Dầu sở sau khi tinh chế có thể dùng làm dầu ăn thay thể dầu liu.
Dầu sở thuộc loại dầu không khô và có thể là nguồn nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp (sản xuất xà phòng, các chất tẩy rửa, hoámỹ phẩm, chất
hoá dẻo, dầu in và để thắp sáng). Khô dầu sở dùng làm phân bón hoặc sản
xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và để duốc cá. Lá và vỏ có thể dùng để lấy
tanin. Gỗ sở cứng, dẻo được dùng làm nông cụ và đồ gia dụng. Hoa sở là
nguồn mật quý cho nghề nuôiong, nhất là vào mùa khô. Sở là cây có tính
chống chịu khoẻ, là đối tượng trồng và phục hồi rừng ở miền núi và trung
du. Cây vừa là nguồn cung cấp dầu béo, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói
mòn.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sở, chè dầu, trà mai, du trà, mạy slở (Tày), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở, chè dầu, trà mai, du trà,
mạy slở (Tày)
Công dụng:
Dầu sở sau khi tinh chế có thể dùng làm dầu ăn thay thể dầu liu.
Dầu sở thuộc loại dầu không khô và có thể là nguồn nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp (sản xuất xà phòng, các chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, chất
hoá dẻo, dầu in và để thắp sáng). Khô dầu sở dùng làm phân bón hoặc sản
xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và để duốc cá. Lá và vỏ có thể dùng để lấy
tanin. Gỗ sở cứng, dẻo được dùng làm nông cụ và đồ gia dụng. Hoa sở là
nguồn mật quý cho nghề nuôi ong, nhất là vào mùa khô. Sở là cây có tính
chống chịu khoẻ, là đối tượng trồng và phục hồi rừng ở miền núi và trung
du. Cây vừa là nguồn cung cấp dầu béo, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói
mòn.
Hình thái:
Cây bụi hay gỗ nhỏ, thường xanh, cao 3-6(-11)m; vỏ ngoài màu
xám nhạt cành mảnh. Lá đơn, mọc so le phiến hình bầu dục, hình mác, hình
trứng hoặc hơi tròn, kích thước (1,6-)4-8(-12)x(1,2-)2,5-3,5(-5)cm; đầu nhọn
hoặc hơi tù; gốc hình nêm; mép khía răng cưa nhỏ, đều gân mờ, cuống lá
ngắn; dài 0,3-0,5cm; nhẵn, có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạng
chùm 2-3 hoa, ở kẽ lá gần đầu cành. Hoa lưỡng tính, kích thước lớn, đường
kính (4-)6-8(-10)cm; lá bắc nhỏ, đài có lông ở phía ngoài 5-6 cánh hoa, màu
trắng hơi phớt hồng hoặc hơi đốm vàng, hình trứng ngược hay hình nêm và
luôn có khía ở đầu; nhị nhiều, thường dính nhau ở phía dưới và xếp thành 2
vòng, bao phấn đính lưng bầu 3-4 ô, vòi nhuỵ 3-4(-5), dính nhau một phần ở
phía dưới hoặc rời hoàn toàn. Quả nang, thường có dạng gần hình cầu, hình
cầu dẹt, hình trứng hoặc hình trái lê, kích thước (2,5-)3,5-5(-5,8)x(1,8-)3,3-
5,5(-5,9)cm. Hạt có các góc lồi, dài khoảng 2-3cm, rộng 2-2,5cm; màu nâu
đậm hoặc nâu sáng, nhân hạt chứa dầu béo.
Phân bố:
Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lai Châư Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Trị.
- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Singapor, lndonesia, Myanmar, Nhật
Bản, ấn Độ và Georgia.
Đặc điểm sinh học:
Sở thường sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình
năm khoáng 18-240C. Tuy vậy sở vẫn có khả năng chịu lạnh tốt (có thể chịu
nhiệt độ tối thấp O0C, thậm chí -30C như tại Đồng Văn - Hà Giang) và cũng
có thể phát triển bình thường ở các khu vực có khí hậu khô nóng (đôi khi
nhiệt độ lên tới 390C hoặc 400C như tại Quỳ Châu - Nghệ An). Sở là cây ưa
sáng và ẩm; nhưng không chịu úng ngập. Cây sinh trưởng, phát triển tốt trên
các khu vực có lớp đất mặt sâu, dày, tơi, xốp và mầu mỡ. Tuy vậy sở cũng
có thể chịu được điều kiện khô hạn, có thể sinh trưởng trên những khu vực
đất đồi đã bị rửa trụi, xói mòn, kết vón hoặc hơi chua. Cây có tốc độ sinh
trưởng chậm, có thể sống tới 70-80 năm, thậm chí hàng trăm năm. Mùa hoa
tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Mùa quả tháng 9-11 hàng năm. Từ khi hoa
thụ phấn, tạo quả đến khi quả chín kéo dài khoảng trên 10 tháng.
