Sinh sản của lợn ở đông nam á

1. Giới thiệu

Đông Nam á là một trong những vùng hấp dẫn nhất của thế

giới bởi điều kiện tự nhiên, văn hoá và lịch sử của nó. Đông Nam á gồm 8

nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philipines, Thaila n

và Việt nam. Những nước này nằm ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm hầu

như quanh năm. Nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, trong đó chăn

nuôi lợn là một trong những phần chính. Bởi vì tất cả các nước Đông Nam á

đều là những nước nông nghiệp, nên những nước này có thể tự sản xuất thức

ăn gia súc và nguyên liệu thô.

pdf13 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sinh sản của lợn ở đông nam á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh sản của lợn ở đông nam á 1. Giới thiệu Đông Nam á là một trong những vùng hấp dẫn nhất của thế giới bởi điều kiện tự nhiên, văn hoá và lịch sử của nó. Đông Nam á gồm 8 nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philipines, Thailan và Việt nam. Những nước này nằm ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm hầu như quanh năm. Nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn là một trong những phần chính. Bởi vì tất cả các nước Đông Nam á đều là những nước nông nghiệp, nên những nước này có thể tự sản xuất thức ăn gia súc và nguyên liệu thô. Những nguyên liệu thô thu hoạch tại địa phương được dùng làm thức ăn cho lợn gồm có ngô, gạo, sắn, khoai lang, hạt bông, lạc, đậu nành, dầu dừa, bột cá, bột máu, bột thịt, bột xương, vỏ sò và đá vôi. Một khẩu phần điển hình dùng cho nái có chửa gồm có 16% protein thô (18% đối với lợn nái đang cho con bú), 76% dầu , 5% xơ, 13.5% D.E (MJKG), 0.7% lysine, 0.8% canxi, 0,5 % phốt pho, 0,3% và 0,25% methionine. Công thức này có thể thu được từ gạo xay. Thức ăn gồm những thành phần sau: 46 % gạo xay hoặc ngô, 16% cám gạo, bột cá 2%, mật mía 4%, đậu nành 11%, cơm dừa phơi khô 15%, dầu dừa 3%, đá vôi 1.5%, khoáng và vitamin 1.5%. Tiềm năng của việc sản xuất protein động vật ở vùng Đông Nam á rất cao. Những dự đoán của FAO cho thấy sản lượng thịt lợn ở Đông Nam á (bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và Triều Tiên) sẽ tăng từ 24.5 triệu tấn năm 1990 đến 37 triệu tấn vào năm 2010. 4 nước sản xuất thịt lợn lớn nhất trong vùng Việt Nam, Philipin, Indonesia và Thái Lan (Bảng 1). Hệ thống chăn nuôi lợn ở Đông nam á chủ yếu dựa vào nuôi nhốt kết hợp với cho ra ngoài một ít. Trang trại có thể được chia làm 2 loại, những đơn vị chăn nuôi thâm canh mức độ lớn hơn và những đơn vị chăn nuôi nuôi thâm canh nhỏ hơn, 2 hình thức này có tỷ lệ khác nhau ở mỗi nước, ví dụ: Tỷ lệ 80:20 ở Thái Lan và tỷ lệ 20:80 ở Việt Nam. Trong số 5 nước có sản lượng thịt lớn nhất Đông nam á, có sự khác biệt đáng kể trong hiệu quả chăn nuôi (bảng 2). Lý do có thể là do nông dân ở mức độ chăn nuôi nhỏ sử dụng các giống địa phương ở các nước sản xuất ít hơn so với những vùngmà các trang trại thâm canh thương mại sử dụng những giống đã được cải tiến di truyền. Bảng 1: Số