Đặt vấn đề: Glucid là thành phần chính gây tăng glucose huyết và triglycerid huyết sau ăn. Sự gia tăng
glucose huyết sau ăn và dao động glucose huyết trong ngày được xem là nguyên nhân gây nên những biến
chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.
Mục tiêu: So sánh mức tăng glucose huyết và tải carbohydrate (được đánh giá qua tình trạng tăng
triglyceride) sau ăn giữa các sản phẩm tùy chọn như bún, miến và gạo thông thường.
Phương pháp:Thử nghiệm lâm sàng có can thiệp trên 108 đối tượng tình nguyện không bị đái tháo đường.
Kết quả: Glucose huyết hai giờ sau ăn chế độ ăn miến và bún khô thấp hơn glucose huyết hai giờ sau ăn chế
độ ăn với cơm nấu từ gạo thông thường có ý nghĩa thống kê. Chế độ ăn với bún khô ít gây tăng glucose huyết
sau ăn nhất. Nồng độ C‐peptide sau ăn với chế độ ăn bún và miến khô thấp hơn nồng độ C‐peptide với chế độ ăn
cơm nấu bằng gạo thông thường.
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu So sánh glucose huyết, c‐peptide và bilan lipid trước và sau ăn bún miến trên người tình nguyện khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 464
SO SÁNH GLUCOSE HUYẾT, C‐PEPTIDE VÀ BILAN LIPID TRƯỚC VÀ SAU
ĂN BÚN MIẾN TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH
Nguyễn Viết Quỳnh Thư*, Trần Ngọc Minh**, Lê Huy Hùng*, Lâm Vĩnh Niên**, Trần Quang Khánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Glucid là thành phần chính gây tăng glucose huyết và triglycerid huyết sau ăn. Sự gia tăng
glucose huyết sau ăn và dao động glucose huyết trong ngày được xem là nguyên nhân gây nên những biến
chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.
Mục tiêu: So sánh mức tăng glucose huyết và tải carbohydrate (được đánh giá qua tình trạng tăng
triglyceride) sau ăn giữa các sản phẩm tùy chọn như bún, miến và gạo thông thường.
Phương pháp:Thử nghiệm lâm sàng có can thiệp trên 108 đối tượng tình nguyện không bị đái tháo đường.
Kết quả: Glucose huyết hai giờ sau ăn chế độ ăn miến và bún khô thấp hơn glucose huyết hai giờ sau ăn chế
độ ăn với cơm nấu từ gạo thông thường có ý nghĩa thống kê. Chế độ ăn với bún khô ít gây tăng glucose huyết
sau ăn nhất. Nồng độ C‐peptide sau ăn với chế độ ăn bún và miến khô thấp hơn nồng độ C‐peptide với chế độ ăn
cơm nấu bằng gạo thông thường.
Kết luận: miến và bún khô có thể góp phần đa dạng hóa chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường và giúp
giảm tình trạng tăng glucose huyết sau ăn.
Từ khoá: Glucose huyết, C‐peptide, bilan lipid, đái tháo đường, bún miến.
ABSTRACT
COMPARISION OF BLOOD GLUCOSE, C‐PEPTIDE AND LIPID PROFILE
ON HEALTHY VOLUNTEERS BEFORE AND AFTER CONSUMING COMMON RICE
AND VERMICELLI OR RICE NOODLE
Nguyen Viet Quynh Thu, Tran Ngoc Minh, Le Huy Hung, Lam Vinh Nien, Tran Quang Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 464 ‐ 467
Background: Carbohydrates are the major contributor to the rise of postprandial blood glucose and
triglyceride levels. Blood glucose levels after meal and fluctuations of blood glucose have been reported to induce
chronic complications of diabetes.
Objective and method: We conducted this research to compare the rise of blood glucose levels and
carbohydrate loads (evaluated by the rise of blood triglyceride levels) before and after meals with common rice and
rice noodle or vermicelli. A total of 108 participants volunteered into the trial.
Result: Postprandial blood glucose levels after meals with vermicelli and rice noodle were significantly lower
than those with common rice. The most modest increase in postprandial blood glucose levels was found in
subjects with rice noodle. C‐peptide levels were lower after meals with rice noodle and vermicelli and rice noodle
compared with normal rice.
Conclusion: Vermicelli and rice noodle can be applied in diabetic diets to restrict the rise of postprandial
blood glucose.
Keywords: blood glucose, C‐peptide, lipid profile, diabetes, vermicelli, rice noodle.
