Sinh viên khó khăn trong việc tự học

Từ đề tài lớp “Làm thế nào để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn” nhóm nghiên cứu đã cùng nhau

xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện bằng cách vận dụng các phương pháp đã được học

tiêu biểu là phương pháp KJ và Brainwriting. Cá nhân của các thành viên trong nhóm đã cùng nhau

nghiên cứu và chọn lọc kỹ càng, để cùng đưa đến quyết định chọn ra đề tài vô cùng cần thiết đối

với sinh viên, đó là vấn đề “Sinh viên khó khăn trong việc tự học”. Khi mà đưa ra quyết định chọn đề

tài này nhóm nhận thấy rằng, việc tự học khá quan trọng đối với tân sinh viên, là một vấn đề vô

cùng bức bối và nan giải, nó ảnh hưởng đến con đường học tập trong bốn năm đại học trong khi

việc tự học là không hề dễ dàng, tự bản thân nhóm cũng có phần tự nhận thấy được vấn đề đang

tiếp diễn trong quá trình rèn luyện và học tập trên giảng đường.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sinh viên khó khăn trong việc tự học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
810 SINH VIÊN KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TỰ HỌC Nguyễn Anh Huy, Vũ Phúc Đạt, Trương Hồng Hưng, Lê Quốc Khánh, Nguyễn Đặng Phương Nam Viện Công nghệ Việt  Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đỗ Quang Đông TÓM TẮT Từ đề tài lớp “Làm thế nào để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn” nhóm nghiên cứu đã cùng nhau xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện bằng cách vận dụng các phương pháp đã được học tiêu biểu là phương pháp KJ và Brainwriting. Cá nhân của các thành viên trong nhóm đã cùng nhau nghiên cứu và chọn lọc kỹ càng, để cùng đưa đến quyết định chọn ra đề tài vô cùng cần thiết đối với sinh viên, đó là vấn đề “Sinh viên khó khăn trong việc tự học”. Khi mà đưa ra quyết định chọn đề tài này nhóm nhận thấy rằng, việc tự học khá quan trọng đối với tân sinh viên, là một vấn đề vô cùng bức bối và nan giải, nó ảnh hưởng đến con đường học tập trong bốn năm đại học trong khi việc tự học là không hề dễ dàng, tự bản thân nhóm cũng có phần tự nhận thấy được vấn đề đang tiếp diễn trong quá trình rèn luyện và học tập trên giảng đường. Từ khóa: Cuộc sống sinh viên, chi phí, thoải mái, việc làm sinh viên 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Tự học là một phần của sự giáo dục, Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức học của trò”. Tại Việt Nam, tự học như một sự nỗ lực của cá nhân, sự cố gắng đền bù bằng những thành công. Nhất là những đối tượng sinh viên, việc tự học là điều tất yếu và không thể thiếu. Sinh viên học tập mọi lúc mọi nơi từ giảng đường cho đến xã hội xung quanh. Nhưng con đường không bao giờ trở nên dễ dàng nhất là 4 năm đại học của sinh viên. Ta có thể thấy rõ nhất ở những việc rớt môn, rớt tốt nghiệp,... đang diễn ra ở chính môi Trường Đại học. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ấy, ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về mặt lý luận và thực tiễn. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT “Học, học nữa, học mãi” là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau, câu nói như một minh chứng cho tinh thần tự học quyết tâm cao. Để nắm rõ hơn về vấn đề tự học chúng ta cần hiểu rõ tự học là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề tự học, nhưng dù khái niệm nào cũng thể hiện ý thức và tự giác cao của các bạn trẻ. “Tự học là sự động não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất chính của bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” – Theo Nguyễn Cảnh Toàn (1997), quá trình dạy – tự học, Nxb. Giáo dục. 811 “Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh, sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” – theo Lưu Xuân Mới (2000) khái niệm tự học là gì? Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. Trong bài phát biểu tại Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS. Trần Phương cho rằng: “Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kỹ năng thực hành những tri thức ấy”. Từ những khái niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng với sự tự giác cao của bản thân. Tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi cá nhân sẽ được phát triển không ngừng trong quá trình tự học của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự làm chủ trong suy nghĩ, hành động của mình. Vấn đề tự học luôn được đề cao trong quá trình tiếp thu tri thức của các bạn trẻ. 3 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Với tỷ lệ sinh viên rớt môn hàng năm tăng và chuyển biến phức tạp khôn lường, qua đó ta sẽ tự hỏi điều gì khiến sinh viên rớt môn khi việc học dựa trên kiến thức vô cùng cơ bản và thiết thực. Việc học trên lớp luôn song song với việc tự học là ta luôn phải tự giác nghiên cứu và tìm tòi, vậy nguyên nhân từ đâu