Đặt vấn đề: BPTNMT đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển. Hô hấp ký
là phương pháp dùng để xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân bị BPTNMT nhưng khi đo cần
gắng sức và cần sự phối hợp tốt giữa nhân viên và đối tượng được đo trong khi đó dao động xung ký là phương
pháp không xâm lấn, không cần gắng sức, thời gian đo ngắn (40s). Mục đích của nghiên cứu này là so sánh dao
động xung ký và hô hấp ký trong chẩn đoán BPTNMT ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và khảo sát tương
quan gồm 90 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đó có 50 bệnh nhân bị BPTNMT và 40 người không bị bệnh
lý đường hô hấp. Các thông số khi đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung ký (R5, R20 và
X5). Kết quả của hô hấp ký được so sánh với kết quả của dao động xung ký.
Kết quả: Kết quả đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung (R5, R20 và X5) ở hai nhóm
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong nhóm bệnh nhân bị BPTNMT chúng tôi tìm thấy độ nhạy
của X5 là 78% và độ nhạy của R5 là 76%. Có sự tương quan giữa X5 với các chỉ số của hô hấp ký (FVC, FEV1
và FEV1/FVC) và cũng tìm thấy tương quan giữa R5 với FVC và FEV1.
Kết luận: Có thể sử dụng DĐXK trong thăm dò chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có các triệu chứng
lâm sàng về bệnh lý đường hô mà hợp tác ở mức tối thiểu. X5 thể hiện tình trạng nặng của BPTNMT.
Từ khóa: BPTNMT: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, DĐXK: dao động xung ký.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu So sánh dao động xung ký và hô hấp ký trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 31
SO SÁNH DAO ĐỘNG XUNG KÝ VÀ HÔ HẤP KÝ TRONG CHẨN ĐOÁN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nguyễn Thị Sen*, Lê Thị Tuyết Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: BPTNMT đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển. Hô hấp ký
là phương pháp dùng để xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân bị BPTNMT nhưng khi đo cần
gắng sức và cần sự phối hợp tốt giữa nhân viên và đối tượng được đo trong khi đó dao động xung ký là phương
pháp không xâm lấn, không cần gắng sức, thời gian đo ngắn (40s). Mục đích của nghiên cứu này là so sánh dao
động xung ký và hô hấp ký trong chẩn đoán BPTNMT ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và khảo sát tương
quan gồm 90 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đó có 50 bệnh nhân bị BPTNMT và 40 người không bị bệnh
lý đường hô hấp. Các thông số khi đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung ký (R5, R20 và
X5). Kết quả của hô hấp ký được so sánh với kết quả của dao động xung ký.
Kết quả: Kết quả đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung (R5, R20 và X5) ở hai nhóm
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong nhóm bệnh nhân bị BPTNMT chúng tôi tìm thấy độ nhạy
của X5 là 78% và độ nhạy của R5 là 76%. Có sự tương quan giữa X5 với các chỉ số của hô hấp ký (FVC, FEV1
và FEV1/FVC) và cũng tìm thấy tương quan giữa R5 với FVC và FEV1.
Kết luận: Có thể sử dụng DĐXK trong thăm dò chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có các triệu chứng
lâm sàng về bệnh lý đường hô mà hợp tác ở mức tối thiểu. X5 thể hiện tình trạng nặng của BPTNMT.
Từ khóa: BPTNMT: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, DĐXK: dao động xung ký.
ABSTRACT
COMPARISON OF IMPULSE OSILLOMETRY SYSTEM AND SPIROMETRY FOR DIANGOSIS OF
CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN ELDERLY.
Nguyen Thi Sen, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 31 ‐ 35
Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is the global burden, especially in developing
countries. Spirometry, that requires maximal forced expiratory efforts, is a method to evaluate the severity of
airway obstruction. Impulse Oscillometry (IOS) is a non‐invasive technique to investigate the functions and
structure of the lungs. The aim of our study is to investigate which parameters of IOS (R5, X5, R20) correlated
with Spirometry parameters (FEV1, FVC, FEV1/FVC), and figure out the sensitivity & specificity of IOS
parameters in diagnosis of COPD patients.
