Sơ lược một số yêu cầu cơ bản về năng lực dạy học phân hóa nội tại của người giáo viên trung học

“Ngôi trường mà ta hình dung tự đảm nhiệm việc bồi dưỡng cho học sinh một sự

hiểu biết sâu sắc về nhiều môn cốt lõi. Nó khuyến khích học sinh (HS) sử dụng vốn kiến

thức đó để giải quyết các vấn đề và hoàn thành những nhiệm vụ mà các em có thể sẽ phải

đối mặt trong một cộng đồng rộng lớn hơn. Đồng thời, nhà trường tìm cách khuyến khích

sự hòa hợp thành một tổng thể duy nhất của các dạng trí tuệ ở mỗi học sinh và khẳng định

sự phát triển đều đặn của các em theo những đường lối thông minh nhất” Howard

Gardner [6; 137].

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sơ lược một số yêu cầu cơ bản về năng lực dạy học phân hóa nội tại của người giáo viên trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 63 Sơ lược một số yêu cầu cơ bản về năng lực dạy học phân hóa nội tại của người giáo viên trung học ThS. Nguyễn Đắc Thanh * “Ngôi trường mà ta hình dung tự đảm nhiệm việc bồi dưỡng cho học sinh một sự hiểu biết sâu sắc về nhiều môn cốt lõi. Nó khuyến khích học sinh (HS) sử dụng vốn kiến thức đó để giải quyết các vấn đề và hoàn thành những nhiệm vụ mà các em có thể sẽ phải đối mặt trong một cộng đồng rộng lớn hơn. Đồng thời, nhà trường tìm cách khuyến khích sự hòa hợp thành một tổng thể duy nhất của các dạng trí tuệ ở mỗi học sinh và khẳng định sự phát triển đều đặn của các em theo những đường lối thông minh nhất” Howard Gardner [6; 137]. 1. Khái niệm về dạy học phân hóa Dạy học phân hoá (DHPH) là dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học; người học được chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực và sở thích của mình. (Nguồn: Báo điện tử Giáo dục và Thời đại) DHPH là một chiến lược dạy học được phân chia thành hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. - Cấp độ vĩ mô (phân hóa ngòai) là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua các loại hình nhà trường, các lớp khác nhau, xây dựng các chương trình dạy học khác nhau. - Cấp độ vi mô (phân hóa nội tại) là sự tổ chức hoạt động dạy học trong một tiết học, bài học, một lớp học, từng môn học có tính đến các đặc điểm cá nhân của HS, là sử dụng các biện pháp thích hợp trong một lớp thống nhất với cùng một kế hoạch, một chương trình và sách giáo khoa. Trong tham luận này, chúng tôi phân tích những yêu cầu về năng lực DHPH của người giáo viên ở mức độ vi mô (nội tại). 2. Cơ sở sư phạm của dạy học phân hóa nội tại * Khoa Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 64 Mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý hoàn toàn khác nhau, vì vậy không có một hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học nào là tốt cho mọi đối tượng. Khi nghiên cứu về dạy học đồng loạt, nhiều tác giả cho rằng đây là hình thức “dạy học cưỡng bức” hay “dạy học cấm đoán”, bắt HS phải theo những khuôn mẫu như nhau, làm thui chột năng lực, giảm hứng thú, tích cực học tập và hòan toàn không phát triển được thế mạnh của bản thân. DHPH là hướng đến hình thức dạy học bám sát đối tượng, phát huy tối đa năng lực, hứng thú, sở trường của học sinh. Chúng tôi sơ lược cơ sở sư phạm của DHPH nội tại xuất phát từ các quan điểm sau: - Mỗi HS có nhu cầu, hướng thú, động cơ học tập đối với từng môn học là khác nhau. - Lý thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vygotsky chỉ rõ mỗi một HS riêng biệt có vùng phát triển gần nhất (Zone of Proximal Development) là khác nhau khi tiếp nhận nội dung học tập, dù chúng cùng một lớp học (Subban, P. 2006). - Theo Howard Gardner mỗi học sinh có đặc điểm trí tuệ khác nhau và học bằng nhiều cách khác nhau theo 8 dạng: ngôn ngữ, logic – toán học, không gian, hình thể - động năng, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên học [4]. - Mỗi một học sinh có xuất phát nền văn hóa, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, định hướng giá trị khác nhau. DHPH là chiến lược dạy học thực hiện tốt nhất nguyên tắc dạy học đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong hoạt động dạy học. Vì vậy, đổi