Yếu tố Rh có thể gây nguy hiểm cho thai. Tuy hiếm xảy ra nh ưng bạn cũng nên
biết. Nếu mạch máu ngưới bố Rh+ và mẹ là Rh-thì thai đứa con mang Rh+. Lúc
sinh Rh+ của con hoà với Rh-của mẹ khiến máu mẹ tạo ra kháng thể Rh+. Bé thì
không sao vì đã thoát ra ngoài trước khi những kháng thể của máu mẹ có thể gây
tác hại cho bé. Tuy vậy những lần sau, thai sẽ gặp nguy hiểm vì phải chung sống 9
tháng trời với máu của mẹ đã có sẵn kháng thể.
Trường hợp không đẻ mà xảythai vẫn tạo ra kháng thể trong máu mẹ. Lần sau có
thai, thai sẽ dị dạng hoặc chết. Ngày trước đây là vấn đề nan giải, nhưng ngày nay
đã tìm ra vacxin kháng Rh. Sau khi đẻ hoặc xảy thai 3 ngày, thầy thuốc tiêm cho
mẹ những kháng thể để huỷ những huyết cầumang Rh+ của cái thai đã hoà sang
máu mẹ nó. Khi đó máu mẹ không còn phải sản sinh ra kháng thể nữa và sẽ không
nguy hiểm gì cho cái thai lần sau
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sinh nở -Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH NỞ - Phần 1
7.1 Tiêm phòng kháng Rh là gì
Yếu tố Rh có thể gây nguy hiểm cho thai. Tuy hiếm xảy ra nhưng bạn cũng nên
biết. Nếu mạch máu ngưới bố Rh+ và mẹ là Rh- thì thai đứa con mang Rh+. Lúc
sinh Rh+ của con hoà với Rh- của mẹ khiến máu mẹ tạo ra kháng thể Rh+. Bé thì
không sao vì đã thoát ra ngoài trước khi những kháng thể của máu mẹ có thể gây
tác hại cho bé. Tuy vậy những lần sau, thai sẽ gặp nguy hiểm vì phải chung sống 9
tháng trời với máu của mẹ đã có sẵn kháng thể.
Trường hợp không đẻ mà xảy thai vẫn tạo ra kháng thể trong máu mẹ. Lần sau có
thai, thai sẽ dị dạng hoặc chết. Ngày trước đây là vấn đề nan giải, nhưng ngày nay
đã tìm ra vacxin kháng Rh. Sau khi đẻ hoặc xảy thai 3 ngày, thầy thuốc tiêm cho
mẹ những kháng thể để huỷ những huyết cầu mang Rh+ của cái thai đã hoà sang
máu mẹ nó. Khi đó máu mẹ không còn phải sản sinh ra kháng thể nữa và sẽ không
nguy hiểm gì cho cái thai lần sau
7.2 Những ngày cuỗi cùng
Chín tháng trời trôi nhanh hơn bạn tưởng, đúng thế. Nhưng bạn cũng phải thừa
nhận những ngày cuối cùng của thai nghén khiến bạn hồi hộp. Phần vì nóng muốn
biết đứa con mình ra sao, phần cũng muốn thoát cho nhanh cái bụng nặng nề, gần
đây làm bạn quá vướng víu và cản trở trong mọi cử động. Một thứ gì đó dơi xuống
đất, bạn định cúi xuống nhặt, nhưng không được, thậm chí cài cái dây dầy cũng
không nổi. Bên cạnh đó bạn lại thầm có cảm giác kiêu hãnh. Bao nhiêu cảm xúc
lẫn lộn và điều chiếm tâm tư bạn hơn cả là đứa con sẽ ra sao, có lành lặn kháu
khỉnh không ?
Càng gần ngày sinh nở, bạn càng sốt ruột hơn. Và cái ngày nào bao mong đợi ấy,
cuối cùng cũng đến.
7.3 Kỹ thuật chuẩn bị để giảm bớt đau
Cái được gọi là đẻ không đau thực ra chỉ là phương pháp dùng tư tưởng, một cách
chuẩn bị về mặt tinh thần, dựa trên cơ thể của hoạt động thần kinh, dựa trên những
nhận xét sau đây:
1. Bạn ngồi trong phòng tối, một băng vải bịt mắt. Người ta lấy một panh xơ nhỏ
một sợi tóc của bạn. Trường hợp thứ nhất, nếu người ta báo trước sẽ nhổ một sợi
tóc, bạn sẽ không thấy cảm giác đau gì mấy. Trường hợp thứ 2, người ta nói với
bạn rằng sẽ đứt luôn cả miếng da đầu lẫn với tóc, dù thật sự họ chỉ nhổ một sợi
tóc, nhưng cảm giác đau của bạn cũng tăng lên vài chục lần
2. Bạn trượt tuyết và ngã, bạn thấy đau quặn. Trong khi chờ chụp phim, bạn chưa
biết gẫy xương, bạn cảm thấy nỗi đau không lớn lắm, bạn chịu được. Nhưng sau
khi biết kết quả là có gẫy xương thì bạn bỗng thấy cơn đau tăng lên gấp bội. (còn
tiếp...)