Method: This is a cross‐sectional research containing 40 healthy people in the first group and 50 COPD
patients in the second group. Spirometric measurements (FEV1. FVC, FEV1/FVC) and IOS measurements (R5,
X5, R20) were recorded. Pearson or Spearman correlation determined the associations of IOS and Spirometry.
Results: Firstly, R5, X5 were significantly correlated (p<0.05) with FEV1, FVC. Furthermore, only X5
related with FEV1/FVC. However, R20 was not related to FEV1, FVC and FEV1/FVC. Secondly, the sensitivity
* Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP.HCM ** Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Sen ĐT: 0909691238 Email: nguyensen24@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 32
of X5 and R5 are 78% and 76% in diagnosis of Vietnamese COPD patients.
Conclusion: Reactance measurement (X5) can be a significant value in diagnosis of Vietnamese COPD
patients. Impulse Oscillometry can be a potential technique to access the functional pulmonary in COPD
patients.
Keywords: COPD, IOS, Spirometry
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
một bệnh lý thường gặp có thể phòng ngừa và
điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường
dẫn khí không hồi phục hoàn toàn. Sự tắc nghẽn
này thường tiến triển từ từ, kèm theo tăng đáp
ứng viêm bất thường của đường dẫn khí cũng
như nhu mô phổi đối với phân tử hay khí độc
hại. Các bệnh kết hợp và các đợt kịch phát của
BPTNMT góp phần vào độ nặng của bệnh trên
từng bệnh nhân cụ thể(2). Theo WHO, năm 2008,
khoảng 80 triệu người bị BPTNMT từ trung bình
đến nặng, tỷ lệ tử vong do BPTNMT đang tăng
lên và ước tính hơn 3 triệu người đã chết vào
năm 2005 chiếm 5% tổng tỷ lệ tử vong trên toàn
cầu(6). Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu
dự đoán nguyên nhân tử vong do BPTNMT sẽ
trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ
3 trên thế giới vào năm 2020, BPTNMT cũng là
nguyên nhân gây nên tàn phế đứng hàng thứ 5
trong số các nguyên nhân gây tử vong và tàn tật.
Tử vong gia tăng là do những thay đổi về dân số
học ở phần lớn các nước và tình trạng hút thuốc
lá lan rộng trên toàn cầu, trong đó thay đổi dân
số học chiếm ưu thế hơn(2).
Thực tế, hô hấp ký khi đo cần sự phối hợp
thật tốt giữa bệnh nhân và kỹ thuật viên, bên
cạnh đó còn những mặt hạn chế nhất định như
những bệnh nhân già yếu, những bệnh nhân bị
các bệnh lý nhược cơ hay bệnh thần kinh cơ rất
khó khăn để thực hiện đo hô hấp ký. Mặt khác,
tuổi cao cũng là một vấn đề làm cho tình trạng
bệnh BPTNMT nặng nề hơn, đồng thời đo hô
hấp ký cũng gặp khó khăn hơn ở người cao tuổi,
nếu chỉ đơn thuần dựa vào hô hấp ký để chẩn
đoán BPTNMT thì sẽ bỏ sót tần suất bệnh rất
nhiều. Sự ra đời của dao động xung ký được
xem như là một kỹ thuật thay thế và bổ trợ cho
hô hấp ký. Ưu điểm lớn của dao động xung ký
là không cần gắng sức, bệnh nhân hợp tác ở mức
tối thiểu và thời gian đo ngắn. Vì vậy dao động
xung ký có thể đo được ở những bệnh nhân
không thể làm hô hấp ký như bệnh nhân già
yếu, bệnh nhân đang trong đợt cấp của
BPTNMT, bệnh nhân bị mềm đường dẫn khí...
