Slide môn Quản trị học: Thuyết hành vi trong quản trị

Là sự vận dụng các tư tưởng và phương pháp của thuyết tâm lý học vào nghiên cứu những vấn đề quản lý các tổ chức.

Hai tác giả tiêu biểu của thuyết hành vi:

- Herbert Simon (15/06/1916 - 09/02/2001).

- Douglas Mc Gregor (1906 - 1964).

 

ppt14 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4775 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Slide môn Quản trị học: Thuyết hành vi trong quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chuyên ngành * Thuyết trình nhóm Môn học Quản trị học Giáo viên Ths. Nguyễn Thị Nhung ** Nội dung thuyết trình ** Chủ đề Thuyết hành vi trong Quản trị Trình bày nội dung Thuyết hành vi trong Quản trị: Là sự vận dụng các tư tưởng và phương pháp của thuyết tâm lý học vào nghiên cứu những vấn đề quản lý các tổ chức. Hai tác giả tiêu biểu của thuyết hành vi : + Herbert Simon - (15/6/1916-9/2/2001) + Douglas Mc Gregor - (1906-1964) Herbert Alexander Simon (15/6/1916-9/2/2001) Người Mỹ. là một nhà nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học, kinh tế học và quản lý, triết lý khoa học, xã hội học, và chính trị học, ông là một trong những nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng rất danh giá, như Giải Nobel Kinh tế, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học ... Tư tưởng quản trị của Simon đề cao vai trò ra quyết định, đây là cốt lõi của hoạt động quản trị cũng như tiến hành các công việc. Quyết định trong quản trị có tính tổ hợp, không là nhiệm vụ của một cá nhân đơn lẻ, mà là sự tham gia đóng góp của nhiều người, cần phân chia quyền hành ra quyết định theo hiểu biết, cấp bậc và năng lực của mỗi thành viên trên cơ sở mạng lưới thông tin đầy đủ phù hợp. Tính hợp lý trong quyết định vì mục tiêu chung nhằm đạt các giá trị chung từ sự tối ưu trong quản trị đó là hiệu quả để đánh giá cả nhà quản trị và nhân viên. Ứng dụng: Tại công ty Vàng bạc đá quý GOLDEN Ban giám đốc dự kiến mục tiêu đạt doanh số 9.000 lượng vàng trong 6 tháng đầu năm. Bản kế hoạch triển khai đến các bộ phận, đề xuất các phòng ban liên quan, bộ phận bán hàng thực hiện và đưa ra đề xuất tối ưu để đạt mục tiêu. Bên cạnh đó, 1 bản tin tổng hợp về thị trường, khách hàng, số liệu cụ thể về biến động kinh tế, chỉ số Gía, tỷ lệ lạm phát, mức thu nhập, chứng khoán, tình hình vàng thế giới, giá dầu, USD… của công ty tư vấn được Ban giám đốc phổ biến đến quản lý, nhân viên… Duoglas Mc Gregor (1906-1964) Người Mỹ, là một nhà khoa học hành vi tiêu biểu nhất, tác giả của hai cuốn sách: Mặt nhân văn của xí nghiệp (1960) và Nhà quản lý chuyên môn (1967) Ông đề cao kỷ năng quản trị của người lãnh đạo trong tổ chức trên nền tảng kỷ năng kỷ thuật. Việc dựa trên sự hiểu biết khoa học về bản chất con người nhằm quản trị con người hiệu quả để thúc đẩy, khai thác khả năng, năng lực và sự sáng tạo trong công việc, nhiệm vụ của nhà quản trị là phải khơi giậy các tiềm năng đó ở mọi thành viên. Ông khởi xướng nên thuyết X và Y 1/ Thuyết X: xây dựng theo quan niệm người bình thường không thích làm việc, thụ động, trốn tránh trách nhiệm, thích bị lãnh đạo…vì mục tiêu chung, nhà quản trị bằng ép buộc, hướng dẫn, đe doạ bằng hình phạt để họ phải làm việc. Hay là “Sự quản lý nghiêm khắc” Ví dụ: Các công ty Đài Loan, Trung Quốc như vụ Công ty Foxconn – đối tác sản xuất sản phẩm của các hãng lớn như Apple, Hp, Amazon… ngược đãi, ép buộc công nhân, lao động làm thuê làm việc với áp lực cao, coi họ như động vật, máy móc, trả lương thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn… làm xảy ra nhiều vụ đình công, tự sát, do các nhà lãnh đạo chỉ đề cao lợi nhuận, lợi ích, làm theo luật, khuôn phép riêng của họ. 2/ Thuyết Y: đưa ra quan niệm nhân bản và lạc quan hơn về con người, đề cao tính tự chủ, tự giác, trách nhiệm của mỗi cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức giao phó. Hay là “Sự quản lý ôn hoà” có sự tiến bộ hơn Thuyết X. Ví dụ: tại các công ty công nghệ như có một môi trường làm việc rất tự do, thoải mái, một không gian làm việc “mở” và như một ngôi nhà chung cho tất cả mọi người từ lãnh đạo đến nhân viên rất thân thiện, chính sách đãi ngộ tốt, đề cao sự riêng tư, sự tự giác nhằm đạt hiệu quả làm việc cao nhất cho nhân viên, đem lại lợi nhuận cho công ty của họ. Kết luận Hạn chế của Thuyết hành vi trong Quản trị: Xét ở phạm vi Thuyết này ta thấy bản chất bên trong đến hành vi của mỗi cá nhân, mỗi người là luôn phức tạp, đa dạng, tùy tâm lý, tính cách và luôn khó nắm bắt được (mỗi người 1 tính, chín người mười ý…), dựa trên việc nắm bắt tốt tâm lý con người, kinh nghiệm quản trị, cách nhìn người, trực giác nhạy bén để có thể giao đúng việc, đúng người, nhằm kết hợp sức mạnh các nhân trong tập thể, tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung, đạt giá trị, kết quả cao nhất. Biện pháp khắc phục: Trong thực tế về quản trị con người cũng như hành vi trong quản trị, nhà quản trị cần áp dụng linh hoạt, uyển chuyển cũng như vận dụng sáng tạo các lý thuyết quản trị ở trên nói chung tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của tổ chức, tập thể và từng cá nhân, thành viên trong tổ chức, tập thể để có được hiệu quả, giá trị tối ưu trong công việc ** Kết thúc bài thuyết trình ** * Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của cô và các bạn ! * Nhóm rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của cô và các bạn để hoàn thiện và phát huy hiệu quả cao hơn nữa bài thuyết trình này !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptSlide Thuyết trình nhóm - Môn Quản trị học - Giáo viên Ths. Nguyễn Thị Nhung.ppt
Tài liệu liên quan