3.- Sáng thức dạy, bạn thấy hơi rát họng, xổ mũi và cặp nhiệt độ thấy 38,5 độ. Khi
biết rõ bạn bị viêm họng, bạn cảm thấy đau đớn khó chịu.
3 nhận xét trên đây chứng tỏ con người ta không tách rời phần tinh thần và thể xác
mà trái lại, ta chỉ là một khối hoá học mà mọi thứ đều gắn bó, hoà quyện với nhau.
Một phụ nữ rất sợ đau đẻ và hồi hộp chờ cái đau ấy, tới khi đẻ, chị ta sẽ rất đau.
Nhưng nếu người ta giảng cho chị ta hiểu từ trước là sẽ đau như thế nào và xoá đi
nỗi khắc khoải chờ đợi, thì cơn đau đến chị sẽ chịu đựng được không khó khăn là
mấy.
Kỹ thuật chuẩn bị tư tưởng, tinh thần và tâm lý ở đây là nhằm hướng dẫn cho chị
em biết rõ về thân thể mình ý thức được việc xảy ra, khiến chị em cùng hợp tác
trong việc sinh nở và giám sát được nó.
Người ta còn hướng dẫn cách thở: Thở bụng, thở ngực, thở chậm, thở nhanh, thở
gấp...giúp bạn chủ động điều khiển được cảm giác trong lúc đẻ. Phương pháp này
rất hiệu nghiệm, tuy nhiên việc ứng dụng trên thực tế có nhiều hạn chế, trước hết
là điều kiện vật chất. Phòng đẻ phải thế nào kia, các nhân viên phải sao, rồi ngay
việc huấn luyện cũng mất thời gian và công sức.
Dù sao khoa học tâm lý cũng mở ra một hướng đáng quý. Trong tương lai, mức
sống cao lên, điều kiện áp dụng sẽ dễ thực hiện và khi đó sẽ giảm đáng kể sự đau
đẻ.
7.4 Những phương pháp đỡ đẻ mới: Lợi và hại
Người ta nghĩ ra dù phương pháp để đỡ đau cho sản phụ, nhưng điều quan trọng
nhất là ngày hôm nay xa hội đã coi việc sinh nở là quan trọng và đứa trẻ ra đời
được tôn trọng. Do đó, sản phụ cũng được coi là mang tính chức năng cao quý.
Cho nên, dù phương pháp gì: Đẻ không đau, đỡ đẻ không thô bạo, yoga, cách
thở..., bạn cũng có thể yên tâm rằng vào nhà hộ sinh, bạn sẽ được chăm sóc ân
cần, chu đáo bới những nhân viên có tránh nhiệm. Bạn có quyền đòi hỏi những
điều kiện giúp bạn sinh nở nhẹ nhàng và đạt kết quả cao nhất
7.5 Phương pháp đỡ đẻ êm đềm
Do bác sỹ Pháp leboyer đưa ra và mới được công bố năm 1974, chủ trương đón
đứa bé ra đời trong một không khí yên tĩnh, thanh thản và lặng lẽ. Giảm bớt ánh
sáng, tiếng động trong phòng đẻ, vỗ về đứa bé và đưa vào bồn tắm với nhiệt độ 37
độ giống như môi trương quen thuộc của nó trong bụng mẹ. Phương pháp này
giúp cho cả hai mẹ con có cảm giác êm đềm trong lúc sinh nở. Việc cắt dây rốn
được dành cho người bố. ưu điểm của phương pháp này là xoá sự ngăn cách giữa
bố mẹ và đứa con, giữa sản phụ và nhân viên đỡ đẻ, tạo một bước khởi đầu dễ
chịu cho đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bước vào đời
7.6 Châm cứu
Có lẽ các bạn đã thấy trên màn hình vô tuyến truyền hình một sản phụ tươi cười
trong lúc thầy thuốc mổ bụng chị để lấy đứa con ra. Chị đang được gây tê bằng
châm cứu. Phương pháp này giảm đau mà vẫn không mất đi hoàn toàn cảm giác
đau
7.7 Ức chế
Một kiểu thôi miên, điều khiển cảm giác sản phụ bằng ám thị và giải toả thần kinh.
