So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản

Bài viết so sánh về chuẩn năng lực giáo viên; phương thức và mô hình đào tạo; thời

gian đào tạo và thực tập sư phạm; văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo giáo viên tại

các nước Anh, Canada và Nhật Bản trên cơ sở bối cảnh và yêu cầu phát triển giáo

viên tại mỗi nước. Từ đó bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên

tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở một, hai hoặc cả ba cấp học của giáo dục phổ thông. Như vậy, nếu như nước Anh làm cho các thí sinh hiểu rõ về nghề dạy học trước khi tuyển sinh vào đào tạo giáo viên thì Canada lại đưa ra các yêu cầu chặt chẽ cho thí sinh được tuyển, trong khi đó Nhật Bản tương đối nới lỏng yêu cầu đầu vào nhưng thắt chặt công tác tuyển dụng người tốt nghiệp làm giáo viên. 92 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Trong các Chương trình cấp Chứng chỉ sau đại học về giáo dục, chương trình đào tạo giáo viên THPT chủ yếu của nước Anh, giáo sinh có 18 – 24 tuần tại trường trung học. Tại đây, họ sử dụng hai tuần đầu tiên để làm quen với nghề dạy học, các tuần còn lại mỗi tuần giáo sinh thực hành 4 ngày ở trường phổ thông và 1 ngày ở trường đại học để xem lại việc giảng dạy và các tiết đã dạy. Tại Canada, thời gian thực tập dao động từ 8 đến 22 tuần. Trong chương trình đào tạo giáo viên tập trung trong 2 năm tại Trường Đại học Ottawa, người học được bố trí thực tập tại hai trường phổ thông trong thời gian từ 80 đến 90 ngày. Bên cạnh đó họ cũng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng (ví dụ tại các nhà bảo tàng, các vị trí quốc tế, các cơ sở giáo dục trẻ sớm) nhằm mở rộng hoạt động học tập bên ngoài lớp học. Bang Quebec có thời gian thực tập dài nhất, trong khi bang Ontario có chương trình thực tập ngắn nhất, chỉ có 40 ngày thực tập giảng dạy. Thời gian thực tập ở Nhật Bản tương đối ngắn, chỉ trong bốn tuần, và giáo sinh có thể trở về trường THPT đã học để tiến hành thực tập. Cũng như ở Canada, giáo sinh ngoài việc kiến tập, thực tập tại trường phổ thông còn được yêu cầu tham gia trải nghiệm thực tế trong các sinh hoạt văn hóa của địa phương, tham gia các hoạt động từ thiện, trải nghiệm tại các cơ sở phúc lợi xã hội để phát triển các kỹ năng xã hội và thái độ. Để bổ sung cho việc thực tập, Nhật Bản đã bổ sung vào chương trình 2 tín chỉ semina thực tiễn giáo dục nhà trường, được giảng dạy vào học kỳ cuối cùng, khi sinh viên đã hoàn thành việc thực tập sư phạm. Những điểm chính của mô hình đào tạo giáo viên ở cả ba nước được trình bày trong bảng 4. Bảng 4: Phương thức, mô hình đào tạo giáo viên tại các nước Anh Canada Nhật Bản Đào tạo tại trường đại học (đa ngành) 1. Đào tạo cử nhân Giáo dục và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn. 2. Đào tạo cử nhân khoa học và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn cho sinh viên. 3. Đào tạo cấp chứng chỉ sau đại học về giáo dục cho các cử nhân khoa học. 1. Đào tạo cử nhân Giáo dục 2. Đào tạo cử nhân Giáo dục đồng thời với cử nhân khoa học hoặc thạc sỹ một số chuyên ngành. 3. Đào tạo cử nhân Giáo dục cho các cử nhân khoa học. Đào tạo để nhận chứng chỉ dạy học cùng với văn bằng cử nhân khoa học. Đầu vào (tương ứng với thứ tự ở trên) 1. Người tốt nghiệp THPT. 2. Sinh viên. 3. Cử nhân. 1. Người tốt nghiệp THPT. 2. Sinh viên / học viên cao học (chuyên ngành Nghệ thuật, Giáo dục, Nghiên cứu trẻ em). 3. Cử nhân. Sinh viên. 93Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Anh Canada Nhật Bản Thời gian đào tạo (tương ứng với thứ tự ở trên) 1. 3 – 4 hoặc 4 – 6 năm; 2. 3 – 4 hoặc 4 – 6 năm (Tùy theo học toàn thời gian hay bán thời gian); 3. 1 - 2 năm 1. 3 – 4 năm 2. 4 – 6 năm. (Tùy theo học toàn thời gian hay bán thời gian). 3. 8 tháng – 2 năm (tùy theo trường đại học) 4 năm Thời gian thực tập 18 – 24 tuần (cho chương trình đào tạo cấp chứng chỉ sau đại học). 8 – 22 tuần, tùy theobang. 