So sánh chi phí sửa chữa tài sản cố định giữa kê toán Việt Nam với kế toán Mỹ và cho nhận xét

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

 

30. Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

 

(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

 

(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

 

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;

 

(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu So sánh chi phí sửa chữa tài sản cố định giữa kê toán Việt Nam với kế toán Mỹ và cho nhận xét, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 Cac phuong phap khau hao TSCD Việt Nam Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. 30. Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau: (a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; (b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; (c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra; (d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần. Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau: a) Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng) Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau: MK = NG ------ T Trong đó: MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ NG: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau: Tk = Mk ----- NG Hoặc   Tk = 1 --- T Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có). Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng. Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ. Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, người ta thường xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương pháp bình quân gia quyền: ─       n Tk  =  ∑(fi.Ti)           i =1 Trong đó: - f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ - Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ - i : Loại TSCĐ Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định: M = Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao X Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số. * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau: Mki    = Gdi   x Tkh Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i Gdi: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ                                                                 ─ i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n ) Tkh = Tk x Hs Trong đó: Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính Hs: Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau: - Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm - Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm - Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm Vậy Tk = 1/5 = 20% Tkh = 20% x 2 = 40% Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau: Tkh =          i   1- √ Gci ----- NG Trong đó:  Gci:  Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i NG:    Nguyên giá của TSCĐ                                                        ----- i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n) Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:                    43,2 triệu  : 2  = 21,6 triệu * Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:                       Mkt = NG  x Tkt Trong đó: Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t NG: Nguyên giá TSCĐ Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này: Cách 1: Tkt = Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự năm sử dụng ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Tổng số các số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng Cách 2: Tkt  = 2(T + 1 – t) --------------- T (T + 1) Trong đó:  T : Thời gian sử dụng TSCĐ t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n) Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau: Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh: - Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình - Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ a) Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao: * Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là: Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ * Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ: Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể). Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Các TSCĐ thuê vận hành Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau: Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng 2. Tính khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ Kế toán Mỹ Lý do của việc phải tính khấu hao TSCĐ là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có hạn (vì lý do này nên không tính khấu hao đối với đất đai). a. Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method) Phương pháp này thực hiện tính khấu hao trên cơ sở giả định rằng TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần đếu vào chi phí của từng kỳ. Công thức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ như sau:  Trong công thức trên, giá trị thu hồi ước tính được xác định bằng Thu thanh lý ước tính - Chi thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng hữu ích. Chú ý: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì coi là trọn tháng n, còn từ ngày 16/n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ tháng (n+1). b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume) Phương pháp này cung cấp một cách tính phù hợp hơn so với phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao sẽ sát hợp hơn với mức độ sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao trong kỳ = Sản lượng đạt được trong kỳ x Số khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method) Phương pháp này cho kết quả số khấu hao trong những năm đầu sử dụng sẽ cao hơn so với những năm sử dụng sau (khấu hao nhanh). Theo phương pháp này, kế toán xác định khấu hao 1 năm nào đó bằng cách lấy GTCL của TSCĐ vào năm đó nhân với tỷ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, giá trị TSCĐ mang ra tính khấu hao không loại trừ giá trị thu hồi như các phương pháp khác. GTCL của TSCĐ khi khấu hao theo phương pháp này không bao giờ bằng không. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi thì GTCL đó được sử dụng để xác định lãi hoặc lỗ của việc chuyển nhượng. d. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method) Theo phương pháp này (cũng là phương pháp khấu hao nhanh), các số năm sử dụng dự kiến được cộng lại với nhau. Tổng của các năm sử dụng được dùng làm mẫu số của dãy các tỷ số. Tử số của dãy tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng theo thứ tự ngược lại. Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng. Ví dụ: Một thiết bị có số năm sử dụng dự kiến là 5 năm, đưa vào sử dụng từ ngày 1/3/N với Nguyên giá 30.000, giá trị thu hồi dự kiến 2.000 thì tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp này được xác định như sau: Năm Tỷ lệ khấu hao áp dụng 1 5/15 2 4/15 3 3/15 4 2/15 5 1/15 Cộng 15 15/15 Năm N, tính khấu hao cho 10 tháng sử dụng. Mkh = 28.000*5/15*10/12 Năm N+1, 10 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 4/15, 2 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 5/15 Mkh = (28.000*5/15*2/12) + (28.000*4/15*10/12) = 7.778 e. Hạch toán khấu hao TSCĐ Hàng năm sau khi xác định được số khấu hao phải trích kế toán ghi:           Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ                    Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ Câu 2 So sánh chi phí sửa chữa TSCĐ giữa kê toán Việt Nam với kế toán Mỹ và cho nhận xét Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Vi ệt Nam 1, Sửa chữa thường xuyên TSCĐ - Là loại hình sửa chữa mang tính bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ. Đây là loại hình có chi phí phát sinh thường nhỏ, thời gian sửa chữa ngắn nên theo qui định toàn bộ chi phí sửa chữa được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. - Hạch toán Nợ TK 627,641,642 : Sửa chữa TSCĐ thuộc bộ phận nào thì phản ánh vào bộ phận đó. Nợ TK 133 nếu thuê ngoài Có TK 111,112,334,331 (thuê ngoài chưa trả). 2, Sửa chữa lớn mang tính phục hồi TSCĐ - Là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ không hoạt động được. Như vậy, đây là hình thức sửa chữa với những TSCĐ đương dùng nhưng bị hỏng. Việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Chi phí sửa chữa phát sinh thường là lớn nên theo quy định kế toán phải phân bổ vào chi phí kinh doanh. a,Kế toán sửa chữa theo kế hoạch - Hàng tháng kế toán sẽ trích một khoản chi phí sẽ phải trả. Đó chính là chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch Nợ TK 627, 641,642 Có TK 335 : Số theo kế hoạch. - Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi Nợ TK 2413 : Số thực tế phát sinh Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331. - Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán quyết toán và số tiền theo kế hoach và số tiền thực tế phát sinh. + Nếu số kế hoạch lớn hơn số thực tế Nợ TK 335: Số kế hoạch Có TK 2413 : Số thực tế phát sinh Có TK 627,641,642 + Nếu số kế hoạch nhỏ hơn số thực tế phát sinh Nợ TK 335 Nợ TK 627,641,642 Có TK 2413 + Nếu số thực tế bằng số kế hoạch Nợ TK 335 Có TK 2413 b, Kế toán ngoài kế hoạch - Khi tiến hành sửa chữa, kế toán phản ánh chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 2413: Số thực tế Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 - Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán kế chuyển để phân bổ dần Nợ TK 242,142 Có TK 2413 : Số thực tế. - Hàng tháng kế toán phân bổ dần 1 khoảng chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242,142. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. 3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. . Kế toán sửa chữa TSCĐ Kế toán Mỹ a. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ - Khái niệm: Sửa chữa thường xuyên là công việc nhằm duy trì trạng thái bình thường cho TSCĐ. Ví dụ như sơn quét và sửa chữa mái nhà; lau chùi, bơm dầu, điều chỉnh và thay thế bộ phận bị hư hỏng của máy móc, thiết bị. - Kế toán: Chi phí sửa chữa thường xuyên được ghi nhận trên Báo cáo thu nhập kỳ hiện hành. Sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng, các chi phí phát sinh được ghi đưa vào chi phí kinh doanh. b. Sửa chữa lớn TSCĐ - Khái niệm: Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc nhằm kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ hơn thời gian ước tính ban đầu. - Kế toán: Sửa chữa lớn ghi tăng nguyên giá (nếu sửa chữa nâng cấp kéo dài tuổi thọ) hoặc đưa vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi giảm giá trị hao mòn của TSCĐ như sau:           Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ                    Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán Câu Khái niệm chi phí trả trước… Chi phí trả trước là các chi phí doanh nghiệp đã thanh toán và ghi nhận vào chi phí trong năm nay, nhưng công tác lao vụ kéo dài sang năm sau. Do đó phải chuyển một phần chi phí sang năm sau để xác định đúng chi phí và kết quả của niên độ. Vì vậy, cuối năm phải ghi giảm các chi phí này và phần còn lại là chi phí phát sinh trong niên độ. Thông thường chi phí trả trước bao gồm các chi phí sau: Chi phí thuê nhà, thuê xe, thuê máy móc thiết bị Chi phí bảo hiểm Chi phí quảng cáo Chi văn phòng phẩm Chi phí điện nước Chi phí công cụ dụng cụ… TK sử dụng: TK 486 – Chi phí ghi nhận trước Bên Nợ: Chi phí ghi nhận trước chuyển năm sau Bên Có: Kết chuyển chi phí ghi nhận trước vào chi phí phát sinh trong niên độ. Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước - Điều chỉnh chi phí bảo hiểm trả trước: Khi thanh toán tiền mua bảo hiểm: Nợ TK “Bảo hiểm trả trước - Prepaid Insurance”           Có TK “Tiền - Cash” Điều chỉnh tiền bảo hiểm, tính vào chi phí năm nay: Nợ TK “Chi phí bảo hiểm - Insurance Expenses”           Có TK “Bảo hiểm trả trước - Prepaid Insurance” - Điều chỉnh chi phí văn phòng phẩm: Khi mua văn phòng phẩm nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK “Văn phòng phẩm - Office supplies”           Có TK “Tiền - Cash”: Số đã thanh toán bằng tiền           Có TK “Phải trả người bán - Accounts Payable”: Số chưa trả Số dư của tài khoản “Văn phòng phẩm” được thể hiện trên bảng cân đối thử chưa điều chỉnh. Vào thời điểm lập báo cáo, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán tính ra số văn phòng phẩm đã sử dụng trong kì kế toán và ghi bút toán điều chỉnh: Nợ TK “Chi phí văn phòng phẩm - Office supplies Expense”           Có TK “Văn phòng phẩm - Office supplies”: số văn phòng phẩm đã dùng trong kì kế toán I KHOẢN 142 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN Một số nguyên tắc hạch toán. Kết cấu và nội dung phản ánh. Phương pháp hạch toán kế toán. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo. HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU 1. Thuộc loại chi phí trả trước, gồm: - Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm. - Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm. - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được). - Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý) trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh. - Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .). 2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. 3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng lại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả truớc ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bỗ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí. 4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh. p KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 142 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh. Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. p PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU 1. Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính thì được phân bổ dần: a) Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)      Có TK 111 - Tiền mặt      Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng      Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu      Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ      Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (2413)      Có TK 331 - Phải trả cho người bán      Có TK 334 - Phải trả người lao động      Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. b) Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Tổng giá thanh toán)      Có TK 111 - Tiền mặt      Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng      Có TK 141 - Tạm ứng      Có TK 331 - Phải trả cho người bán. 2. Trường hợp thuê TSCĐ là thuê hoạt động (Văn phòng làm việc, nhà xưởng, cửa hàng,. . .), khi doanh nghiệp trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính: a) Nếu TSCĐ thuê sử dụng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Giá thuê chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)      Có các TK 111, 112,. . . b) Nếu TSCĐ thuê sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 142 - Chi trả trả trước ngắn hạn (Tổng giá thanh toán)      Có các TK 111, 112,. . . 3. Định kỳ, tiến hành phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp      Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn. 4. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm phải phân bổ nhiều kỳ (tháng, quý) trong một năm: - Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn      Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. - Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức hợp lý. Căn cứ để xác định mức chi phí phân bổ mỗi kỳ trong năm có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ tham gia kinh doanh trong kỳ hạch toán. Khi phân bổ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .      Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn. 5. Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh một lần quá lớn, phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán trong một năm tài chính, khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn      Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413). 6. Tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong các kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp      Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn. 7. Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng. . ., ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn      Có các TK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccac_phuong_phap_khau_hao_tscd.doc
Tài liệu liên quan