Dao động xung ký đã được Hội Hô hấp
châu Âu (European Respiratory Society ‐ ERS)
xem là một phương pháp thăm dò chức năng hô
hấp thường quy cho cả trẻ em và người lớn(5).
Năm 2006, Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (American
Thoracic Society ‐ ATS) cùng với Hội Hô hấp
châu Âu đã viết hướng dẫn thăm dò chức năng
Hô hấp ở trẻ mẫu giáo trong đó có giới thiệu dao
động xung ký(1).
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị của dao động xung ký trong
chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở
người cao tuổi.
Mục tiêu chuyên biệt
+ Xác định mối tương quan giữa các chỉ số
của dao động xung ký (R5, R20, X5) với các chỉ
số của hô hấp ký (FVC, FEV1, FEV1/FVC) ở
nhóm bệnh nhân bị BPTNMT.
+ Xác định điểm cắt, độ nhạy, độ chuyên
của dao động xung ký, gồm các chỉ số R5, R20
và X5.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có các
triệu chứng hô hấp ghi bị BPTNMT đến khám
tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
(TTCSSKCĐ), thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng
1/2012 đến tháng 4/2013.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 33
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và
khảo sát tương quan.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Lâm sàng có các triệu chứng gợi ý ở một
người ≥ 60 tuổi:
+ Ho kéo dài: có thể từng cơn và không có
đàm, thường vào buổi sáng sớm khi thức dậy
(giai đoạn sớm của bệnh), về sau xuất hiện mỗi
ngày kèm theo nhiều đàm.
+ Tiết đàm kinh niên: bất kỳ kiểu tiết đàm
kinh niên nào cũng có thể báo hiệu BPTNMT.
+ Khó thở: khởi đầu khó thở kín đáo thường
rõ khi gắng sức, xuất hiện dai dẳng và ngày
càng tiến triển nặng hơn theo thời gian.
+ Có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
như hút thuốc lá (bao gồm cả các loại thuốc lá
của địa phương) chủ động hoặc thụ động, các
loại bụi và hóa chất nghề nghiệp, khói do đun
bếp (than, củi, biogas,...) và do đốt các loại nhiên
liệu (lò sưởi,...) mà thông khí kém.
Tiêu chuẩn loại trừ
Hen phế quản, viêm phổi, ung thư phế
quản, lao phổi tiến triển, giãn phế quản. Bệnh
nhân thực hiện đo chức năng hô hấp không hợp
tác hoặc hợp tác kém, giản đồ hô hấp ký và dao
động xung ký không đạt chuẩn, những trường
hợp có đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Bệnh
nhân có một số bệnh lý kết hợp làm ảnh hưởng
đến chức năng phổi như bệnh lý thần kinh cơ,
suy tim, gù vẹo cột sống.
Thu thập số liệu
Bệnh nhân đến khám được hỏi bệnh sử, tiền
sử, mức độ khó thở theo thang đo độ mMRC và
khám lâm sàng. Chụp X quang để loại trừ
những bệnh lý tại phổi như là: lao phổi tiến
triển, ung thư phổi, giãn phế quản. Bệnh nhân
phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được tiến
hành thu thập các thông tin cơ bản, nhân trắc
như tuổi, giới tính, BMI, tình trạng hút thuốc lá
và được đo đồng thời hô hấp ký và dao động
xung ký.
Kết quả hô hấp ký và dao động xung ký
được đọc dựa theo tiêu chuẩn của Hội Lồng
ngực Hoa Kỳ và Hội Hô hấp châu Âu.
Các thông số đuợc nhập liệu và phân tích
bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả được trình
bày dưới dạng tỉ lệ hay trị số trung bình và độ
lệch chuẩn. Dùng phép kiểm chi bình phương
(Chi‐Squared test), phép kiểm t và Fisher để so
sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm. Dùng hàm
Spearman và Pearson để đánh giá tương quan,
dùng đường cong ROC để tính độ nhạy, độ
chuyên, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên
đoán âm.