mới dạy học theo hướng phân hóa là một định hướng phù hợp với quy luật dạy học. 3. Một số yêu cầu cơ bản về năng lực dạy học phân hóa của người giáo viên Như đã trình bày DHPH là một chiến lược dạy học nhằm thực hiện nguyên tắc “đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong hoạt động dạy học”. Người giáo viên đã được trang bị các năng lực DHPH qua quá trình đào tạo ở các trường sư phạm cũng như trong hoạt động dạy học thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện hoàn hảo DHPH đòi hỏi người giáo viên phải có đầy đủ các năng lực tương ứng với trình tự các khâu của hoạt động dạy học sau: 3.1. Năng lực đánh giá, phân loại học sinh học sinh Bản chất và tính ưu việt của DHPH là dựa vào đặc điểm riêng biệt trong học tập của học sinh (phong cách học tập, năng lực học tập, nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, định hướng giá trị, đặc điểm văn hóa cá nhân) để người giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học thích hợp với từng nhóm đối tượng. Công việc đánh giá, phân loại học sinh đầu vào này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là khâu định hướng, chỉ đạo cả chiến lược DHPH. Từ đó, giáo viên là phải có năng lực để xác định chính xác các đặc điểm riêng biệt của HS sau: - Phân loại đặc điểm về phong cách học tập của học sinh tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nói chung giảng dạy dựa trên phong cách học tập chính là nhận định đúng khí chất của học sinh (hăng hái, bình thản, nóng nãy, ưu tư), phân loại đặc điểm trí tuệ nỗi bật của học sinh gồm: ngôn ngữ, logic – toán học, không gian, hình thể - động năng, âm nhạc, DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 65 giao tiếp, nội tâm và tự nhiên học (Howard Gardner, 1983). Dù biết chắc rằng xây dựng môi trường dạy học dựa vào phong cách học tập phát huy được thế mạnh của từng HS nhưng đây không phải là công việc dễ dàng. Giáo viên phải biết sử dụng các trắc nghiệm tâm lý, sử dụng các kỹ thuật quan sát, điều tra, phỏng vấnmới phân loại được HS. - Phân loại nhịp độ nhận thức trong học tập từng môn cụ thể của mỗi HS nhanh chậm khác nhau ở từng lĩnh vực trí tuệ. Khi giáo viên đã có cơ hội làm việc với lớp nhiều lần, phải ghi chú nhịp độ này ở từng học sinh, phân thành từng nhóm nhanh chậm khác nhau để có thực hiện quá trình dạy học cho vừa sức từng nhóm, tránh tình trạng những học sinh nhịp độ tiếp nhận nhanh phải chờ đợi, học sinh chậm cảm thấy giáo viên lướt nhanh vấn đề. Hiện nay, để đánh giá nhịp độ nhận thức ở từng lĩnh vực trí tuệ các nhà nghiên cứu khuyên giáo viên nên sử dụng các trắc nghiệm CAT (Cognitiv Ablities Test), trắc nghiệm IQ (Intelligence Quotient), trắc nghiệm Golomxtoc đã được các tác giả Việt Nam chuẩn hóa để đánh giá học sinh [2]. - Phân loại năng lực học tập từng môn của học sinh là cách phổ biến nhất trong rà soát đầu vào mà giáo viên đang thực hiện. Thông thường trong giảng dạy một lớp giáo viên chia lớp thành ba nhóm: giỏi, khá – trung bình – yếu kém. Dựa vào kết quả phân loại này giáo viên mới đầu tư xây dựng mục tiêu chung và riêng cho lớp học, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức (bồi dưỡng, phụ đạo) cho từng nhóm. Căn cứ trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, người giáo viên thiết kế các bài tập, tình huống, yêu cầu,vấn đáp..để kiểm tra học sinh qua đó phân loại năng lực học tập riêng. - Ngoài các căn cứ trên, lý luận DHPH đòi hỏi giáo viên phải phân loại học sinh trên cơ sở đánh giá nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, thậm chí ở cả đặc điểm văn hóa, tôn giáo, môi trường sống của HS. Như vậy, phân loại HS để DHPH đòi hỏi người giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng về việc sử dụng trắc nghiệm tâm lý, thiết kế bảng khảo sát, thiết kế bài tập.. để đánh giá và phân loại học sinh chính xác nhất. 3.2. Năng lực lựa chọn và thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học phù hợp với từng nhóm học sinh DHPH không chấp nhận giáo viên thực hiện một giáo án cho tất cả các HS trong cùng một lớp. Thực hiện khâu này, giáo viên