lượng lợn ở trang trại, số lợn giết thịt/năm và sản lượng thịt lợn ở các nước Đông Nam á Nước Số lượng lợn ở trang trại (X1000) Số lượng lợn giết thịt mỗi năm (X1000) Sản lượng thịt lợn mỗi năm (X1000 tấn) Việt Nam Philipine Indonesia Thái Lan Malaysia Myammar Lào Campuchia 17.950 9750 7623 3780 * 3429 * * 16.875 15.953 10.510 6125 4255 2057 1241 1239 1104 1037 495 601 239 113 23 62 * Không có thông tin Bảng 2: Hiệu quả sản xuất thịt lợn (kg/nái/năm) ở các nước Đông Nam á Số lượng Sản Lượng Sản lượng Nước nái ở trang trại (X1000 đầu) thịt lợn (X1000 tấn) thịt lợn/nái (kg) Việt Nam Philipine Indonesia Thái Lan Malaysia 2200 1100 100 500 300 1104 1037 495 601 239 502 943 495 1200 797 2. Thành tích sinh sản của các đàn sinh sản ở thái Lan. Thành tích sinh sản của những lợn nái giống thuần ở Thái Lan không tốt bằng thành tích được báo cáo ở Châu Âu, đặc biệt là số lượng lợn con sinh ra ở mỗi lứa, thậm chí những lợn nái Thái Lan có cùng nguồn gốc giống như ở châu Âu. Thành tích sinh sản trung bình của nái giống Đại Bạch thuần và Landrace ở 7 trang trại thương mại được chỉ ra ở (bảng 3). Bảng 3: Thành tích sinh sản của nái Đại Bạch và Landrace ở 7 đàn sinh sản thương mại Landrace Đại Bạch Khoảng cach từ cai sữa đến động dục (ngày) Số con sinh ra/lứa số con sinh ra sống/lứa 6,46 9,8 8,96 6,11 9,7 8,94 Điều điển hình là những trang trại như thế có tỷ lệ nái thay thế cao đạt tới 50% mỗi năm. Điều này cho kết quả là số lứa đẻ trung bình là 3 - 4. Tỷ lệ đẻ khoảng 80% và tỷ lệ nái chết khoảng 4% năm. Khí hậu nóng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm ở hầu hết các nước Đông nam á đã làm giảm tỷ lệ đẻ và số con trên mỗi lứa cũng ít hơn, trong khi đó lợn được phối giống trong thời kỳ đó đẻ muộn hơn gần 4 tháng (bảng 4). Thành tích sinh sản có thể bị giảm khoảng 5 - 10% trong thời kỳ này. không có số liệu về xảy thai trong thời kỳ này. Bảng 4: ảnh hưởng của mùa nóng (tháng 3-5) so với mùa khác lên số lượng con /lứa đẻ (tổng số con sinh ra) và khoảng cách từ lúc cai sữa đến động dục Tổng số con sinh ra <10 con Khoảng cách từ cai sữa đến động dục Mùa nóng (tháng 3-5) Số lượng lứa đẻ Các mùa khác (tháng 6-4) Số lượng lứa đẻ 60,5%a 805 54,5%b 2153 88,7% 504 90,9% 2012 a so với b, p<0,01 Có sự giao động mạnh về thời gian cho bú. Nhiều trang trại thương mại lớn có thức ăn tốt hơn hiện nay đang cai sữa ở 22 ngày tuổi. Nhiều trang trại truyền giống sử dụng các giống địa phương vẫn còn cai sữa ở 4-5 tuần tuổi. Phối giống tự nhiên vẫn là chủ yếu ở phần lớn các trang trại, nhưng ngày càng có nhiều trại sử dụng thụ tinh nhân tạo, hiện nay chiếm khoảng 20%. Thông thường, ở Thái lan nông dân nuôi lợn vỗ béo sử dụng một chương trình giống lai. Lai 3 dòng được tạo ra đực Landrace (L) và cái Đại Bạch (LW) để tạo ra con cái , rồi sau đó con cái này được phối với đực Duroc. Thành tích sinh sản điển hình của những giống lai này được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Thành tích sinh sản của lợn nái lai (Đại Bạch X Landrace) từ một đàn sinh sản thương