Phương pháp này được dùng nhiều ở tây ban nha và đem lại kết quả giống như
phương pháp tâm lý
7.8 Tại sao không ung Yoga
Phương pháp Yoga có tác dụng chủ động hướng tinh thần và cơ thể theo ý muốn,
nếu áp dụng vào việc đỡ đẻ chắc chắn chỉ có lợi
7.9 Gây mê vòng ngoài
Khác với gây mê toàn bộ, gây mê vòng ngoài là một phát minh đồng thời là một
kỹ thuật ứng dụng rất tốt cho sản phụ. Cắt mọi cơn đau đớn nhưng sản phụ vẫn
tỉnh táo và nhìn việc đỡ đẻ cho mình như trong một giấc mơ. Cách làm là tiêm một
liều gây tê vào cột sống và làm tê toàn nửa dưới của cơ thể. Người sản phụ chỉ
cảm thấy như mình còn một nửa trên còn nửa dưới đã mất hết cảm giác. Bắt đầu
thêm vào lúc cổ tử cung mở rộng tới 5cm, tức là khi đã bắt đầu đau nhiều. Tuy
nhiên kỹ thuật gây tê kiểu này phải do bàn tay của một kỹ thuật viên rất thành
thạo. Hiện được áp dụng và ngày càng áp dụng nhiều với điều kiện là sản phụ phải
yêu cầu.
7.10 Sự có mặt của người bố trong lúc sinh nở của đứa con
Rất có tác dụng tốt với trạng thái tinh thần của sản phụ. Càng ngày càng có nhiều
ông bố được phép có mặt trong phòng đỡ đẻ.
7.11 Và có mặt các anh, chị của ''''bé''''
Phải chăng có mặt cũng rất tốt, bởi vì đẻ đâu phải chuyện bẩn thỉu hay xấu xa gì ?
Tại sao không để các anh, chị đón em bé của họ ra đời. Tất nhiên là nếu làm như
vậy, nơi đỡ đẻ phải rộng rãi và thoáng đãng
7.12 Có thể chụp ảnh hoặc quay phim lúc sinh nở được không
Tất nhiên là được nếu như bạn có máy quay video và không gây trở ngại cho các
nhận viên đỡ đẻ
7.13 Làm thế nào để biết được thai đã quá hạn
Căn cứ vào ngày tháng đã tính từ trước và có thể kiểm tra lại bằng soi nước ối để
biết tình trạng thai có gì không bình thường chăng ?
7.14 Khi nào thì đến nhà hộ sinh
Khi bạn thấy những co thắt gây đau diễn ra được một tiếng đồng hồ: Đầu tiên các
cơn đau cách nhau khoảng 20 phút, rồi 10 phút. Xin nhắc lại rằng đau sắp đẻ phải
kéo dài, đau nhiều từng đợt cách nhau đều đặn
7.15 Đau đẻ giống như thế nào
Cảm giác đầu tiên là bụng bạn như cứng lại. Bắt đầu đau từ một điểm, chẳng hạn
từ chỗ lõm của dạ dầy, rồi lan toả ra khắp bụng như sóng. Lúc đầu đau nhẹ, hơi
mồ hôi và bạn chịu được dễ dàng. Đau lan toả xuống háng, xuống phía thận và
chưa đau nhiều. Dần đàn đau tăng và cuối cụng bạn thấy từng cơn dài và cách
nhau đều dường như cơ thể bạn đang lấy đà để tống cái thai ra ngoài.
Bạn nên nhìn vào đồng hồ để biết cơn đau bụng đang trong giai đoạn nào và bao
giờ cần đến nhà hộ sinh. Ở giai đoạn đầu, mỗi cơn đau còn nhẹ và cách xa nhau từ
20 đến 25 phút, mỗi đợt đau nhanh chỉ dài từ 10 đến 30 giây
7.16 Co thắt để đi tới mục đích gì
Không phải cơ bắp nào ở bụng co thắt mà là toàn bộ tử cung bóp và nhả ra. Như
chúng ta đã biết, tử cung có sức đàn hồi ghê gớm. Lúc này nó đã phình to, chiều
cao lên tới 33 cm. Thành tử cung rất khoẻ, dai và chắc.
Đang chứa đựng cả thai, rau, nước ối, lúc này tử cung muốn đẩy toàn bộ những
thứ ấy ra ngoài bằng sức của bản thân nó. Muốn vậy nó phải mở cửa, tức là cổ tử
cung thông với âm đạo. Cổ tử cung trước đây vẫn khép kín, bây giờ cơn co thắt
làm nó mở ra. Cơ tử cung co thắt với sức mạnh ghê gớm và mỗi cơn co thắt, cổ tử
cung lại nới rộng thêm một chút, đồng thời rút ngắn chiều dài lại, đang từ 4 cm -
đến 3 cm rồi hai rồi 1 cm và cuối cùng mở ra thông hoàn toàn với đáy âm đạo.
Đường kính của cổ tử cung lúc này lên tới 11 cm, nghĩa là nó đã mở hoàn toàn.
