Viên Mai (1716 - 1797), tên tự là Tử Tài, hiệu là Giản Trai, vì từng trú tại Tiểu Thương Sơn Tùy Viên, cho nên người đời quen gọi là Tùy Viên tiên sinh. Cuối đời ông còn dùng ba tên hiệu khác là Thương Sơn cư sĩ, Tùy Viên lão nhân và Thương Sơn tẩu. Viên Mai người đất Tiền Đường (nay thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang), thuở nhỏ dĩnh ngộ, học giỏi. Vào năm Ung Chính thứ 5 (1727), ông đậu Tú tài khi mới vừa 12 tuổi. Năm Càn Long thứ 3 (1738), đậu Cử nhân; liền năm sau đó lại trúng Tiến sĩ.
Viên Mai đậu Tiến sĩ ở tuổi 23, đây thực sự được xem là “thiếu niên đắc chí”; liền đó triều đình tổ chức khảo thí, tên ông lại lọt vào danh sách Thứ cát sĩ, được phân chuyên học Mãn văn, được vào làm việc ở Hàn Lâm viện, nơi mà hết thảy mọi sĩ tử đời Thanh đều đêm ngày mong ước. Trong bài thơ Nhập Hàn Lâm, ông viết:
Nhược Thủy Bồng Lai lộ kỷ trùng?
Kim triêu thân đáo Nhị Châu cung.
Quốc ân khởi thị văn chương báo?
21 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu So sánh quá trình tiếp nhận thuyết tính linh của viên mai ở Nhật Bản và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì bay lên cao vút; tính linh của họ thì phát lộ một cách bồng bột mà trở thành kiêu căng, quên cả việc giữ gìn, và hăng hái tiến thủ.
Ông còn đưa ra bình luận:
Ta cho rằng đó là vì ít học vấn, thiếu hàm dưỡng, thành ra bị cái khí nó sai sử. Nếu ý hứng, tính linh vẫn giữ được bình đạm, một khi nêu lên và phát ra, lại càng thấy ung dung Nhưng nếu thể chất của văn chương chảy ra từ học vấn, thế thì há lại có lẽ văn chương khiến người ta kiêu căng? Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, thiên Văn nghệ, bản chép tay, thư viện Hán Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, mã số A.141.
Không dừng lại ở đó, ông còn đưa ra thuyết “tam yếu” chuyên dụng cho việc sáng tác thơ ca:
Thơ khởi phát từ lòng người. Ba trăm thiên trong Thi kinh phần nhiều xuất phát từ điền phu, khuê phụ, thế mà văn sĩ đời sau không theo kịp, ấy là vì nó chân thành. Những bài nhạc phủ, ca hành đời Hán Ngụy còn giữ được tình cảm chân thành ấy. Thế nhưng cũng từ đấy về sau, thơ bị thanh luật gò bó, bị âm vận giới hạn, người có tài thường lo về phóng túng, kẻ bất tài thường khổ về câu nệ, mà những gì phát ra từ cõi lòng đều không chân thật. Cho nên, tôi thường cho rằng cốt yếu về thơ có ba điều, bao gồm tình, cảnh, sự (việc). Tiếng trời kêu lên ở trong lòng, tình động nơi tâm cơ; nhãn căn tiếp xúc với bên ngoài, cảnh chạm vào ý; lấy việc xưa mà chứng minh việc nay, chép việc làm, thuật sự tích, việc luôn xét ở tiêu chuẩn thu nạp. Tuy tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng đại khái đều không đi ra ngoài ba điều cốt yếu ấy. Trong đó, cần lấy “ôn nhu đôn hậu” làm gốc, còn như thể thế, chỉ thú, âm tiết, cách điệu chỉ là phụ thêm mà thôi. Phàm tình là người, cảnh là trời, việc hợp giữa trời và người mà quán thông. Lấy tình thẩm cảnh, lấy cảnh kết vào việc, gặp việc thì phát ra lời, nhân theo lời mà thành tiếng. Như vậy, cảnh giới không hẹn mà tự đến, lời không mong hay mà tự hay, có thể tiếp nối thành tựu của Phong Tao Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, thiên Văn nghệ, bản chép tay, thư viện Hán Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, mã số A.141.
.