mại (17532 lứa của 3930 nái trong 2 năm 1997- 1998) Khoảng cách từ cai sữa đến phối giống (ngày) Tỷ lệ đẻ Lứa đẻ/nái/năm Tổng số con sinh ra/lứa Số con sinh ra sống/lứa Số lợn con sinh ra sống/nái/năm 6,2 81,6 2,23 9,58 9,36 20,6 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản ở các đàn lợn sinh sản ở các nước nhiệt đới (Đông Nam á) Có một số yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của lợn nái ở điều kiện nhiệt đới đã được phát hiện ra. Các yếu tố sau đây đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái. 3.1 Khí hậu Khí hậu ở Đông Nam á có thể nóng - khô và nóng ẩm. Từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình từ 25 - 28% và lượng mưa khoảng 0.5 cm/tháng. Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 27 - 310 C và lượng mưa trung bình 3 cm/tháng. Người nông dân rất hiểu vấn đề này và người ta cố gắng giải quyết bằng nhiều cách. Điều hoà không khí hay các hệ thống làm mát bằng hơi nước được sử dụng ở các chuồng nuôi đực giống. Các hệ thống nhỏ giọt nước hay phun sương mù được sử dụng ở những chuồng nuôi lợn nái. Cả 2 cách này đều nâng cao thành tích, tuy nhiên nó cần phải đầu tư lớn và phải thiết kế lại chuồng trại, điều mà các trang trại cũ không thể áp dụng được. Nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng chất lượng tinh như giảm lượng tinh và nồng độ tinh trùng, đặc biệt là trong mùa nóng. Lợn hậu bị gặp nhiệt độ cao trước thời kỳ động dục gây rối loạn chức năng sinh sản bao gồm không động dục, động dục chậm rụng trứng và u nang buồng trứng như được trình bày ở bảng 6. Số lượng con ở mỗi lứa đẻ ít ở giai đoạntừ tháng 7 đến tháng 9 ở Thái Lan có thể do chết phôi sớm trong giai đoạn nang (tháng 3- tháng 5). Bảng 6: Động dục bình thường và không bình thường của lơn hậu bị (n=7 ở môi trường bình thường) và lợn hậu bị được sử lý (n=7 ở trong buồng có nhiệt độ tăng cao trong thời gian trước động dục) ở lần quan sát động dục lần thứ 2 Tỷ lệ (số) Bình thường Không bình thường Dạng không bình thường Đối chứng Sử lý 85,7 (6) 53,1 (4) 14,3 (1) 42,9 (3) 1 động dục bình thường nhưng không rụng trứng 1 không động dục, 1 chậm động dục, 1 u nang trứng 3.2 Bệnh ở các nước Đông Nam Châu á, hiện tại có nhiều vấn đề về đàn sinh sản bị bệnh truyền nhiễm và bệnh sinh sản (ngoại trừ bệnh sốt lợn Châu Phi). Thường có các chương trình phòng chống ở phần lớn các đàn như chương trình tiêm phòng vaccine và sử dụng kháng sinh (Bảng 7). Trong lúc khủng hoảng kinh tế nhiều nông dân có thể đã dừng tiêm phòng vaccine và sự ảnh hưởng có thể nhìn thấy bằng sự xuất hiện bệnh tật mà những bệnh này làm giảm hiệu suất sinh sản như bệnh Parvovirus và Aujeszky. Do những bệnh như thế nên thành tích sinh sản đã bị thấp đi. Những bệnh này gây nên các vấn đề như sẩy thai và hội chứng SMEDI (Thai chết lưu, thai gỗ, chết phôi và vô sinh). ở các nước nhiệt đới, nhiệt độ rất phù hợp cho vi khuẩn phát triển và sự sống sót của ký sinh trùng. Khí hậu nhiệt đới cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển mà những loại