Tử cung phải co thắt bao nhiêu lần mới đạt sự mở hoàn toàn ?. Cũng lại tuỳ sản
phụ sinh con so hay con dạ, thường giữa 4 và 9 tiếng. Còn thời gian đảy thai nhi
ra, tối đa là nửa giờ với sản phụ sinh con so, 10 phút với ai sinh con dạ.
Nên nhớ rằng giữa hai cơn co thắt, không hề đau vì đấy là thời gian nghỉ lấy sức.
Bạn nên tận dụng những quãng nghỉ đó để lấy lại sức với mức tối đa.
7.17 Dấu hiệu báo thai sắp ra
Quan trong nhất là theo dõi nhịp điệu các cơn co thắt và khoảng cách giữa chúng
trong mặt đồng hồ. Tới khi khoảng cách giữa hai cơn co thắt chỉ còn 2 phút là lúc
thai sắp ra.
7.18 Rặn đẻ
Những cơn co thắt mỗi lúc một đau hơn. Tuy vậy ta chia ra hai giai đoạn. Mở rộng
cổ tử cung - kéo khá dài và giai đoạn đảy thai ra ngoài. Đây là công việc cao quý
của phụ nữ mà ngày nay được moi người tiếp sức, hỗ trợ, giúp đỡ chu đáo tận tình
7.19 Đau đẻ thật và đau đẻ giả
Sắp đến ngày, bạn có thể thấy co thắt ở bụng và bạn mừng rỡ vội vã nhờ thân nhân
đưa đến nhà hộ sinh. Ngờ đâu sau mấy tiếng đồng hồ theo dõi, bạn đành trở về nhà
với nhận xét, chưa phải lúc trở dạ.
Đúng là bạn thấy co thắt, nhưng chúng không cách đều nhau và không có sức
mạnh của sự trở dạ, lộn xộn và không đều đặn. Hãy nhớ rằng bạn không cần vội
vã, cứ bình tĩnh đợi trong một tiếng đồng hồ đã, xem những cơn có thắt ấy có đều
đặn không
7.20 Một dấu hiệu mất nút nhầy
Một trong những dấu hiệu trở dạ thường xuất hiện là, bạn thấy mất nút nhày. Đó là
một khối khí hư mầu nâu nhạt, rất dày, có lẫn ít máu, bịt kín âm đạo. Tuy nhiên
dấu hiệu này nhiều khi không chắc chắn
SINH NỞ - Phần 2
7.21 ?" Trong phòng đẻ: Một cảm giác cô đơn
Phải thừa nhận, thường là cảm giác buồn. Bạn cảm thấy như bị bỏ rơi nằm một
mình thui thủi trong phòng, trên chiếc bàn đẻ, tự lực đối phó với những cơn co thắt
của mình. Thỉnh thoảng mới có người nào đó bước vào, nhắc: ?oChị thở đi, thở
như cách chúng tôi đã hướng dẫn ấy!?. Đó là phương pháp đẻ không đau (xem câu
366). Lát sau, nữ hộ sinh viên vào kiểm tra xem cổ tử cung có mở đều không. Và
khi bà ta đi ra, khép cửa lại, bạn bỗng thấy một cảm giác cô đơn và không phải
không kém chút lo sợ, nếu có chuyện gì xảy ra mà trong này không có ai thì làm
thế nào? Cho nên chúng tôi nghĩ, nên để cho người nhà sản phụ được vào và ngồi
bên cạnh những lũe như vậy.
7.22 ?" Đau đẻ
Tất nhiên đau đẻ, tử cung co thắt là gây đau rồi. Duy chỉ có điều không phải đau
liên tục mà đau thành cơn. Giữa những cơn đó có khoảng cách không đau. Cơn
đau lên cao nhất là lúc tử cung đẩy cái thai ra ngoài (xem câu 390). Lúc đẩy cái
thai ra, tử cung co thắt rất mạnh, tạo một cảm giác đau đặc biệt, khiến người sản
phụ nào không được chuẩn bị tinh thần trước dễ thấy hốt hoảng. Nhiều sản phụ hét
lên cho át nỗi đau. Chúng ta rất mừng là ngày nay sự đau đẻ được lý giải một cách
khoa học và người sản phụ đã hiểu, không còn hoảng hốt mà biết cách chế ngự nó
một cách bình tĩnh và dũng cảm.
7.23 ?" ?oBé? có đau không?