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự chấp
thuận của hội đồng y đức của Trung tâm chăm
sóc sức khỏe cộng đồng thành phố Hồ Chí
Minh.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 90 bệnh nhân
đến khám tại phòng khám hô hấp của Trung
tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ 1/2012 đến
4/2013.
Đặc điểm dân số nghiên cứu:
‐ Tuổi trung bình: 69±9, gồm 83 nam và 7 nữ.
‐ Bệnh nhân chủ yếu là nam giới chiếm 92%,
tỉ lệ nam/nữ là 4/1
‐ 64% BN có hút thuốc lá với trung bình số
gói năm theo tiêu chuẩn quốc tế là 23,6 ± 14,5, đã
ngưng hút chiếm 34%, vẫn còn 30% BN bị
BPTNMT đang hút thuốc lá.
‐ BMI giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với
p > 0,05.
‐ BN bị BPTNMT chủ yếu ở giai đoạn III và
IV chiếm hơn 60%, trên 60% BN khó thở từ độ II
trở lên.
Đặc điểm hô hấp ký (FVC, FEV1, FEV1/FVC)
và dao động xung ký (R5, R20 và X5) được tóm
tắt ở bảng 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 34
Bảng 1: Đặc điểm cơ bản, hô hấp ký và dao động
xung ký trong hai nhóm nghiên cứu
Các giá trị Nhóm không bệnh Nhóm BPTNMT P
n 40 50
Tuổi 67,4 ± 4,8 69,7 ± 9,3 0,133
Nam/Nữ 46/4 37/3 < 0,001
FVC (lít)
3,0 ± 0,7
(90,4 ± 12,6%)
2,2 ± 0,7
(66,5 ± 19,7 %)
< 0,0001
FEV1 (lít)
2,8 ± 0,5
(90,2 ± 14,3%)
1,0 ± 0,5
(41,3 ± 20,5 %)
< 0,0001
FEV1/FVC (%) 83,7 ± 6,7 47,5 ± 17,5 < 0,0001
R5 (kPa.l/s) 0,37 ± 0,07 0,55 ± 0,16 < 0,0001
R20 (kPa.l/s) 0,26 ± 0,07 0,39 ± 0,06 < 0,0001
X5 (kPa.l/s) -0,10 ± 0,04 -0,41 ± 0,26 < 0,0001
R5 và R20 tăng rõ rệt trong khi đó X5 sụt
giảm đáng kể ở nhóm BPTNMT so với nhóm
không bị bệnh.
Bảng 2: Độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương
và giá trị tiên đoán âm của dao động xung ký ở nhóm
BPTNMT
Dao
động
xung ký
Điểm cắt Độ
nhạy
Độ
chuyên
Giá trị tiên
đoán
dương
Giá trị
tiên
đoán âm
R5 ≥ 0,43 76 80 82,6 72,7
R20 ≥ 0,37 62 85 83,7 64,1
X5 ≥ 0,16 79 90 90,6 76,6
Độ nhạy độ chuyên giá trị tiên đoán dương
và giá trị tiên đoán âm ở nhóm BPTNMT thể
hiện trên bảng 2.
Biểu đồ 1:Tương quan giữa R5 với FVC và R5 với FEV1 ở nhóm BPTNMT
Biểu đồ 2:Tương quan giữa X5 với FVC, FEV1 và FEV1/FVC ở nhóm BPTNMT
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong kết quả nghiên của chúng tôi có sự
tăng rõ rệt R5 và R20, sự sụt giảm nhiều chỉ số
X5 ở nhóm BPTNMT so với nhóm không bị
bệnh (p < 0,0001).
