Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn, hiệu quả và ưu nhược điểm của mặt nạ thanh quản Proseal so với phương
pháp đặt nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cấp cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, phân tích, can thiệp lâm sàng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
160 bệnh nhân chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên gây mê mặt nạ thanh quản Proseal và gây mê nội khí quản.Thu
thập các số liệu: tuổi, giới tính, chỉ số BMI, các bệnh kèm theo, tỷ lệ đặt thành công, mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2,
áp lực đường thở cùng với các tai biến, biến chứng trong quá trình gây mê và sau mổ.
Kết quả: Tỷ lệ đặt thành công 100%(lần đầu 90,90%, lần hai 9,10%), thời gian đặt trung bình 26,05 giây.
Các nghiệm pháp xác định vị trí phát hiện đặt sai 6 trường hợp và tất cả điều chỉnh thành công. Không khác biệt
về hiệu quả thông khí giữa 2 nhóm. Nhóm mặt nạ thanh quản Proseal ổn định huyết động hơn nhóm nội khí quản
nhất là giai đoạn đặt và rút dụng cụ. Không trường hợp xảy ra trào ngược và hít sặc. Không ghi nhận các tai biến
biến chứng liên quan đến các nhóm nghiên cứu.
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu So sánh hiệu quả mặt nạ thanh quản proseal và nội khí quản trong gây mê phẫu thuật cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước khi bơm nhưng nằm
trong giới hạn cho phép, kết quả này cũng tương
tự với các tác giả khác(7,17).
Sp02 giữa hai nhóm PLMA: 98,6 ± 0,7% và
nhóm NKQ: 98,8 ± 0,9%, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P > 0,05 (bảng 7). SpO2 luôn
luôn dao động từ 98% đến 100%, chỉ riêng tại
thời điểm sau khi rút 1 phút SpO2 có thấp hơn,
nhưng nằm trong giới hạn cho phép > 95%.
Nhưng sau rút 5 phút thì SpO2 của 2 nhóm trở về
bình thường PLMA cao hơn nhóm NKQ một ít,
do sau rút thì nhóm PLMA ít kích thích vùng
vẫy hơn, nên thở tốt hơn. Kết quả này cũng
tương tự với Maltby(13). Như vậy cho thấy hiệu
quả thông khí của PLMA và NKQ là như nhau.
EtCO2 giữa hai nhóm PLMA và NKQ khác
biệt nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0.05.
Tuy nhiên sau bơm thán khí, EtCO2 của cả 2
nhóm tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước
khi bơm hơi. Sự giảm trao đổi khí trong quá
trình gây mê cũng là 1 yếu tố làm ưu thán. Vì
vậy thông khí kiểm soát với áp lực dương có thể
cải thiện phần nào tình trạng này. Theo nghiên
cứu của Dubecz S Jr và cộng sự(6) bệnh nhân cắt
túi mật nội soi có bơm thán khí không có tiền sử
tim mạch và hô hấp thì thấy có tăng EtCO2 sau
khi bơm thán khí vào ổ bụng, và tác giả cũng cho
rằng nên tăng thông khí để ngăn ngừa tình trạng
ưu thán. Tuy nhiên tác giả không đề cập cụ thể
tăng bao nhiêu để bù trừ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi bệnh nhân được thông khí kiểm soát,
thể tích khí lưu thông tăng từ 10ml/kg/phút lên
đến 12ml/kg/phút vì thế EtCO2 dao động trong
khoảng 30-40 mmHg.
Tai biến, biến chứng
Trào ngược và hít sặc là một biến chứng rất
nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng
người bệnh, đây là vấn đề mà nhiều tác giả và
các nhà gây mê quan tâm đến. Theo thống kê
của Brimacombe và Brain vào năm 1996 nhận
thấy tỷ lệ hít sặc liên quan tới gây mê toàn diện
là 1.4 – 1.6/10000, trong số này tỷ lệ tử vong xấp
xỉ 5%, một nghiên cứu khác trên 215488 bệnh
nhân gây mê toàn diện (không dùng LMA cổ
điển) nhận thấy tỷ lệ hít sặc chiếm 11/10000 ở
nhóm phẫu thuật cấp cứu, 2.6/10000 ở nhóm
phẫu thuật theo kế hoạch như vậy cho chúng ta
thấy tỷ lệ hít sặc ở bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu
cao gấp 4 lần so với phẫu thuật theo kế hoạch.