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ** Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư ĐT: 0988802216 Email: bsquynhthu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nội tiết 465
MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng là một thành tố không thể thiếu
trong điều trị bệnh đái tháo đường. Trong khẩu
phần dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo
đường, lượng glucid thường chiếm khoảng 50‐
55% tổng nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên glucid lại là
thành phần chính gây tăng glucose huyết và
triclycerid sau ăn. Sự gia tăng glucose huyết sau
ăn và dao động glucose huyết trong ngày lại
được xem là nguyên nhân gây nên những biến
chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường thông
qua quá trình sản xuất ra các gốc tự do(1). Do đó,
việc thay đổi chất lượng và thành phần glucid
cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong
bữa ăn hằng ngày. Tại Á châu nói chung và Việt
Nam nói riêng, gạo và các sản phẩm chế biến từ
gạo vẫn được xem là nền tảng trong chế độ dinh
dưỡng. Nhằm mục đích làm giảm tình trạng
tăng glucose và triglyceride huyết sau ăn, nhiều
loại gạo khác nhau (ví dụ gạo lứt) cũng đã được
khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn của bệnh
nhân đái tháo đường như một lựa chọn thay thế
cho gạo thông thường(2,3). Để góp phần đa dạng
hóa sự lựa chọn cho bệnh nhân, nhiều sản phẩm
chế biến từ gạo như bún, miến cũng được đề
nghị trong khẩu phần glucid.
Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi, đến
nay vẫn chưa có một báo cáo nào so sánh mức
tăng glucose huyết và tải carbohydrate (được
đánh giá qua tình trạng tăng triglyceride) sau ăn
giữa các sản phẩm tùy chọn như bún, miến và
gạo thông thường. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp số liệu
cho các chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn
giúp bệnh nhân đa dạng hóa chế độ ăn hằng
ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống và chất
lượng điều trị bệnh đái tháo đường.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là so sánh tình trạng
tăng glucose và dung mạo lipid huyết trước và
sau ăn giữa chế độ ăn dùng gạo thông thường
và chế độ ăn dùng bún hoặc miến làm thành
phần glucid trên các đối tượng khỏe mạnh bình
thường không bị đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng có
can thiệp trên 108 đối tượng tình nguyện không
bị đái tháo đường. Các đối tượng tham gia thử
nghiệm là nhân viên y tế tại các Khoa Nội tiết,
Khoa Nhi và nhân viên tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương đã được thăm khám sức khỏe định
kỳ và chứng minh là không mắc bệnh đái tháo
đường. Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ
được cho ăn ba bữa ăn sáng với tổng năng lượng
như nhau. Thành phần glucid: lipid: protid cũng
được phân bố theo chế độ ăn chuẩn. Ngày thứ
nhất thành phần glucid sẽ là gạo thông thường
(cơm), ngày thứ hai thành phần glucid sẽ là bún
khô và ngày thứ ba thành phần glucid sẽ được
thay thế bằng miến khô với cùng trọng lượng.
Glucose huyết, C‐peptide, cholesterol toàn phần,
HDL‐C, LDL‐C và triglyceride sẽ được xét
nghiệm vào lúc đói và hai giờ sau khi ăn bằng
máu tĩnh mạch. Các mẫu xét nghiệm sẽ được
tập trung và phân tích tại Trung tâm Chẩn đoán
Y khoa MEDIC. Chúng tôi sử dụng phần mềm
SPSS 11.0 để phân tích các số liệu thống kê. Sự
khác biệt giữa các trị số trung bình của các biến
số glucose huyết, C‐peptide, cholesterol, HDL‐C,
LDL và triglyceride sẽ được kiểm định bằng
phép kiểm Paired T‐test.
KẾT QUẢ
Có 108 đối tượng tình nguyện tham gia thử
nghiệm bao gồm 18 nam và 90 nữ. Độ tuổi trung
bình là 37,2 ± 11,5 tuổi, chiều cao trung bình là
157,7 ± 6,7 cm, và cân nặng trung bình là 54,3 ±
9,5 kg. Chỉ số khối cơ thể trung bình của nhóm
đối tượng tham gia nghiên cứu là 22,8 ± 1,7. Các
kết quả glucose huyết đói, C‐peptide và dung
mạo lipid trong ba ngày thử nghiệm lâm sàng
được trình bày trong các bảng sau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 466
Bảng 1: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần
glucid là cơm nấu bằng gạo thông thường (N1).
Biến số Trước ăn (đói) Hai giờ sau ăn
Đường huyết (mmol/l) 4,84 ± 0,86 5,58 ± 1,14
C-peptide (ng/ml) 2,11 ± 1,14 5,49 ± 2,30
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
4,0 ± 0,94 5,17 ±1,17
HDL-C (mmol/l) 1,06 ± 0,23 1,52 ± 0,27
LDL-C (mmol/l) 2,50 ± 0,87 3,04 ± 0,95
Triglyceride (mmol/l) 1,70 ± 0,65 1,76 ± 1,88
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch
chuẩn)
Bảng 2: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần
glucid là miến (N2).