Chúng tôi tìm thấy sự tương quan nghịch
mức độ trung bình giữa R5 với FVC (r = ‐0,40, p
= 0,004) và FEV1 (r = ‐0,40 và p = 0,004) ở nhóm
BPTNMT (Biểu đồ 1). Tìm thấy tương quan
thuận chặt chẽ giữa X5 với FVC (r = 0,49 và p =
0,0001) và FEV1 (r = 0,55 và p = 0,0001) và tương
quan thuận mức độ trung bình giữa X5 với
FEV1/FVC (r = 0,40 và p = 0,004) ở nhóm
BPTNMT (Biểu đồ 2). Không tìm thấy tương
quan của R20 với các chỉ số hô hấp ký (FVC,
FEV1 và FEV1/FVC).
Độ nhạy của X5 và R5 là 78% và 76% ở
nhóm BPTNMT. Năm 2010, Nikkah M và cộng
sự tìm thấy độ nhạy của R5 và X5 lần lượt là
58% và 76% như vậy kết quả của chúng tôi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 35
cũng tương tư như tác giả không có sự khác
biệt nhiều.
Năm 2009, Winkler và cộng sự tìm thấy độ
nhạy của dao động xung ký khá cao tới 94% ở
nhóm BPTNMT. Tỉ lệ này cao hơn kết quả
nghiên cứu của chúng tôi, có thể do phương
pháp và chẩn đoán khác với chúng tôi và đồng
thời cỡ mẫu tham gia nghiên cứu của tác giả cao
hơn nên cũng đưa đến sự khác biệt này.
Năm 2010, Peter M.A.C và cộng sự tiến hành
nghiên cứu ECLIPSE cũng tìm thấy độ nhạy của
R5 R20 và X5 lần lượt là 61%, 86% và 34%. Có sự
tăng R5 rõ rệt ở nhóm BPTNMT so với 2 nhóm
chứng và R5 càng tăng khi độ nặng cảu bệnh
càng tăng. Các tác giả không tìm thấy sự thay
đổi của R20 trong cả ba nhóm và cũng không có
sự thay đổi khi độ nặng của bệnh tăng lên.
Khi so sánh DĐXK (R5, R20 và X5) với hô
hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) chúng tôi tìm
thấy sự tương quan nghịch giữa R5 với FVC và
FEV1 (Bảng 1) và thấy tương quan thuận chặt
chẽ giữa X5 với FVC và FEV1, tương quan thuận
mức độ trung bình giữa X5 với FEV1/FVC (Bảng
2). Năm 2012, Lipworth và cộng sự cùng tìm
thấy sự tương quan nghịch chặt chẽ giữa R5 với
FVC và FEV1, tương quan thuận mức độ trung
bình giữa X5 với FVC.
KIẾN NGHỊ
Như vậy có thể sử dụng DĐXK trong thăm
dò chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có các
triệu chứng lâm sàng về bệnh lý đường hô hấp.
Có thể dùng DĐXK để thay thế hô hấp ký ở
những bệnh nhân không thể đo được hô hấp ký.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Celli BR, MacNee W, and committe members (2004).
“Standard for the diagnosis and treatment of patients with
COPD summary of the ATS/ERS position paper, 23, pp. 932‐
946.
2. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2010).
“Global Strategy for the diagnosis, management and
Prevention of Chronic Obstructive pulmonary disease”.
NHLBI/WHO workshop report update,
.com.
3. Lipworth BJ, Anderson WJ (2012). “Relationship between
impulse oscillometry, spirometry and dyspnoea in COPD”, J
R Coll Physicians Edinb, 42, pp. 111‐115.
4. Nikkhah M, et al (2011). “Comparison of Impulse Osillometry
System and Spirometry for Diagnosis of Obstructive Lung
Disorders”. Tanaffos, 10(1), pp. 19‐25.
5. Oostveen E, MacLeod D, Lorino.H et al. (2003). “The forced
oscillation technique in clinical practice: motholodogy,
recommendations and future developments”. Eur Respir J, 22,
pp. 1026‐1041.
6. World Health Organisation (2005). Chronic obstructive
pulmonary disease, Burden.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31_9111.pdf