khiến sinh viên gặp những khó khăn đến vấn đề này? Hình 1: Biểu đồ xương cá phân tích khó khăn trong việc tự học của tân sinh viên (Nguồn: Nhóm thực hiện bài báo NCKH, 2020) 812 Qua biểu đồ trên, nhóm đã phân tích được những nguyên nhân chính gây khó khăn đối với sinh viên. Từ những nguyên đó, nhóm đã sử dụng phương pháp KJ được học từ môn PD để phân tích và tìm ra những nguyên nhân sâu cốt lõi, từ đó có những hướng khắc phục hiệu quả nhất. Việc phân tích nguyên nhân này đến từ phía chủ quan của nhóm, vì thế nhóm đã có những buổi phỏng vấn qua biểu mẫu và phỏng vấn trực tiếp với sinh viên trường khác để hiểu rõ hơn về những khó khăn gặp phải dưới đây: Hình 2: Biểu đồ cột biểu thị mức độ nguyên nhân khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc tự học (Nguồn: Nhóm thực hiện bài báo NCKH, 2020) Hình 3: Phỏng vấn sinh viên Võ Quỳnh Giao (ĐH Văn Lang) (Nguồn: Nhóm thực hiện bài báo NCKH, 2020) 4 GIẢI PHÁP Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều giải pháp giúp cải thiện việc học được nêu trên tất cả các thông tin đại chúng, cụ thể là phương tiện mạng xã hội Facebook hay trình duyệt tìm kiếm lớn nhất thế giới: Google. Không quá khó để tìm thấy những từ khóa như: ”Cách để tự học hiệu quả”, ”Khó khăn trong việc học trên lớp”, ”Cách học giỏi”, Những phương pháp điển hình mà có thể kể ra như học gia sư, học qua các sơ đồ mindmap, học quá hình thức online vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Việc học nhóm cũng là một trong những phương pháp tiện lợi giúp việc học trở nên hiệu 813 quả hơn. Việc áp dụng mô hình quản trị của doanh nghiệp cùng với sự phân chia hợp lý và quản lý kỹ lưỡng trên cơ sở một lớp học thu nhỏ của sinh viên. Điển hình có thấy được sự tiện lợi và hiệu quả khi được áp dụng như những tập thể sinh viên tiên tiến mà nhà trường luôn triển khai. Nhằm giúp tăng tính đoàn kết và giao lưu trong một lớp với nhau, sinh viên đầu tư nhiều hơn vào điểm mạnh của mình, tăng khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng trình bày trước đám đông, cùng với đó là những sinh viên khi gặp khó khăn trong bất kỳ một vấn đề gì sẽ dễ dàng tìm được người thân quen để giúp đỡ. Đầu tiên, người quản lý ở vị trí cao nhất trong mô hình là lớp trưởng với nhiệm vụ điều hướng, lên kế hoạch, quản lý và hướng dẫn kịp thời cho tất cả các sinh viên. Tiếp theo đó là 2 lớp phó gồm lớp phó học tập và lớp phó hoạt động phong trào với nhiệm vụ báo cáo, kiểm tra, thống kê những nhóm học tập và hoạt động nghiên cứu trong lớp. Lớp phó học tập sẽ quản lý những nhóm liên quan đến những môn học trên lớp, lớp phó hoạt động phong trào sẽ phân chia quản lý những nhóm liên quan đến điểm rèn luyện. “Rèn đức luyện tài” là việc làm luôn song song với nhau, để cải thiện học tập nhưng không thể ngó lơ đến các hoạt động phong trào. Một tinh thần và sức khỏe tốt sẽ góp phần cho việc tự học. Nhiệm vụ của các nhóm sẽ hoạt động như những nhóm nghiên cứu, ôn luyện, chỉ dạy cho nhau, đặc biệt là những bạn đang gặp khó khăn với chính những vấn đề đó. Điều đặc biệt ở mô hình giải pháp này sẽ giúp việc quản lý trở nên chi tiết và tiện lợi hơn, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động. Mô hình hướng đến tiếp theo đó là các bạn thành viên khác trong lớp khi tham gia các hoạt động đội nhóm, sẽ học hỏi và đem kinh nghiệm truyền đạt lại cho lớp, điển hình như những sinh viên là thành viên các câu lạc bộ học thuật ở trường. Sự giúp đỡ qua lại, hoạt động nhóm ngay trong chính lớp học, các ban cán sự lớp sẽ dễ dàng quản lý và biết được những điểm mạnh yếu ở từng thành viên trong lớp, qua đó cải thiện việc học tập của nhau. Đây có thể được coi là một sự nâng cấp của việc học nhóm đơn thuần. Hình 4: Mô hình giải pháp lớp học tiên tiến giúp đỡ sinh viên trong quá trình tự học (Nguồn: Nhóm thực hiện bài báo NCKH, 2020) 814 5 KẾT LUẬN Việc học tập là vô cùng quan trọng đối với sinh viên, những khó khăn sẽ luôn xảy ra, điều quan trọng là chúng ta có thực sự muốn đương đầu và vượt qua hay không. Chỉ có đối mặt với chính những điều ta cảm thấy khó khăn thì chúng ta mới có thể thay đổi và hoàn thiện. Mô hình giải pháp lớp học tiên tiến là một mô hình hiệu quả giúp sinh viên có thể khắc phục những khó khăn nói chung đặc biệt là vấn đề tự học của sinh viên. Từng sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết, làm việc hiệu quả cùng với rèn luyện qua các phong trào của trường lớp. Sinh viên sẽ cảm thấy 4 năm đại học không còn tẻ nhạt mà tươi tắn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] LinhTV (05/05/2020) Tìm hiểu tầm quan trọng và phương pháp tự học đem lại hiệu quả, NT EDU [2] Kênh 14 (5/3/2017) Bạn muốn thời sinh viên của mình trôi qua như thế nào? Kenh14.tv

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_vien_kho_khan_trong_viec_tu_hoc.pdf
Tài liệu liên quan