Theo tổng kết của Brimacombe, Keller(9) cho thấy
trên 150 triệu bệnh nhân có dùng LMA cổ điển
thì tỷ lệ trào ngược là 0,02% trong số đó tỷ lệ tử
vong là 5%, theo Cook(5) tỷ lệ trào ngược đối với
LMA cổ điển là từ 1-4/11.000, còn P-LMA là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 239
1/200.000 – 2/200.000. Như vậy qua thống kê của
các tác giả trên cho thấy tỷ lệ viêm phổi hít thấp,
nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm trong
gây mê. Trong nghiên cứu của chúng tôi không
phát hiện trường hợp nào trào ngược hay hít sặc
qua phương pháp đo pH mặt nạ thanh quản và
theo dõi các dấu hiệu lâm sàng. Điều này có lẽ
thứ nhất là do chúng tôi chọn mẫu rất kĩ lưỡng,
tất cả bệnh nhân đều phải nhịn ăn uống > 6 giờ
và không có thêm yếu tố nguy cơ trào ngược
như: mang thai, tắc ruột, tiền căn trào ngược dạ
dày thực quản, thoát vị hoành, Vả lại chúng tôi
rất thận trọng trong việc xác định đúng vị trí mặt
nạ thanh quản sau khi đặt.
Tổn thương niêm mạc chảy máu khi dùng
PLMA trong nghiên cứu của Brimacombe và
Kihara(10) là 10,2% trong khi của chúng tôi là 5/80
(6,3%) nhiều hơn so với nhóm nội khí quản 4/80
(5,0%) (bảng 8). Tuy nhiên các trường hợp này
đều là do đặt đi đặt lại nhiều lần. Do đó tai biến
này sẽ giảm dần khi kỹ thuật thành thạo
Kích thích vùng vẫy khi rút dụng cụ: so với
nội khí quản tỷ lệ kích thích 100% trước khi rút
dụng cụ thì ở nhóm PLMA chỉ có 11,3% (bảng 8).
Điều này cho thấy đặt mặt nạ thanh quản hồi
tỉnh êm ái hơn rất nhiều so với đặt nội khí quản
là điều không thể chối cãi được.
Đau họng là biến chứng thường gặp sau gây
mê có thể là do tổn thương niêm mạc lúc đặt
dụng cụ, hoặc do bóng hơi chèn ép lên niêm
mạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau họng
ở nhóm P-LMA là 5/80 (6,3%), nhóm NKQ là
31/80 (38,8%) (bảng 8). Higgins(8) gặp trong nhóm
P-LMA 23/69 (33,33%), nhóm NKQ 37/69
(53,62%). Kết quả của chúng tôi và của Higgins
cho thấy tỷ lệ đau họng ở nhóm NKQ cao hơn
nhiều với p<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Khàn tiếng trong gây mê là do dây thanh
âm bị phù nề hoặc tổn thương lúc đặt NKQ
hoặc mặt nạ thanh quản(17). Khàn tiếng cũng có
thể là do bơm bóng hơi căng quá gây nên
thiếu máu niêm mạc và vùng dây thanh âm bị
chèn ép hoặc do kỹ thuật đặt thô bạo, thường
gặp trong nhóm đặt NKQ là chính do tác động
trực tiếp. Trong nghiên cứu của chúng tôi
khàn tiếng sau phẫu thuật ở nhóm đặt NKQ là
7 trường hợp (bảng 8) gồm 3 khàn tiếng nhẹ
(24 giờ sau hết khàn), 4 khàn tiếng vừa (khi
xuất viện vẫn còn khàn tiếng nhưng có đỡ
hơn), còn ở nhóm đặt P-LMA thì không có
trường hợp khàn tiếng (0%), kết quả này cũng
tương tự tác giả Lê Tuyên Hồng Dương(11).
KẾT LUẬN
Trong phẫu thuật cấp cứu, thường bệnh
nhân nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng, sốc
nhiễm trùng hay thiếu khối lượng tuần hoàn, rất
dễ đưa đến các biến chứng về tim mạch, hô hấp,
rối loạn đông máu, suy chức năng gan, thận
Điều này cũng chính là thách thức cho những
người làm công tác gây mê hồi sức phải nắm
vững, tuân thủ những nguyên tắc căn bản, chọn
lựa phương pháp vô cảm hợp lý, dùng những
dược chất thích hợp cho từng loại bệnh lý, ít làm
xáo trộn chức năng sinh lý của các cơ quan.
