Làm rõ các vấn đề sau:
1. NT Tập quyền là gì? NT Phân quyền là gì?
Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người
hoặc một cơ quan nào đó.
Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho
các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối
hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu So sánh nguyên tắc tập quyền trong nhà nước XHCN và nguyên tắc phân quyền trong nhà nước tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH NGUYÊN TẮC TẬP QUYỀN TRONG NHÀ NƯỚC XHCN VÀ
NGUYÊN TẮC PHÂN QUYỀN TRONG NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Làm rõ các vấn đề sau:
1. NT Tập quyền là gì? NT Phân quyền là gì?
Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người
hoặc một cơ quan nào đó.
Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho
các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối
hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước.
2. Ưu nhược điểm của NTTQ và NTPQ:
NTTQ:
Ưu điểm:
+ Bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán.
+ Các hoạt động, đường lối, chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương
đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan.
Nhược điểm:
+ Tập quyền dẫn đến chuyên chế, duy ý chí, độc tài.
+ Lạm dụng quyền lực, quan liêu
NTPQ:
Ưu điểm:
+ Tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước.
+ Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý.
Nhược điểm:
+ Dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm
giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước.
+ Giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước.
3. So sánh nguyên tắc tập quyền trong nhà nước xhcn và nguyên tắc phân quyền
trong nhà nước tư sản:
Tập quyền XHCN:
+ Quyền lực tập trung vào tay nhân dân thông qua Quốc Hội có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền ( Quyền lực tập trung
thống nhất )
+ Quốc hội nắm quyền lực tối cao
+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ hành pháp
+ Toà án là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ tư pháp
Phân Quyền TBCN
+ Quyền lực được phân chia cho 3 cơ quan ( Quyền lực ngăn cản quyền lực )
+Quốc hội : Quyền Lập Pháp
+ Chính phủ : Quyền Hành Pháp
+ Toà Án : QuyềnTư Pháp
+ Tòa án tối cao thực hiện Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp, có hiệu lực
đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, ( công tố, bảo vệ
hiến pháp )
4. Tập quyền hay phân quyền ở VN:
Nếu thực sự thống nhất với nhau rằng Nhà nước của chúng ta phải là “Nhà nước
của dân, do dân, vì dân” thì việc tổ chức nhà nước ra sao, nhân dân phải được bàn
và phải được quyết định.
Những nguyên tắc tổ chức nhà nước phải được quy định trong Hiến pháp và vì thế
việc nhân dân phải được quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp là điều cần
thiết.
Cần có một tổ chức để làm công việc biên soạn và tổ chức thảo luận và xin phúc
quyết của dân. Thảo luận phải là thảo luận rộng rãi, công khai, người dân phải
được tham gia vào các cuộc thảo luận đó và cần một khoảng thời gian đủ cho thảo
luận. Đấy thường là công việc của Quốc hội lập hiến. Cuối cùng người dân phải
quyết định bằng cách trực tiếp thông qua Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân
ý. Khi Hiến pháp được nhân dân thông qua thì quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ.
Trong suốt lịch sử của mình cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ có
quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp. Vì thế “nhà nước của dân, do dân và
vì dân” vẫn là mục tiêu cao cả cần đạt tới.
Tập quyền và phân quyền là hai trong số các khái niệm liên quan đến tổ chức nhà
nước mà Hiến pháp phải quy định.
Tập quyền thường dẫn đến chuyên chế, lạm dụng quyền lực, tha hóa. Đấy không
còn là cách tổ chức của các nhà nước pháp quyền hiện đại.
Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho
các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối
hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực nhà nước.
Thường người ta phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các nhà
nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cách này. Đấy là một
thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách
hữu hiệu hơn về tổ chức nhà nước.
Cách tổ chức nhà nước của chúng ta hiện nay về cơ bản là cách tổ chức tập quyền.
Cần có nỗ lực lớn để chuyển theo hướng chung của các nước văn minh. Cần có
những chuẩn bị, thảo luận mang tính xây dựng cho việc chuyển đổi này, vì thiếu
nó Việt Nam sẽ không thể trở thành một nước hiện đại “dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ công bằng và văn minh”. Đấy là một việc cần tiến hành càng sớm,
càng sâu rộng càng tốt trên tinh thần xây dựng.
KL: Nhà nước hiện hành ở Việt Nam vẫn mang tính tập quyền cao (cả ở mức phân
quyền, giám sát và kiềm chế quyền lực của các định chế khác nhau về mặt lập
pháp, tư pháp và hành pháp, lẫn trong quan hệ trung ương - địa phương), cần có sự
thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Và điều cốt yếu là người dân phải có
quyền tham gia, thảo luận và quyết định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96_6813.pdf