Lê Quý Đôn từng đi sứ Trung Quốc, lại từng có thời gian kinh lược ở miền Nam, việc xem trọng “chân tình” và chủ trương dùng học vấn để dẫn dắt tình cảm, rõ ràng có sự tương hợp không nhỏ với nội hàm Tính linh của Viên Mai. Vậy nên, mặc dù không thật am hiểu tình hình thi học cổ trung đại Việt Nam, hai tác giả Trung Quốc là Vương Tiểu Thuẫn và Hà Thiên Niên vẫn đưa ra khẳng định: “Thuyết ‘tam yếu’ và thuyết ‘quý chân’của nhà sử học thời Lê mạt Lê Quý Đôn phản ánh sự ảnh hưởng của phái Tính linh thời Minh Thanh đối với Việt Nam. Vương Tiểu Thuẫn, Hà Thiên Niên, “Việt Nam cổ đại thi học thuật lược”, đăng trên Văn học bình luận, số 5/2002, tr.24-25.
” Tất nhiên, ở đây vẫn cần phải chú ý rằng, việc lấy “ôn nhu đôn hậu” làm gốc, chứng tỏ sự ảnh hưởng của Nho giáo trong việc ước thúc tình cảm, và như trên đã đề cập, nội hàm khái niệm tính linh giữa hai triều Minh Thanh là hoàn toàn khác nhau.
Tác giả Trần Lê Phan (1736-1798) trong bài khải về Ngự chế Càn Nguyên tập của Trịnh Doanh viết: “Trộm nghĩ, thơ vốn bắt nguồn ở tính tình con người mà bao quát cả vật lý, thi giáo lấy thành, hiếu, kính để bồi dưỡng nhân luân... Để sửa sang đạo hóa thì tìm rõ đầu mối ở chính kinh, để nung đúc tính linh thì thường thấm nhuần lục nghĩa. Phan Huy Chú, Văn tịch chí, Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 43, bản chữ Hán chép tay của Đông Dương văn khố.
”
Trịnh Sâm (1739-1782) trong lời tựa tập thơ Tâm thanh tồn dị tập của chính mình viết rằng: “Thơ dùng để nói cái chí của con người. Ở trong lòng là chí, phát ra lời là thơ, cho nên ba trăm bài thơ trong Thi kinh, dùng một lời có thể bao quát là ‘suy nghĩ mà không tà vạy’. Thơ là môn tâm học mà thôi, thanh luật hay dở thì đáng kể gì?... Còn như việc ngâm vịnh tính tình thì ta lấy Phong Nhã làm tôn chỉ, chưa từng gia công vào việc đối tỷ và phương pháp đặt câu hay dở. Phan Huy Chú, Văn tịch chí, Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 43, bản chữ Hán chép tay của Đông Dương văn khố.
”
Nói tóm lại, vào khoảng những thập niên cuối của thế kỷ 18, thông qua nhiều con đường, đặc biệt đáng chú ý là con đường di dân và con đường sứ thần, học giả Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đã có điều kiện tiếp cận và hấp thu những tinh hoa dưỡng chất từ thuyết Tính linh của Viên Mai. Cũng giống như Viên Mai, các nhà thơ Việt Nam đều chủ trương cách hiểu thơ ca từ khía cạnh tài tính, đồng thời chủ trương cần thiết phải có sự chân thành trong tình cảm của thi nhân, đây đồng thời cũng là phần cốt yếu của thơ ca. Điểm khác biệt chủ yếu của các thi nhân Việt Nam trong so sánh với Viên Mai là, do đại đa số các thi nhân Việt Nam đều là người làm quan trong triều đình, nên cách hiểu về nội hàm tính linh, vẫn đây đó chịu ảnh hưởng chất “ôn nhu đôn hậu” của thi giáo.
Bước sang giai đoạn giao thời giữa thế kỷ 18 và 19, thuyết Tính linh vẫn không ngừng được duy trì và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong các nhà thơ Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc, ví như nhóm Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định ở Gia Định và một loạt các nhà thơ ở miền Bắc như Ngô Thì Vị, Bùi Dương Lịch, Nguyễn Du, Nguyễn Địch Cát, Bùi Huy Bích, Nguyễn Hành, Phạm Quý Thích, Đáng chú ý là, ở giai đoạn này, do điều kiện lịch sử, chủ trương “thơ văn là tinh hoa của lòng người, là sự thẳng ngay hay tà vạy của tính tình” của Trịnh Hoài Đức và “thơ học theo Tuỳ Viên thích tìm câu hay” của Ngô Nhân Tĩnh tiêu biểu cho chủ trương tính linh ở miền Nam mới có cơ hội truyền bá và ảnh hưởng sâu rộng vào các thi nhân thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, như Minh Mạng, Thiệu Trị, Miên Thẩm, Miên Trinh, Miên Bảo, Miên Tuấn, Miên Triện, Nguyệt Đình, Diệu Liên, Huệ Phố, Để rồi, trên cơ sở của tính linh, việc tiếp nhận một loạt các thuyết như Thần vận, Cách điệu tiếp tục được thúc đẩy, tạo nên không khí tranh luận khá sôi nổi về quan điểm thi ca giữa các thi nhân trong nội bộ hoàng tộc triều Nguyễn ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu cho việc ra đời xu hướng thi học triết trung “ngã dụng ngã pháp” (tôi có cách riêng của tôi) của Miên Tuấn.