1 tháng. Đào tạo ngoài trường đại học - Đào tạo chủ yếu tại trường phổ thông. - Đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng. Không có. Không có Văn bằng và chứng chỉ Văn bằng cử nhân và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn (QTS). Văn bằng cử nhân Giáo dục và Giấy phép dạy học (chính quyền bang cấp). Văn bằng cử nhân khoa học và Giấy phép dạy học (Hội đồng Giáo dục tỉnh cấp). 4. Kết luận Các nước Anh, Canada và Nhật Bản có các mô hình đào tạo giáo viên nhằm đào tạo được những giáo viên có kiến thức ở trình độ cao, luôn cập nhật, có khả năng nâng cấp trình độ kiến thức và chuyên môn, nhằm giúp học sinh nước mình có được kết quả học tập tốt và chuẩn bị đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong thế kỷ 21. Tài liệu tham khảo 1. S.M. Gough, “Đào tạo giáo viên tại Vương quốc Anh”. Trong Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên THPT và TCCN ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 2. N. Kato và R.Sugiyama, “Đào tạo giáo viên tại Nhật Bản”, Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm. NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 3. Mai Quang Huy, “Những thay đổi trong đào tạo giáo viên tại Nhật Bản”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục, Vol. 30, No. 1, 2014, (Trang 43 – 51). 4. Mai Quang Huy, “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng đội ngũ giáo viên”, Kỷ yếu “Hội thảo Giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017. 5. Mai Quang Huy, “Những thay đổi trong đào tạo giáo viên ở Canada”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 2 năm 2018, (Trang 64 – 68). 94 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 6. G. Beauchamp, L. Clarke, M. Hulme & J. Murray, “Teacher Education in the United Kingdom Post Devolution: convergences and divergences”. https://www.researchgate.net/publication/273454370_Teacher_education_in_the_ United_Kingdom_post_devolution_convergences_and_divergences 7. M. Gambhir, K. Broad, M. Evans and J. Gaskell, Characterizing Initial Teacher Education in Canada: Themes and Issues, University of Toronto, 2008. 8. Governement of Quebec, Ministry of Education, Teacher Training: Orientations, Professional Competences, Quebec, 2001. 9. T. Numano, “Teacher Training and Certificate System”, 2010. Japan_file. 10. N. Pachler, “Some Reflections of Teacher Education”, Report of International Symposium at Chiba University: Heading toward a New Direction in Teacher Education of the Global Age: Enhancement of Preservice Teacher’s Professionalism. Chiba, 2013. 11. A. Schleicher, Preparing Teachers and Developing School Leaders for the 21st Century: Lessons from around the world, OECD, 2012. 12. UK Department of Education, “The Importance of Teaching: The Schools White Paper 2010”. https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/ attachment_data/file/175429/CM-7980.pdf. 13. UK Department for Education, “Teachers’ Standards Guidance for school leaders, school staff and governing bodies”, July 2011 (introduction updated June 2013). 14. J. Young and K. Boyd, “More Than Servants of the State? The Governance of Initial Teacher Preparation in Canada in an Era of School Reform”. The Alberta Journal of Educational Research Vol. 56, No. 1, Spring 2010, 1-18. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao, “Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, Hình thành hệ thống giáo dục phổ cập cho thời đại mới”, 2005. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, “Về hệ thống đào tạo giáo viên và cấp phép dạy học trong tương lai”, 2005. 17. Tomatsu T., Cải cách đào tạo giáo viên với tư cách là một bộ phận của cải cách giáo dục đại học, Viện Nghiên cứu Chính sách giáo dục quốc gia Nhật Bản, Tokyo, 2012. 18. Hội đồng Giáo dục Trung ương Nhật Bản, “Về các phương sách tổng hợp nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên trong suốt cuộc đời dạy học”, 2012. 08/30/1325094_1.pdf.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_mo_hinh_dao_tao_giao_vien_trung_hoc_o_anh_canada_va.pdf
Tài liệu liên quan