSS IBM 20.
Dùng hệ số kappa để đánh giá độ kiên định
giữa hai quan sát viên.
Sử dụng phép kiểm định phi tham số U –
Mann Whitney.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Mức độ thâm nhập dung dịch nhuộm ở 2
nhóm
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tổng cộng
Nhóm 1 3 3 4 5 15
Nhóm 2 2 4 5 4 15
Tổng
cộng 5 7 9 9 30
Bảng 2: Xếp hạng vi kẽ ở hai nhóm
n Trung bình hạng Tổng hạng
Nhóm không lót 15 15,60 234,00
Nhóm có lót 15 15,40 231,00
So sánh mức độ thâm nhập dung dịch
nhuộm (mức độ vi kẽ) giữa 2 nhóm: nhóm
1(không có lớp composite lỏng) nhiều vi kẽ hơn
nhóm 2 (có lót composite lỏng), sự khác biệt về
mức độ vi kẽ giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê (p= 0,949>0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 374
BÀN LUẬN
Co trùng hợp là một đặc tính cố hữu của vật
liệu phục hồi trên nền nhựa. Một trong các
phương pháp giảm sự co do trùng hợp ở bờ
phục hồi là sử dụng lớp vật liệu trung gian có
mô‐đun đàn hồi thấp giữa bề mặt xoang trám và
vật liệu phục hồi trên nền nhựa. Các vật liệu này
thường là composite lỏng quang trùng hợp,
dạng nhựa lưỡng trùng hợp, GIC hoặc các tác
nhân dán ngà(4). Việc sử dụng một lớp vật liệu
lót có mô‐đun đàn hồi thấp có tác dụng làm
giảm sự thay đổi về thể tích xảy ra trong quá
trình trùng hợp. Phương pháp này được đề xuất
vào năm 1996 nhằm giảm sự co trùng hợp ở
phục hồi composite xoang V. Những vật liệu đó
thường là loại composite lai, chứa khoảng 60
đến 70% hạt độn về khối lượng với kích thước
từ 0,7 đến 1 µm. Nhờ đó, chúng có mô‐đun đàn
hồi thấp làm tăng khả năng đàn hồi của lớp vật
liệu giúp hấp thụ ngẫu lực co trùng hợp. Hơn
nữa, composite lỏng có độ giãn nở nhiệt tương
đương với cấu trúc răng giúp giảm ngẫu lực co
cũng như vi kẽ từ 18 đến 50% nhưng không
hoàn toàn(3). Swift và cs kết luận rằng việc sử
dụng composite lỏng có tác dụng giảm vi kẽ một
cách có ý nghĩa. Crimm cho rằng sử dụng lớp lót
bằng nhựa tiền cứng giúp giảm vi kẽ ở bờ nướu
của phục hồi xoang V(4).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
composite lỏng Tetric N‐flow có chứa thành
phần hạt độn khoảng 68% (về khối lượng). Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
thâm nhập phẩm màu ở thành nướu ở cả hai
nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với
p = 0,949 (>0,05). Đồng thời quan sát ở mỗi
nhóm, số răng có hiện tượng thâm nhập chất
nhuộm màu độ 1, 2, 3 chiếm tỉ lệ cao ( lần lượt là
80% và 86,67% ở nhóm không lót và nhóm có lót
composite lỏng).
Các vật liệu phục hồi trên nền nhựa có một
tính chất chung đặc trưng là co trùng hợp. Trong
quá trình trùng hợp, sự hình thành các mạng
lưới polymer tạo nên một cấu trúc “đặc” hơn
dẫn đến sự co về thể tích hay sự co trùng hợp.
Mặc khác, phục hồi được “dán” vào thành
xoang, do đó sự co thể tích tạo nên một ngẫu lực
co. Điều đó đồng nghĩa, ngẫu lực co càng lớn, sự
co trùng hợp càng cao. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng loại composite trám răng sau
một khối Tetric® N‐Ceram Bulk Fill với đặc tính
co trùng hợp thấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của D.Tantbirojin và cs cho thấy vật liệu
composite co thấp không thật sự làm giảm sự co
trùng hợp. Ngẫu lực co phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó quan trọng là tính chất của vật liệu
phục hồi và loại tác nhân dán(7). Về phần nhóm
có sử dụng lớp lót composite lỏng, một vài
nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm vi kẽ ở phục
hồi composite xoang II khi sử dụng lớp lót,
trong khi một số khác lại cho kết quả ngược lại.