Biến số Trước ăn (đói) Hai giờ sau
ăn
Đường huyết (mmol/l) 4,88 ± 0,75 5,04 ± 0,90
C-peptide (ng/ml) 2,27 ± 1,42 3,79 ± 0,12
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
5,47 ± 1,27 5,39 ± 1,21
HDL-C (mmol/l) 1,44 ± 0,33 1,44 ± 0,31
LDL-C (mmol/l) 3,26 ± 1,02 3,16 ± 1,0
Triglyceride (mmol/l) 2,03 ± 0,54 2,03 ± 2,01
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch
chuẩn)
Bảng 3: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo
lipid trước và hai giờ sau ăn chế độ ăn với thành phần
glucid là bún khô (N3).
Biến số Trước ăn
(đói)
Hai giờ sau
ăn
Đường huyết (mmol/l) 4,95 ± 0,71 4,83 ± 1,12
C-peptide (ng/ml) 2,11 ± 0,17 4,05 ± 2,41
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
5,30 ± 1,32 5,18 ± 1,25
HDL-C (mmol/l) 1,25 ± 0,33 1,21 ± 0,33
LDL-C (mmol/l) 3,16 ± 0,90 3,97 ± 0,33
Triglyceride (mmol/l) 1,59 ± 1,69 1,79 ± 1,56
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch chuẩn)
Bảng 4: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo
lipid hai giờ sau ăn giữa chế độ ăn với thành phần
gạo thông thường và miến.
Biến số Gạo (N1) Miến (N2) p
Đường huyết (mmol/l) 5,58 ± 1,14 5,04 ± 0,90 0
C-peptide (ng/ml) 5,49 ± 2,30 3,79 ± 0,12 0
Cholesterol toàn phần
(mmol/l) 5,17 ±1,17 5,39 ± 1,21 0
HDL-C (mmol/l) 1,52 ± 0,27 1,44 ± 0,31 0,002
Biến số Gạo (N1) Miến (N2) p
LDL-C (mmol/l) 3,04 ± 0,95 3,16 ± 1,0 0,016
Triglyceride (mmol/l) 1,76 ± 1,88 2,03 ± 2,01 0
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch
chuẩn) (Phép kiểm Paired T‐test)
Bảng 5: So sánh glucose huyết, C‐peptide, dung mạo
lipid hai giờ sau ăn giữa chế độ ăn với thành phần
gạo thông thường và bún khô.
Biến số Gạo (N1) Bún khô (N3) p
Đường huyết (mmol/l) 5,58 ± 1,14 4,83 ± 1,12 0
C-peptide (ng/ml) 5,49 ± 2,30 4,05 ± 2,41 0
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
5,17 ±1,17 5,18 ± 1,25 0,925
HDL-C(mmol/l) 1,52 ± 0,27 1,21 ± 0,33 0
LDL-C (mmol/l) 3,04 ± 0,95 3,97 ± 0,33 0,475
Triglyceride (mmol/l) 1,76 ± 1,88 1,79 ± 1,56 0,68
(Các số liệu được trình bày theo trung bình ± độ lệch
chuẩn) (Phép kiểm Paired T‐test)
BÀN LUẬN
Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu ở độ
tuổi lao động, không béo phì. Các chỉ số
glucose huyết khi đói và C‐peptide tương đối
đồng nhất trong các ngày cho ăn chế độ glucid
khác nhau. Glucose huyết hai giờ sau ăn chế
độ ăn với glucid là miến và bún khô thấp hơn
glucose huyết hai giờ sau ăn chế độ ăn với
thành phần glucid là cơm nấu từ gạo thông
thường có ý nghĩa thống kê. Chế độ ăn với
thành phần glucid là bún khô ít gây tăng
glucose huyết sau ăn nhất. Điều này cũng phù
hợp khi nồng độ C‐peptide sau ăn với chế độ
ăn có thành phần glucid là bún và miến khô
thấp hơn nồng độ C‐peptide với chế độ ăn
cơm nấu bằng gạo thông thường.
Qua kết quả trên, có thể áp dụng để thay
đổi thành phần glucid trong chế độ ăn của
bệnh nhân đái tháo đường để hạn chế tình
trạng tăng đường huyết sau ăn.
KẾT LUẬN
Miến và bún khô có thể được chế biến thành
dạng thực phẩm góp phần đa dạng hóa chế độ
ăn của bệnh nhân đái tháo đường và bảo đảm
giảm thiểu tình trạng tăng glucose huyết sau ăn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nội tiết 467
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (ADS) (2001). “Postprandial
blood glucose” (Consensus Statement). Diabetes Care, 24: 775 –
778.
2. Komindr S, et al (2001). “Effect of long‐term intake of Asian food
with different glycemic indices on diabetic control and protein
conservation in type 2 diabetes patients.” J Med Assoc Thai, 84
(1):85 – 97 or Lancet, 354: 617 – 621, 1999.
3. Phạm Thị Thu Hương (2011). “Đánh giá đáp ứng glucose máu
sau bữa ăn có sản phẩm mầm gạo pro‐OH.” Viện Dinh Dưỡng,
Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 11/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 464_1_1246.pdf