nấm này gây nhiều tổn thương như mycotoxicosis. Sự lây nhiễm của tinh trùng với các vi khuẩn không đặc trưng trong lúc phối giống hay thụ tinh nhân tạo có thể gây vô sinh hay sẩy thai sớm. Bảng 7: Các bệnh truyền nhiễm tồn tại ở Đông Nam á và một số chương trình phòng và điều trị được sử dụng Bệnh Phòng chống/điều triều Bệnh lở mồm long móng Sốt lợn (Hog cholera) Bệnh Aujszky Cúm lợn Tiêm phòng/điều trị hỗ trỡ Tiêm phòng Tiêm phòng Virut Hội chứng hô hấp sinh sản lợn(PRRS) Parvovirus Viêm gan B nhật Bản Bệnh viêm ruột-dạ dày truyền nhiễm Bệnh viêm cơ tim-màng tim * Tiêm phòng * Tiêm phòng * * Vi khuẩn Brucellosis Leptospirosis Erysipelas Các vi khuẩn không đặc trưng Không điều trị/giết Tiêm phòng/Kháng sinh Tiêm phòng/Kháng sinh Kháng sinh Ký sinh trùng Toxoplasmosis Trypanosomiasis Ve/giun * Diminazenneaceturate Ivermectin * Không điều trị, phòng bằng quản lý 3.3 Dinh dưỡng và quản lý Chất lượng thức ăn ở các nước nhiệt đới là một vấn đè chính vì sự lây nhiễm nấm và vi khuẩn có thể dễ dàng xẩy ra. Xẩy thai và thai chết lưu thường xuyên xẩy ra nếu cho lợn nái ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli có thể ảnh hưởng đáng kể đến thành tích sinh sản. Chất lượng nguyên liệu thô dùng làm thức ăn gia súc phải được quan tâm đặc biệt. Môi trường và quản lý thức ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận ở những thời điểm quan trọng như trong thời kỳ cho con bú. Những lợn nái đang cho con bú ở điều kiện nhiệt đới ăn bình quân 4,5 kg thức ăn/ngày, như vậy là quá ít, chúng cần phải ăn hơn 6kg/ngày. Nông dân rất cố gắng để lợn nái đang cho con bú ăn nhiều hơn, nhưng sự thèm ăn trong điều kiện nóng ẩm đã bị ức chế. Các biện pháp như cho ăn nhiều lần hơn, cho thức ăn ướt, cho thức ăn ngon hơn, thêm các thức ăn có mùi vị, nhỏ dọt nước để làm mát và quạt hơi nước được dùng để tăng thêm mức tiêu thụ thức ăn nhưng kết qủa không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn. Hậu quả của việc lợn nái cho con bú bị giảm 15% trọng lượng cơ thể là một vấn đề sau khi cai sữa. Ví dụ khoảng cách từ lúc cai sữa đến động dục dài hơn. Tuy nhiên không chỉ có môi trường ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thức ăn, mà còn trạng thái sức khoẻ. Quan sát cho thấy lợn nái khoẻ mạnh (không co giun sán và các bệnh quan trọng, cho ăn tốt và năng lượng thu nhận cân bằng) có thể đạt được sự thu nhận thức ăn trong thời kỳ cho con bú tới 7 kg/ngày. Những lợn nái như thế có thành tích sinh sản rất tốt. 4. Kết luận Thành tích sinh sản của lợn nái ở các nước Đông Nam châu á không đạt được mức mà tiềm năng của lợn nái cho phép. Điều này do nhiều nguyên nhân bao gồm môi trường (nóng và ẩm), bệnh tật, chất lượng thức ăn, chất lượng di truyền kém và quản lý kém (nuôi thả so với nuôi thâm canh). Để nâng cao thành tích sinh sản và năng suất có thể gợi ý rằng cần phải đàu tư nhiều hơn nữa vào chuồng trại (hệ thống làm mát), kiểm soát bệnh tật, dinh dưỡng và di truyền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_2323.pdf
Tài liệu liên quan