Tình hình các thi nhân bên ngoài hoàng tộc giai đoạn nửa sau thế kỷ 19 cũng không kém phần náo nhiệt, miền Trung khi ấy có Trương Đăng Quế, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Thuật, Trương Quang Đản, miền Nam có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trần Tử Mẫn, Riêng miền Bắc, ngoài vai trò nổi bật của Cao Bá Quát, còn có một loạt các tên tuổi như Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức, Nguyễn Án, Nguyễn Năng Tĩnh, Bùi Văn Hi, Bùi Dị, Nguyễn Tư Giản, Mạnh Đoan, Nguyễn Thượng Hiền, Vương Duy Trinh, Hoàng Trọng Mậu, Không dừng lại ở đó, sau khi Trương Đăng Quế, Miên Thẩm, Miên Trinh và Tự Đức mất, xu hướng tiếp nhận Thần vận và Tính linh không còn ai đề cao, Tính linh đã vượt lên thống lĩnh toàn bộ tư tưởng cũng như phương pháp sáng tác của thi đàn Việt Nam giai đoạn những thập niên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quan điểm này có thể ấn chứng bằng một loạt những lời đề tựa của các nhà thơ phần nhiều thuộc thế hệ cựu học đề tựa cho tập thơ Bút hoa thi tập của Phan Mạnh Danh vào năm 1942. Ví dụ, Trần Trinh Cáp viết:
Thi tứ văn tâm tận tính linh,
Chân tài nhân dã hội đa tình.
Mộng trung nhất bút hoa sinh hậu,
Giai cú truyền văn mãn Lạc kinh. (Đề Bút hoa thi tập)
(Tứ thơ, văn tâm thảy đều là sự thể hiện của tính linh,
Người có tài thực sự, lại thêm đa tình.
Sau khi một bút hoa được sinh ra trong mộng,
Câu thần truyền khắp ngõ ngách nơi kinh đô Lạc Dương.)
Tác giả Đào Văn Bình viết:
Đáo để tình thâm văn cánh diệu,
Dã nhân dung dị đắc nhi xưng. (Đề Bút hoa thi tập)
(Nói cho cùng tình dụng càng sâu thì văn càng tuyệt diệu,
Kẻ thô dã cũng dễ thành nổi tiếng vì được xưng tụng. )
Tác giả Lê Trọng Du viết:
Lâm ly sái đắc mặc tung hoành,
Chủng chủng tình căn chỉ thượng sinh. (Đề Bút hoa thi tập)
(Lâm ly mặc cho bút mực tung hoành,
Trăm ngàn thứ tình cảm hiển hiện trên trang giấy.)
Tác giả Tạ Văn Kinh viết:
Văn quả hiếu tùng giai thụ kết,
Tâm hoa phiên hướng bút đầu sinh.
Phê thư khoái đắc khuy toàn báo,
Như thử tinh thần thử tính linh. (Đề Bút hoa thi tập)
(Quả văn thích kết trên thân cây cao vững chãi,
Hoa lòng thường sinh nơi đầu ngọn bút.
Đọc sách vui vì thấy được toàn bộ diện mạo tinh thần của tác giả,
Tinh thần ấy cũng chính là tính linh.)