Sơn phú thọ, sơn dầu, sơn lắc
Công dụng:
Nhựa mủ là nguồn nguyên liệu quý, rất cần thiết cho nhiều ngành
công nghiệp và thủ công nghiệp, như làm đồ mỹ nghệ (sơn, gắn các mặt
hàng chắp bằng tre nứa, các sản phẩm thủ công, đồ thờ, hàng sơn mài, sơn
dầu. . . ), sơn tàu thuyền, sản xuất các vật liệu cách điện . . . Rễ, lá, vỏ, quả
dùng chữa trị bệnh hen khan, viêm gan mãn tính, đau dạ dày, đòn ngã tổn
thương, dùng ngoài trị gãy xương, vết thương chảy máu, lao, phổi và cảm.
Các bộ phận của cây đều có độc tính, có thể gây dị ứng sơn ("sơn ăn", "lở
sơn") sưng tấy, ngứa ngáy, lở loét... Theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng
rau dền, lá hoặc quả khế gió nhỏ, xát và đắp vào chỗ sưng đau. Cũng có thể
dùng lá cây bòn bọt (Glochidion eriocarpum Champ.) đun sôi rồi xông và
rửa hoặc dùng vỏ cây núc núc (Oroxylum indicum (L.) Kurz.) nấu thành cao
để uống và bôi lên chỗ bị sưng, lở loét.
Hình thái:
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 4-6(-10)m; vỏ thân có 2 lớp; lớp ngoài
dày hoặc mỏng tuỳ thuộc vào từng giống cũng như điều kiện môi trường
sống (trung bình khoảng 35mm); lớp trong gồm rất nhiều ống dẫn nhựa. Lá
kép lông chim lẻ, mọc so le, dài (1,5-)8-27cm; thường gồm (5-)7-9 lá chét,
hình trái xoan thuôn hay hình mác; kích thước 3-8x1,3-2,5cm; đầu thuôn
nhọn; gốc hình nêm, lệch mép nguyên.
Cụm hoa dạng chuỳ, mọc ở kẽ lá, dài tới 20-24cm. Hoa lưỡng tính,
màu trắng kem; đài hợp 5 răng; 5 cánh hoa dạng hình trứng hoặc hơi thuôn;
nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu gần hình cầu, nhẵn. Quả hạch, hình cầu hoặc hình
cầu dẹt, đường kính 5-8mm; khi chín có màu vàng nhạt, nhẵn bóng.
Phân bố:
- Việt Nam: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình,
Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk,
Lâm Đồng.
- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn
Độ, Nhật Bản.
Đặc điểm sinh học:
Sơn là loài có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở nhiều khu vực từ
vùng Đông Á, Đông Nam Á tới Nam Á. Trong tự nhiên, có thể gặp sơn mọc
rải rác trong rừng thưa ở độ cao dưới 1.500m. Cây ưa khí hậu nóng, ẩm;
nhiệt độ trung bình khoảng 20-300C là thích hợp nhất cho sinh trưởng của
cây. Song sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38-390C Và nhiệt độ
lạnh tới 4-50C, Cây sinh trưởng chậm và rụng lá về mùa đông. Cây ưa sáng,
sinh trưởng ở nơi quang đãng, được chiếu sáng đầy đủ cành lá mới xum xuê
vỏ dày và sơn sẽ cho nhiều nhựa. Nắng còn làm tăng phẩm chất nhựa sơn;
chích nhựa vào ngày nắng ráo, nhựa sơn đỏ đẹp và có nhiều dầu. Sơn là cây
ưa ấm. Tại các khu vực trồng sơn có truyền thống ở Phú Thọ, lượng mưa
trung bình hàng năm thường đạt khoảng 2.000mm. Sơn sinh trưởng tốt và
cho nhiều nhựa vào các tháng có mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều.
Sơn chịu hạn, nhưng không chịu ngập úng. Đất trồng sơn cần tơi, xốp, nhiều
mùn và chua (pH 4,5-5,5). Đất rừng mới khai phá, đất sau nương rẫy, đất đỏ,
đất pha cát nhẹ, sâu, dày, tơi, xốp, nhiều màu, đủ ấm, thoát nước tốt, chua rất
thích hợp cho sinh trưởng của sơn. Bộ rễ của sơn ăn nông, nên cây dễ bị đổ
do gió to hoặc bóo. Sơn là cây sinh trưởng, phát triển nhanh. Cây 28-30
tháng tuổi, đã đạt chiều cao khoảng 2m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu
hoạch nhựa. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 8-9. Khi cây ra hoa, mang
quả thường ít nhựa. Hoa quả càng nhiều nhựa càng ít.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 99_6247.pdf