Sự khác biệt này có thể do tính chất vật lý và cơ
học khác nhau giữa các loại composite lỏng.
Tính chảy lỏng của vật liệu giúp bao phủ tốt bề
mặt không đều đặn của xoang trám. Hơn nữa,
mô‐đun đàn hồi thấp giúp vật liệu có khả năng
hấp thụ lực co tạo ra trong quá trình trùng hợp.
Tuy nhiên, composite lỏng có thành phần hạt
độn thấp và khung nhựa chủ yếu là các
monomer trọng lượng phân tử thấp, dẫn đến sự
co trùng hợp cao(5).
Ở một khía cạnh khác, các loại composite
hiện nay có sự co thể tích trong quá trình trùng
hợp khoảng 2,6% đến 4,8% (đối với Tetric® N‐
Ceram Bulk Fill, độ co trùng hợp về thể tích là
<2%) trong khi đó các tác nhân dán có độ bền
dán vào ngà hơn 20 Mpa, vượt qua cả lực co tạo
ra do quá trình trùng hợp (13 đến 17 Mpa), tuy
nhiên tổng lực co vẫn lớn hơn độ bền dán làm
ảnh hưởng đến sự tiếp hợp bờ miếng trám(3).
Theo một cách giải thích khác, phương pháp
sử dụng lớp lót giúp giảm tổng thể tích của
composite sử dụng, điều đó có nghĩa là lượng
thể tích co khi trùng hợp cũng giảm theo.
Nghiên cứu chúng tôi sử dụng composite trám
răng sau một khối có độ co trùng hợp thấp, do
đó lượng thể tích vật liệu giảm đi không nhiều
nên hiệu quả lớp lót cũng không rõ ràng(5).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 375
Kết quả nghiên cứu của S. Kasraei và cs cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai
nhóm phục hồi có lót bằng composite lỏng và
không lót. Điều này có thể giải thích là do khi sử
dụng cùng một loại keo dán (có mô‐đun đàn hồi
thấp), bản thân lớp keo dán này tạo nên một lớp
mỏng trên bề mặt của xoang trám và nó có tác
dụng tương tự như là một lớp đệm hấp thụ lực
co trùng hợp(7).
KẾT LUẬN
Phục hồi composite trực tiếp trên xoang loại
II sử dụng hệ thống composite trám răng sau
một khối có và không có lớp lót composite lỏng
đều không ngăn ngừa hoàn toàn vi kẽ ở thành
nướu của phục hồi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cho E, et al (2006). “Influence of Elasticity on Gap Formation
in a Lining Technique with Flowable Composite”, Dental
Materials Journal 25(3): 538‐544.
2. Clinicians Report, January 2012, Volume 5 Issue 1.
3. Fabianelli A, et al. (2007). “The Relevance of Microleakage
Studies”, International Dentistry South Africa 9(3): 64‐74.
4. Hilton TJ (2002). “Can Modern Restoration Procedures and
Materials Reliably Seal Cavities? In vitro Investigations. Part
1”, American Journal of Dentistry 15(3): 198‐210.
5. Kasraei S, et al (2011). “In vitro Comparison of Microleakage
of Posterior Resin Composites With and Without Liner Using
Two‐Step Etch‐and‐Rinse and Self‐etch Dentin Adhesive
Systems”, Operative Dentistry 36(2): 213‐221.
6. Kidd EAM (1976). “Microleakage in Relation to Amalgam
and Composite Restorations. A Laboratory Study” , British
Dental Journal 141: 305‐310.
7. Tantbirojn D, et al (2011). “Do Low‐shrink Composites
Reduce Polymerization Shrinkage Effects?”, Journal of Dental
Research 90(5): 596‐601.
8. Yahagi C, et al (2012). “Effect of Lining with a Flowable
Composite on Internal Adaptation of Direct Composite
Restorations using All‐in‐One Adhesive Systems”, Dental
Materials Journal 31(3): 481‐488.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 371_4947.pdf