Ta thử hình dung việc sinh nở theo ?ocon mắt? của đứa trẻ. Đang nằm êm ái trong
làn nước ấm trong bụng mẹ, đột nhiên một cơn bão táp ập tới, cứ năm phút rồi hai
phút một lần rung chuyển. Bọc nước vỡ và nước thoát ra hết. Một sức mạnh bí
hiểm lay chuyển ?obé? và đẩy ?obé? ra ngoài. ?oBé? bị kẹp chặt trong xương hông
của mẹ khá lâu và cuối cùng ?obé? thoát ra được. Trước tiên, ?obé? thấy lạnh (chỉ
còn khoảng 22 độ) và những tiếng động vang chói tai ?obé?. Người ta cắt dây rốn.
Khí trời ùa vào phổi. Trước đây, ?obé? toàn nhận ô-xy của hệ thống tuần hoàn của
mẹ, có biết gì đến thứ khí trời lạnh buốt này! ?oBé? như trải qua một cơn choáng
váng và sau đấy người ta chăm ?obé?: xoa người ?obé? cho ấm, nhỏ thuốc vào mắt
?obé? (xem câu 592) làm ?obé? hơi sốt, rồi mặc cho ?obé? quần áo bằng vải ram
ráp. ?oBé? không còn nghe thấy tiếng tim đập của mẹ nữa. ?oBé? cảm thấy bị tách
khỏi mẹ, khắp đất trời chao đảo!
Từ thủa xa xưa, cách ?ora đời? của con người diễn ra vẫn như thế. Rất có thể sau
này, khoa học sẽ nghĩ ra cách nào nhẹ nhàng hơn, đỡ gây ?ochoáng thần kinh? cho
đứa trẻ hơn...
7.24 - Đứa trẻ ?othoát ra? cách nào?
Khi cổ tử cung đã biến hình, độ dài đã mất đi và chiều rộng mở to thì bắt đầu giai
đoạn đẩy thai ra.
Lúc này toàn bộ âm đạo và âm hộ gồng lên như lồi hẳn ra. Những đợt co thắt cuối
cùng. Đầu ?obé? ló ra giữa âm hộ (xem câu 409) và sắp nhô ra ngoài.
7.25 ?" Khi nào túi nước ối vỡ?
Nay thời gian đầu của quá trình đẻ (xem câu 383), nhưng nói chung, bọc nước ối
vỡ vào giai đoạn cổ tử cung mở ra (xem câu 382) do sức ép của những cơn co thắt
từ bên trong tử cung. Một số sản phụ không hiểu, họ than phiền, bọc nước ối của
họ vỡ quá sớm khiến họ rất đau, hoặc ngược lại, họ trách nữ hộ sinh viên mở bọc
nước ối quá chậm... Sự thật là sao? Thông thường khi bọc nước ối vỡ, việc đẩy
thai ra bước sang giai đoạn thứ hai và được tiến hành với tốc độ nhanh. Nhưng
cũng có khi bọc nước ối chậm vỡ, nữ hộ sinh phải dùng panh-xơ chọc cho vỡ. Khi
cổ tử cung mở rộng đến 4 ?" 5 cm, bọc nước ối vỡ là thuận lợi nhất (xem câu 382).
7.26 - Phần kết thúc
Đứa trẻ ra được khoảng 15 phút thì các màng và rau thai ra nốt và thế là xong
(xem câu 284). Nghe thì đơn giản, nhưng sản phụ thấy một cơn đau khác, cũng dữ
dội, nhưng ngắn và dễ chịu hơn. Thông thường muốn cho rau thai, dây rốn, màng
bọc và một ít huyết ra nhanh, nữ hộ sinh một tay đặt lên bụng sản phụ, một tay
luồn và kéo nhẹ các thứ đó ra. Thầy thuốc có thể tiêm vào mạch máu sản phụ một
liều kích thích tử cung co bóp để đẩy ra dễ dàng hơn.
Nữ hộ sinh viên kiểm tra lần cuối cùng xem rau đã ra hết chưa. Hiện tượng sót rau
sẽ làm tử cung chậm hồi phục và gây nhiễm trùng phụ sau này khá phiền phức.
Nếu qủa là sót thì người ta thường phải lấy nốt ra bằng cách gây mê toàn thân cho
sản phụ.
7.27 - Đẻ có mất nhiều máu không?
Khoảng 200 đến 300 phân khối nghĩa là khoảng 1/3 lít máu. Người ta tính, nếu
dưới nửa lít thì không có gì đáng phải sợ hãi.
Tại sao mất ít máu như vậy? Vì khi tử cung co bóp, nó bít các mạch máu lại và
bản thân nó biến thành như một cái bọc rắn như gỗ. Trường hợp máu ra quá nhiều,
do tử cung co bóp kém, người ta tiêm vào mạch máu thuốc để kích thích co bóp tử
cung.
Về nguyên tắc, sau khi các thứ đã ra hêt, sản phụ thấy máu vẫn tiếp tục ra, ít thôi,
không nhiều hơn so với một lần kinh nguyệt bình thường.