phải giải đáp câu hỏi: Mục tiêu học tập của từng nhóm là gì? Phân hóa nội dung nào? Dạy như thế nào? Về thiết kế mục tiêu: Trước hết giáo viên phải xây dựng mục tiêu trên nguyên tắc đảm bảo tất cả HS trong một lớp đều đạt được yêu cầu cơ bản. Dựa vào đánh giá, phân loại đầu vào, giáo viên xác định mục tiêu cho nhóm HS có năng lực học tập khá giỏi để bồi dưỡng, phát triển các em. Đối với HS yếu kém, để đạt được mục tiêu cơ bản giáo viên phải chia mục tiêu thành các mục tiêu giai đoạn nhỏ để phụ đạo, giúp đỡ từng bước một. Về thiết kế nội dung: Trên cở sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, bài học, giáo viên phân chia ra ba nhóm gồm những học sinh: đã hiểu biết, hiểu biết mức độ, hoàn toàn chưa có hiểu biết về nội dung. Mặt khác, phải xác định được mức độ tiếp nhận và giải quyết vấn đề để lựa chọn nội dung cho từng nhóm theo năng lực học tập. Bên cạnh DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 66 đó, từ phong cách học tập, nhịp độ học tập, nhu cầu hứng thú học tập của học sinh khác nhau, giáo viên phải tỉ mỉ xây dựng chiến lược khai thác nội dung cho từng nhóm theo các hướng qua hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, vận động, logic, thực hành. Về thiết kế quy trình dạy học: Xuất phát từ tính đa dạng của mục tiêu, người giáo viên phải lên kịch bản cho hoạt động dạy học của mình cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. DHPH có khi giáo viên lúc phải làm việc với tòan lớp, lúc lại làm việc với từng nhóm học sinh nên phải linh hoạt trong việc xác định phối hợp các hình thức và phương pháp dạy học. Dù thiết kế ý tưởng dạy học như thế nào đều phải đảm bảo tất cả các học sinh tích cực học tập theo mức độ mục tiêu của mình. Thiết kế quy trình DHPH bắt buộc giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và không truyền thống. Tính tóan kỹ lưỡng sử dụng phương pháp nào? Thời gian nào? Cho nhóm nào?... 3.3. Năng lực tổ chức thực hiện dạy học phân hóa trên lớp Nhìn chung tổ chức thực hiện DHPH trên lớp yêu cầu giáo viên phải thực hiện thành thạo, có hiệu quả ba hình thức cơ bản sau: Tổ chức dạy học toàn lớp: Thế mạnh của hình thức dạy học này là tạo ra môi trường tương tác giữa các học sinh với nhau và với giáo viên. Thông thường giáo viên đưa ra yêu cầu chung cho mọi thành viên giải quyết. Ở hình thức này, HS đều cùng suy nghĩ hoặc trao đổi, hỗ trợ, hợp tác với bạn bè để tìm ra cách giải quyết. Sử dụng những HS khá giỏi để giúp đỡ học sinh trung bình, yếu kém đạt đến mục tiêu chung. Tổ chức dạy học theo nhóm phân hóa: điều đầu tiên giáo viên phải lưu tâm là chia nhóm phân hóa luôn dựa trên phân loại năng lực ở từng bài học cụ thể. Ở bài học đầu HS này có thể xếp trong nhóm yếu kém, nhưng đến bài n thì HS đó có thể thuộc nhóm trung bình thậm chí nhóm khá giỏi. Vì vậy, khi sắp xếp nhóm luôn luôn phải khảo sát và thay đổi thành viên. Thực hiện DHPH nhóm giáo viên phải tìm hiểu và sử dụng các kỹ thuật dạy học sau: kỹ thuật vòng tròn xoay (Carousel); kỹ thuật hòn tuyết (Snowball); kỹ thuật lắp ghép (Jigsaw); kỹ thuật cầu vồng (Rainbow); kỹ thuật bể cá (Fishbow)là chiếm ưu thế nhất. Trong giới hạn bài viết chúng tôi không có điều kiện để phân tích sâu các kỹ thuật trên trong DHPH. Nếu sắp xếp nhóm DHPH theo phong cách học tập, yêu cầu giáo viên phải có năng lực thiết kế và tổ chức nhóm theo hình thức hoạt động. Cùng một nội dung như nhau nhưng thiết kế các con đường chiếm lĩnh khác nhau. Giáo viên đưa ra yêu cầu trước, HS có thể giải quyết vấn đề qua từng nhóm vui chơi, hoạt động, cũng có thể qua xem videos, tranh ảnh, có thể qua làm việc độc lập, có thể qua âm nhạc, tranh luậnvới nhau. Giáo viên cho phép học sinh lựa chọn hình thức tiếp nhận và ghép nhóm theo hứng thú và sở thích của mình. Vấn đề mong đợi là tất cả phải đạt được mục tiêu một cách tích cực và thoải mái nhất. Tổ chức dạy học cá nhân: DHPH là dạy học bám sát đối tượng. Ngoài hình thức dạy học tòan lớp, hình thức nhóm, giáo viên phải có sự giúp đỡ riêng. Phổ biến của hình thức dạy học cá nhân là phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS khá giỏi. Hình thức này đảm bảo cho các học sinh đều tiến bộ và đạt được mục tiêu riêng của mình. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 67 3.4. Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phân hóa Để đảm bảo công bằng trong đánh giá DHPH đòi hỏi giáo viên phải có năng lực đánh thường xuyên, liên tục theo từng giai đoạn nhỏ. Nếu căn cứ vào năng lực học tập đòi hỏi phải thực hiện các bài kiểm tra phân hóa độ khó trong yêu cầu của đề thi. Nếu căn cứ phong cách, hứng thú học tập phải thiết kế các kiểu bài kiểm tra đa dạng hình thức cho từng nhóm. Đối với những HS có đặc điểm trí tuệ học tập hướng nội nhưng giáo viên lại yêu cầu đánh giá tương tác nhóm thì sẽ thiệt thòi cho em. Ngược lại, những em có xu hướng thích vận động, thực hành thì sẽ rất thiệt thòi khi phải cặm cụi làm một kiểm tra viết Đây là một yêu cầu không phải dễ dàng với giáo viên, nhưng đã xác định DHPH thì phải tính toán đến khâu đặc biệt quan trọng này. 3.5. Năng lực điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy học phân hóa Khâu này được xem là khâu cuối cùng của hoạt động DHPH, đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho chiến lược DHPH tiếp theo. Khi có được kết quả từ kiểm tra, đánh giá giáo viên phải phân tích những nguyên nhân của thành quả và thất bại trong kết quả dạy học phân hóa. Phải nghiên cứu lại các khâu của hoạt động DHPH và điều chỉnh, hòan thiện dần ý tưởng DHPH của bản thân. Tóm lại, để thực hiện DHPH giáo viên phải đầu tư rất nhiều về công sức và thời gian, phải am hiểu tường tận và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp, hình thức dạy học và đánh giá kết quả dạy học. Đây là một yêu cầu không phải dễ dàng thực hiện ngày một ngày hai mà cần một sự đầu tư lâu dài, thường xuyên, liên tục. Mặt khác, không phải bất kỳ lớp nào cũng dễ dàng tiến hành DHPH mà giáo viên phải chú ý đến các yếu tố: phân phối chương trình, số lượng học sinh trong một lớp, không gian phòng học, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, đặc biệt là năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn của bản thânmới đưa được ý tưởng DHPH vào thực tiễn. Để có được những năng lực cơ bản trên đòi hỏi giáo viên phải vượt qua vô vàn khó khăn, thách thức mới đáp ứng được yêu cầu, mới thực hiện được một quan điểm dạy học dù không mới mẽ nhưng đầy ưu việt mà định hướng phát triển giáo dục Việt Nam sau 2015 quyết tâm thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban chấp hành T Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghi lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng (Khoá XI) về đổi mới căn bả và tòan diện giáo dục- đào tạo, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 2. Võ Thị Minh Chí (2009), Nhịp độ nhận thức và tự đánh giá khuynh hướng chọn nghề của học sinh – Một sơ sở khoa học để dạy học phân hóa có kết quả, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 50 3. Lê Hoàng (2012), Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Howard Gardner (1995), Cơ cấu trí khôn: lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, NXB Giáo dục, Hà Nội, Người dịch: Phạm Toàn DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 68 5. Lê Thị Thu Hương (2012), Dạy học phân hóa ở tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn toán, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 6. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB Giáo dục, Hà Nội, Người dịch: Lê Quang Long, Hiệu đính: Lê Thị Kim Dung. Tiếng Anh 7. Tomlinson, C.A (1998), Teach Me Teach My Brain – A Call For Differenced Classrooms. Educational Leadership – How the Brain Works Educational Leadership Index The Brain and Learning. 8. Tomlinson, C.A and Eidson C.C (2003), Differentiation in Practice: A Resource Guide for Differentiating Curriculum, Grades 5 – 9. 9. Subban, P. (2006), Differentiated instruction: A research basis, International Education Journal, 2006, 7(7), 935-947.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_luoc_mot_so_yeu_cau_co_ban_ve_nang_luc_day_hoc_phan_hoa_n.pdf
Tài liệu liên quan