Những câu thơ trên đây, không câu nào không thấm đẫm chất tính linh, nhưng ở thời điểm năm 1942, khi thơ mới đã chiếm lĩnh toàn bộ thi đàn, những lời đề tựa này thực chỉ là những dư âm của quá khứ. Thế nhưng, từ những khía cạnh khác, chúng ta vẫn dễ dàng thấy được sự thuần thục của họ đối với thuyết Tính linh, cũng như có thể nhìn ra sự hưng thịnh của thuyết này trong quá khứ. Thực ra, trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam, thuyết Tính linh với đặc trưng trọng tình cảm cá nhân còn đóng vai trò tích cực với tư cách là bước đệm để thơ ca Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với thơ lãng mạn Pháp, điều này được thể hiện rõ nhất trong Chương Dân thi thoại của Phan Khôi. Vì vấn đề này đã được tác giả Nguyễn Thanh Tùng viết trong bài viết Chương Dân thi thoại – cầu nối giữa thi học Việt Nam trung đại và hiện đại (2009), ở đây chúng tôi tạm không đề cập.
Thực ra những điều nêu trên đây mới chỉ là vấn đề nhìn ở khía cạnh tích cực, trong quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh của Viên Mai ở Việt Nam, vẫn có những ý kiến trái chiều, thậm chí là phê bình như:
Viên Vương Triệu Lý đấu tân kỳ,
Thương hải hoành lưu khước thị thùy?
Thán tích thế vô Đào Tạ thủ,
Chỉ ưng tụng đắc lão phu thi. Nguyễn Miên Thẩm, Thương Sơn thi tập, quyển 27, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/4.
(Miên Thẩm, Phê tuyển Thẩm Quy Ngu thi tập)
(Bọn Viên Mai, Vương Văn Trị, Triệu Dực, Lý Điệu Nguyên đua nhau tìm kiếm sự mới mẻ kỳ lạ trong thơ;
Bậc đại gia có ảnh hưởng lớn trong làng thơ hiện nay là ai?
Than tiếc đời nay không có bậc cự phách như Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận;
Đành phải đọc thơ của lão phu họ Thẩm này mà thôi.)
Bài thứ ba trong chùm thơ Hý đề Viên Mai Tiểu Thương Sơn phòng thi tập tam thủ của Miên Thẩm viết:
Văn nhân ngạo tịch lệ tương khinh,
Hủy dự đô vong các tính tình.
Đãn hữu thiên thu công luận tại,
Nhậm khanh quân ngã ngã khanh khanh. Nguyễn Miên Thẩm, Thương Sơn thi tập, quyển 51, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/7.
(Văn nhân xưa nay vốn có tật chê bai khích bác lẫn nhau,
Trong khi sỉ vả hạ thấp danh dự của nhau, người ta quên mất văn chương xét cho cùng chỉ là tư tưởng tình cảm trong lòng mỗi người bộc lộ ra mà thôi.
Duy chỉ có cán cân thời gian,
Mới có thể giải quyết được những tranh luận kiểu anh anh tôi tôi.)
Trong Thương Sơn thi thoại, Miên Thẩm viết:
Cái mới của thơ nhiều khi chỉ cần đem lời của cổ nhân sửa lại vài chữ mà thành hay. Bọn Viên Mai, Triệu Dực không biết như vậy, lại chuyên tìm tòi tục sự, những chuyện vặt vãnh mà người đời không thèm để mắt tới, rồi tự khoe khoang với nhau cho là hay. Những điều này không phải người xưa chưa nói đến, mà do ghét sự thô lậu của nó mà không nói đó thôi. Nguyễn Miên Thẩm, Thương Sơn thi thoại, bản viết tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHv.105.
Là người chủ trương tiếp nhận và truyền bá thuyết Thần vận, một lý thuyết vốn xem trọng tính điển nhã của văn chương, thế nên những phê bình của Miên Thẩm chủ yếu xuất phát từ tiêu chuẩn này. Ngoài ra, ông còn nhìn ra đặc trưng “hiếu đấu” mà ông gọi là “văn nhân tương khinh” trong tính cách của Viên Mai. Điều này ngay cả Miên Tuấn, một người hết sức tôn sùng quan điểm thi học của Viên Mai cũng phải tán đồng khi ông viết: “Văn nhân hà khổ thiện tương khinh Nguyễn Miên Tuấn soạn, Nhã Đường thi tập, bản khắc in, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb.7.
” (Văn nhân tại sao lại cứ phải khổ bởi việc khinh nhau); thậm chí ông còn cho rằng, Viên Mai chẳng qua chỉ là chú ngựa non thiếu kinh nghiệm nên háu đá khi viết: “Tiếu vấn viên câu hà xứ tầm Nguyễn Miên Tuấn soạn, Nhã Đường thi tập, bản khắc in, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb.7.
” (Cười hỏi ngựa non háu đá biết tìm đâu).