7.28 - Đội đỡ đẻ làm những gì cho sản phụ?
Vào đến phòng đẻ, người ta ?olàm vệ sinh cho bạn?, rửa bằng xà-phòng đùi, khắp
vùng chung quanh hậu môn, âm hộ và bảo bạn tiểu tiện rồi rửa nhẹ bên trong (xem
câu 390). Ngày nay. người ta không cắt lông mu mà chỉ dùng kéo cắt những sợi
lông hai bên mép lớn và mép nhỏ. Sau khi ?olàm vệ sinh? xong, người ta đặt gạc
vô trùng lên để bảo vệ đến mức tối đa.
Trong giai đoạn đầu (xem câu 382), người ta kiểm tra nhịp tim thai bằng máy điện
tử (xem câu 406), kiểm tra tư thế thai bằng cách sờ bụng và xem âm đạo (xem câu
409). Khi thấy cổ tử cung đã mở hết, người ta chuẩn bị các dụng cụ trong đó có
dụng cụ để có thể rạch âm hộ (xem câu 396) và những dụng cụ để đón và chăm
sóc đứa trẻ sơ sinh. Lúc này, nếu bọc nước ối không tự vỡ thì người ta chọc cho vỡ
(xem câu 391).
Bắt đầu vào giai đoạn 2: đẩy thai ra, người ta bảo bạn nằm theo tư thế khám phụ
khoa, ngửa, hai chân hơi co lại và giang ra. Theo cách đó, sản phụ cảm thấy thoải
mái và dễ ?orặn? hơn. Mỗi lần co thắt, sản phụ nắm chặt hai đầu gối. Người ta vẫn
tiếp tục theo dõi nhịp tim thai đồng thời giữ cho âm hộ không bị rách.
Khi rau và màng đã ra hết (xem câu 392), người ta rửa âm hộ, đặt gạc vô trùng và
mặc xi-lip, tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, số huyết chảy ra và ?okhối tử cung?
đã co lại, trong một ?" hai giờ và thế là xong. Bạn cảm thấy hơi mệt, đau âm ỉ,
nhưng thế là công việc đã hoàn tất.
7.29 - Tại sao phải đưa ?obé? ra xa mẹ?
Đây là một cách làm quen thuộc xưa nay, nhưng đã trở thành vô lý mà các hộ sinh
viên vẫn cố giữ. Tại sao bắt mẹ phải xa con trong giờ phút đầu tiên này? Với kỹ
thuật đỡ đẻ hiện đại, thông thường các sản phụ vẫn tỉnh táo và lại sức rất nhanh,
đủ khả năng chăm sóc ngay đứa con thân yêu của mình [i](xem câu 419). Cho nên
hoàn toàn không nên tách đứa trẻ ra khỏi mẹ nó lúc này.
7.30 - Thủ thuật rạch âm hộ là gì?[/b]
Đôi khi cần thiết, người ta phải mở rộng âm hộ để thai có thể chui ra, bằng
cách dùng kéo, rạch từ đằng trước ra phía sau và thông thường nhích sang
bên phải nhằm tránh cho âm hộ tự rách. Sau này được khâu lại. Cách này
nghe cỏ vẻ ?othô bạo? nhưng thật ra rất cần thiết và tránh được nhứng ?obất
thường? nguy hiểm. Vả lại thủ thuật được tiến hành hầu như không đau và
thông thường sản phụ cũng không biết. Khi khâu lại thì cần gây tê tại chỗ và
chỉ trong 20 phút là công việc xong.
7.31 - Tại sao phải ?otruyền ocytocyne? trong lúc đẻ?
?oĐến phải truyền ocytocyne cho chị thôi? - hộ sinh viên nói. Vậy ?otruyền? là gì
và tại sao phải ?otruyền?? Đó là khi tử cung co thắt yếu và việc đẻ kéo dài, gây
đau và mệt nhiều cho sản phụ. Người ta truyền vào tĩnh mạch bạn chất thuốc
ocytocyne kích thích co thắt tử cung. Một số thầy thuốc chủ trương, với sản phụ
nào cũng nên truyền thuốc như vậy để sinh nở thuận lợi. Nhưng chúng tôi nghĩ,
nếu sản phụ đẻ bình thường thì không nên truyền. Cách truyền là người ta treo ống
thuốc lên và chọc kim tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay cho thuốc nhỏ dần từng giọt
vào mạch.
7.32 ?" Dùng kẹp lôi thai ra
Đây là thủ thuật bất đắc dĩ mới phải tiến hành, khi tim thai đậm chậm và thai nhi
có dấu hiệu rất mệt, cần phải ?olôi? ra nhanh để xử trí. Hoặc cổ tử cung của sản
phụ mở ra chậm và quá khó khăn. Khi ấy, người ta dùng ?ophoóc-xép? kẹp vào
đầu đữa trẻ, lôi kéo ra. Trường hợp này phải gây tê nửa người dưới cho sản phụ.