Qua nghiên cứu sử dụng mặt nạ Proseal
trong phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, chúng tôi
rút ra được những kết luận sau: Kỹ thuật đặt mặt
nạ thanh quản Proseal đơn giản, dễ thực hiện,
thời gian đặt nhanh và có tỷ lệ thành công cao;
Phương pháp gây mê toàn diện qua mặt nạ
thanh quản Proseal đạt hiệu quả thông khí tốt
như phương pháp đặt nội khí quản; Ổn định
huyết động hơn ở nhóm đặt mặt nạ thanh quản
so với đặt nội khí quản; Rất ít xảy ra trào ngược,
hít sặc; Giảm các tai biến biến chứng trong và
sau phẫu thuật hơn so với đặt nội khí quản; Chất
lượng hồi tỉnh tốt vì thế bệnh nhân dễ chấp nhận
hơn so với nội khí quản. Như vậy, phương pháp
gây mê toàn diện qua mặt nạ thanh quản Proseal
có tính an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật cấp
cứu nếu chúng ta tôn trọng đúng nguyên tắc
trong gây mê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel El-Ganzouri, Michail N Avramov, Stefan Budac, Mario
Moric and Kenneth J Tuman (2003). "Proseal laryngeal mask
airway versus endotracheal tube: ease of insertion,
hemodynamic responses and emergence characteristics".
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 240
Anesthesiology; 99, A571
2. Archie Brain IJ. et al (1997). "History and Physiological
implication. The Laryngeal Mask Airway." WB Sauders
Company Limited, pp2-34
3. Brimacombe J (2004). "LMA-Proseal an analysis of current
knowledge and a complete practical guide". The Laryngeal
Mask Company Limited: pp 2-104
4. Brimacombe J, Keller C, Judd DV. (2004). "Gum elastic bougie-
guided insertion of the ProSeal laryngeal mask airway is
superior to the digital and introducer tool techniques".
Anesthesiology; 100 (1): pp 25-29
5. Cook TM, Lee G, Nolan JP. (2005). "The ProSeal laryngeal
mask airway: a review of the literature". Can J Anaesth; 52 (7):
pp 739-760.
6. Dubecz S Jr, Pianim N, Se-Yuan L, Klein S, Bongard F. (1992).
"Laparoscopic surgery with carbon dioxide insufflation causes
respiratory acidosis". Acta Chir Hung; 33 (1-2): pp 93-100
7. Fabregat-López J, Garcia-Rojo B, Cook TM. (2008). "A case
series of the use of the ProSeal laryngeal mask airway in
emergency lower abdominal surgery". Anaesthesia; 63 (9): pp
967-971
8. Higgins PP, Chung F, Mezei G. (2002). "Postoperative sore
throat after ambulatory surgery". Br J Anaesth; 88 (4): pp 582-
584
9. Keller C, Brimacombe J, Bittersohl J, Lirk P, von Goedecke A
(2004). "Aspiration and the laryngeal mask airway: three cases
and a review of the literature". Br J Anaesth; 93 (4): pp 579-582
10. Kihara S, Brimacombe JR, Yaguchi Y, Taguchi N, Watanabe S
(2004). "A comparison of sex- and weight-based ProSeal
laryngeal mask size selection criteria: a randomized study of
healthy anesthetized, paralyzed adult patients".
Anesthesiology; 101 (2): pp 340-343
11. Lê Tuyên Hồng Dương, Nguyễn Hữu Tú (2006). “Liên quan
giữa cỡ ống nội khí quản với biến chứng đau họng và khàn
tiếng sau mổ”. Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội
nghị gây mê toàn quốc Hải Phòng 11/2006: tr 161.
12. Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Thế Hưng (2006). “Phẫu thuật nội soi
điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”. Y học TP. Hồ Chí Minh,
10(1): pp 430-434.
13. Maltby JR, Beriault MT, Watson NC, Liepert D, Fick GH
(2002). "The LMA-ProSeal is an effective alternative to tracheal
intubation for laparoscopic cholecystectomy". Can J Anaesth;
49 (8): pp 857-862
14. Nguyễn Văn Chừng (2004). "Gây mê hồi sức để mổ nội soi ổ
bụng". Trong: Gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Y Học: 141-148.
15. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Sách, Trương Triều Phong
(2009). "Đánh giá hiệu quả mặt nạ thanh quản Proseal trong
phẫu thuật cấp cứu". Y học Thành Phố Hồ Chí Minh; 13 (1):
461-467.
16. Oczenski W et al (1999). "Hemodynamic and catecholamine
stress responses to insertion of the combitube, laryngeal mask
airway or tracheal intubation". Anesth Analg; 88: pp 1389-
1394.
17. Sakles JC, Laurin EG, Rantapaa AA, Panacek EA (1998).
Airway management in the emergency department: a one –
year study of 610 tracheal intubations. J Emerg Med, 3: 325 –
332.
18. Takahashi S, Mizutani T, Miyabe M and Toyooka H (2002).
"Hemodynamic responses to tracheal intubation with
laryngoscope versus lightwand intubating device (Trachlight)
in adults with normal airway". Anesth Analg; 95 (2): pp 480-
484.
Ngày nhận bài báo: 05/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 232_240_5663.pdf