So sánh địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005
Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai) nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người.
- Trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần nhưng được quyền phát hành các loại chứng khoán khác.
- Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
Công ty TNHH 1 thành viên là:
- Công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
- Có thể tăng vốn điều lệ, không thể giảm vốn điều lệ.
Cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Công ty TNHH có từ 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát.
Hội đồng thành viên: gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Kỳ họp Hội đồng thành viên ít nhất mỗi năm một lần.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, nhiệm kỳ 5 năm nhưng không hạn chế số lần nhiệm kỳ.
Giám đốc (Tổng giám đốc): là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. (Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc không phải thành viên).
Chủ tịch HĐTV hoặc GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật.
Điều kiện tiến hành cuộc họp HĐTV:
+ Lần I, số thành viên tham dự đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ.
+ Lần II, số thành viên tham dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ (cách lần thứ I ít nhất 15 ngày)
+ Lần III, cách lần II ít nhất 10 ngày (không yêu cầu tỉ lệ tham dự).
Biểu quyết đồng ý khi 75% số thành viên tham dự đồng ý.
Điều kiện triệu tập cuộc họp bất thường:
Theo yêu cầu của chủ tịch HĐTV
Theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc 1 tỉ lệ khác nhỏ hơn nếu điều lệ công ty quy định.
1
Do 1 tổ chức làm chủ sở hữu:
Cử ra người đại diện phần vốn góp của tổ chức công ty.
- Nếu tổ chức cử ra ít nhất 2 người đại diện thì:
+ HĐTV gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền.
+ GĐ/ TGĐ
+ Kiểm soát viên (BKS).
- Nếu tổ chức cử ra ít nhất 1 người đại diện:
+ Chủ tịch công ty là người được cử.
+GĐ/TGĐ.
+ Kiểm soát viên
Chủ tịch HĐTV và GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật.
Do 1 cá nhân làm chủ sở hữu gồm:
- Chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ. (Chủ tịch cty có thể kiêm nhiệm GĐ/ TGĐ hoặc thuê người khác)
- Chủ sở hữu đồng thời là chủ tịch cty.
Chủ tịch công ty hoặc GĐ/ TGĐ là người đại diện theo pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_dia_vi_phap_ly_cua_cac_loai2005.doc