Nhắc lại, đây là biện pháp bất đắc dĩ.
7.33 ?" Có nên sợ thủ thuật ?ophoóc-xép? không?
Không. Vì sau khi ?olôi? thai ra, có thể để lại vết kẹtp trên đầu và mặt đứa trẻ,
nhưng những vết đó chỉ ít ngày sau sẽ biến mất. Vài tổn thương nhẹ ở âm hộ và
âm đạo cũng lành lại và không để di chứng gì. Vấn đề không phải ở ?ophoóc-xép?
mà ở tài khéo léo của người sử dụng dụng cụ ấy.
7.34 ?" Giác là gì?
Người ta có thể thay thế ?ophoóc-xép? bằng giác, làm bằng kim loại úp lên đỉnh
đầu đứa trẻ, thông với một hệ thống hút để hỗ trợ thêm cho việc đẩy đứa trẻ ra
ngoài nhanh. Việc dùng giác được tranh luận khá nhiều. Riêng ở Pháp, đa số thầy
thuốc cho rằng dùng ?ophoóc-xép? hơn.
7.35 ?" Phương pháp mổ lấy thai ra
Nghe thì có vẻ gớm, thật ra chỉ là một phẫu thuật bình thường. Sản phụ được gây
mê toàn thân. Người ta mổ, rạch một đường ngang bên trên mu để khi dâu chỉ rất
nhỏ khó nhìn thấy, cắt lớp da cơ bụng, cơ tử cung và lấy đứa trẻ ra theo đường bên
trên, chứ không phải bên dưới. Sản phụ chỉ cần nằm viện 8 đến 10 ngày là về nhà
được.
7.36 ?" Khi nào cần mổ lấy đứa trẻ ra?
Tất cả những trường hợp khi sản phụ không ?ođẻ? bên dưới được, khung xương
chậu quá hẹp, không lọt đứa trẻ, tử cung yếu không đủ sức đẩy đứa trẻ ra, rau
không bình thường và đã gây xuất huyết, ngôi tay không thuần, ra ngôi vai, ngôi
trán, mặt hoặc mông, ..v.v.. (xem câu 409). Người ta còn dùng cách mổ khi đã quá
ngày sinh mà tử cung chưa thấy động đậy gì (xem câu 405).
7.37 ?" Mổ lấy thai không gây mê toàn thân
Chỉ cần gây tê nửa người bên dưới. Kết quả gần đây tỏ ra rất tốt vì để sản phụ thấy
được con ra khỏi bụng mình.
7.38 ?" Quá nhiều vụ mổ lấy đứa trẻ ra chăng?
Hiện nay, ở Pháp, tỷ lệ là 4%, nhưng nhiều người cho là hơi nhiều và kêu giới sản
khoa nhiều khi lạm dụng phương pháp này, nhất là khi tiến hành chỉ để chiều ý sản
phụ, không phải do nguyên nhân y tế.
7.39 ?" Chủ động gây đẻ.
Đôi khi người ta truyền vào tĩnh mạch thuốc kích thích tử cung co thắt để gây đẻ.
Đó là trường hợp tính mệnh người mẹ đang nguy kịch, cái thai đã gần đủ ngày
tháng và nhiều nguyên do chính đáng khác. Có điều bất trắc là khi cho ra đời một
em bé chưa đủ ngày tháng cho nên thầy thuóc và sản phụ cần cân nhắc kỹ.
7.40 ?" Theo dõi bằng máy điện tử là sao?
Đó là dùng máy điện tử theo dõi quá trình sinh nở (xem câu 394). Người ta đặt
những ống giác lên bụng sản phụ (hơi giống như làm điện tâm đồ thai) theo dõi
nhịp đập của tim thai và chất lượng co bóp của tử cung. Gần đây, người ta còn đặt
cả một bộ phận máy thu vào bên trong tử cung, sau khi bọt nước đã vỡ. Những kỹ
thuật này rất cầu kỳ và hiện chưa được phổ biến.
7.41 ?" Xét nghiệm máu trong thai, rất hiếm dùng nhưng có thể dùng
Người ta đưa ống soi nước ối (xem câu 346) vào sau khi màng ối đã vỡ và cổ tử
cung đã mở khá rộng, để ló đầu đứa trẻ. Đầu ống soi có một mũi dao nhỏ. Đặt
đúng vào đỉnh đầu đứa trẻ, chích một giọt máu, đưa ra ngoài xét nghiệm để biết
tình trạng máu của thai nhi.
7.42 ?" Có nên dùng tất cả các ký thuật không? Khi nào?
Chúng tôi đã kể ra tất cả các kỹ thuật hiện đại từng được áp dụng trong việc đỡ đẻ.