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở tình hình tiếp nhận thuyết Tính linh của Viên Mai ở Việt Nam và Nhật Bản, có thể nêu ra một số điểm đáng chú ý như sau:
Về thời điểm tiếp nhận, tuy Việt Nam không có thời điểm tiếp nhận cụ thể như Nhật Bản, nhưng do bối cảnh lịch sử đặc biệt, nổi bật là phong trào di dân ồ ạt từ các tỉnh vùng Hoa Nam Trung Quốc sang Việt Nam giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, có nhiều khả năng và chứng cứ cho phép suy đoán, thuyết Tính linh của Viên Mai truyền vào Việt Nam trước Nhật Bản.
Về mục đích tiếp nhận, nếu như các nhà thơ Nhật Bản mượn quan điểm thi học “chiết trung” của Viên Mai để phản đối xu hướng lập “môn hộ”, trọng thơ Đường hoặc trọng thơ Tống, thì các nhà thơ Việt Nam tiếp nhận thuyết Tính linh chủ yếu với mục tiêu biểu đạt tính tình, hay ít nhất là cải tiến lối thơ lý học Trình Chu đã ngự trị trên thi đàn Việt Nam rất nhiều thế kỷ trước đó. Bởi mục tiêu này, mà tầm ảnh hưởng của thuyết Tinh linh của Viên Mai ở Việt Nam sâu rộng và lâu dài hơn nhiều so với ở Nhật Bản, thế nhưng trong quá trình tiếp nhận, các nhà Việt Nam thường chỉ nhắc đến một vài chủ trương cơ bản trong nội hàm Tính linh của Viên Mai, chứ chưa đi vào sâu phân tích, phê bình nội hàm của Tính linh, riêng về điều này, các nhà thơ Nhật Bản đã làm được. Ngoài ra, chủ trương thi học “ngã tự vị ngã” của Nhật Bản nảy sinh trên cơ sở cuộc tranh luận giữa thơ Đường và thơ Tống, còn chủ trương “ngã dụng ngã pháp” của Việt Nam sản sinh trên cơ sở tranh luận giữa tiếp nhận Lý Đỗ của thuyết Cách điệu và tiếp nhận Vương Mạnh của thuyết Thần vận.
Về thái độ tiếp nhận, cùng với việc ca ngợi những ưu điểm trong lý luận thi học của Viên Mai, thi nhân cả hai nước đều chỉ ra những bất cập trong hệ thống lý luận đó, nhưng ở khía cạnh này, các nhà thơ Nhật Bản có phần thẳng thắn và khắt khe hơn.
Tóm lại, tiếp nhận lý thuyết văn học là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp, để làm rõ những vấn đề này, rất cần có sự phối hợp nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều thế hệ học giả trong và ngoài nước. Bài viết của chúng tôi do hạn chế bởi số trang viết của một báo cáo, nên có nhiều vấn đề đặc biệt quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh trong văn học Việt Nam chưa được khai triển thật cụ thể, ngoài ra bài viết chắc chắn còn rất nhiều điểm bất cập, rất mong nhận được sự chỉ giáo của Quý vị thức giả gần xa.
SO SÁNH QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THUYẾT
TÍNH LINH CỦA VIÊN MAI Ở NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
Tóm tắt: Thuyết Tính linh của Viên Mai thịnh hành ở Trung Quốc khoảng giai đoạn nửa cuối thế kỷ 18. Thuyết này sau khi ra đời không chỉ có ảnh hưởng cực lớn đến thi đàn Trung Quốc, lý luận thơ ca Trung Quốc, ví như việc công kích chủ trương phục cổ, thi giáo của Thẩm Đức Tiềm, phản đối chủ trương đem khảo cứu vào thơ của Uông Phương Cương, đem lại cho thơ ca và lý luận thơ ca Trung Quốc sự phát triển lành mạnh, mà còn ảnh hưởng lan rộng sang các nước lân bang, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang không ngừng diễn ra và có những ảnh hưởng sâu rộng vào mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, chúng tôi cho rằng, việc chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong quá trình tiếp nhận thuyết Tính linh ở Hàn Quốc và Việt Nam là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Bài viết này chính tập trung giải quyết những vấn đề nêu trên.
Từ khóa: Thuyết Tính linh Viên Mai thơ ca Nhật Bản thơ ca Hàn Quốc thơ ca Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_tinh_linh_o_nhat_ban_han_quoc_viet_nam_6327.doc