Tuy nhiên, phải nói ngay rằng: 90% trường hợp không phải dùng đến kỹ thuật
?ohiện đại? nào hết. Chỉ 10% trường hợp có những trục trặc buộc phải dùng đến
các kỹ thuật nói trên. Đó là vai trò tích cực của các kỹ thuật đôi khi đã bị người ta
lạm dụng, thật ra cũng là do một số sản phụ lo sợ quá đáng, yêu cầu thầy thuốc.
Bên cạnh đó là một số thầy thuốc cũng quá chủ quan, tin vào tài kỹ thuật của mình
nên nhiều khi không cần thiết lắm cũng cứ áp dụng.
SINH NỞ - Phần 3
7.43 ?" Các ?ongôi? thai.
96% trường hợp là đỉnh đầu ló ra trước và như thế là bình thường và thuận lợi. Đó
là ngôi thuận.
Trường hợp mặt ra trước rất hiếm (1-2 phần nghìn) và thường phải mổ lấy thai ra.
Trường hợp mông ra trước chiếm khoảng 4% có khi đỡ theo lối bình thường được
nhưng thường phải mổ lấy ra.
Trường hợp vai ra trước cũng rất hiếm (3 phần nghìn) và cũng phải mổ lấy ra.
7.44 ?" Những rắc rối do dây rốn gây ra.
Đây là những biến chứng xảy ra trong lúc đỡ đẻ. Dây rốn (xem câu 294) có thể
quấn chung quanh thai nhi. Hay xảy ra nhât là quắn quanh cổ, có thê lỏng (18%)
hoặc chặt (6%) dễ tắc máu và làm thai nhi ngạt (tràng hoa quấn cổ). Máy điện tử
có thể phát hiện sự thay đổi nhịp tim thai để xử trí kịp thời (xem câu 406). Lại có
trường hợp rau ló ra trước thai nhi (2 phần nghìn trường hợp). Khi chưa có máy
đo điện tim thai, tỷ lệ tử vong của thai nhi do nguyên nhân này lên tới 80%. Cho
nên hộ sinh viên phải khéo léo và bình tĩnh vô cùng. Và khi cần, đừng ngại ngùng
phương pháp mổ để lấy thai nhi ra.
7.45 ?" Đứa trẻ ra đời rồi sau đó?
Trẻ ra khỏi bụng mẹ, thường cân nặng 3 đến 3,5kg, dài không quá 50cm và được
phủ toàn bộ bằng một lớp mỡ. Thông thường người ta trao cho sản phụ và người
mẹ đặt con lên bụng hoặc bế trên tay và hưởng niềm sung sướng ngay. Sau đó hộ
sinh viên kiểm tra xem dây rốn đã cắt chưa, chân tay và các bộ phận của đứa trẻ
lành lặn đủ cả không. Lúc mới sinh, ?obé? thở 50 nhịp/ phút, tim đập 140 lần/
phút, mắt còn nhắm, nước da hơi tím. Lát sau, bé mở mắt nhưng cái nhìn còn mơ
hồ. Người ta kiểm tra cả miệng xem có gì khác thường không. Sọ có thể hơi bị
biến dạng, dài ra một chút, nhưng không sao, rồi sẽ tự điều chỉnh. Cuối cùng,
người ta làm một cuộc thử nghiệm hệ thần kinh cho bé và thế là xong.
7.46 ?" Chỉ số Apgar là gì?
Chỉ số này để tính ?okhả năng sống tốt? của trẻ sơ sinh. Sau khi ra đời một chút,
người ta ghi lại 5 tình trạng và cho điểm từ 0 đến 2:
- Nhịp tim
- Hô hấp
- Phản xạ
- Màu da
- Lực cơ
Công lại, nếu từ 8 đến 10 là tốt, từ 4-7 là trung bình, từ 0-3 là rất kém. Năm phút
sau người ta đánh điểm lại rồi đem so với điểm lúc trước. Thông thường, lần đầu
trẻ được 6 điểm Apgar, sau tăng lên 9. Nếu điểm xấu mà lại không thay đổi thì
chứng tỏ đó là dấu hiệu nguy hiểm cần phải có ngay biện pháp xử trí, trái lại điểm
tốt thì hoàn toàn yên tâm.
7.47 ?" Lúc đẻ cần để bụng đói không?
Về nguyên tắc thì không, nhưng tốt nhất là khi bắt đầu có dấu hiệu trở dạ, nên
ngừng ăn, đề phòng trường hợp phải gây mê sau này.
7.48 ?" Sau khi sinh nở, bạn lại thấy đau?
Những ngày sau đó, bạn lại thấy đau. Đây là hiện tượng bình thường vì tử cung
cần t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_no_4093.pdf