Tuần hoàn phổi còn gọi là tiểu tuần
hoàn, đưa máu tĩnh mạch từ tim lên
phổi trao đổi khí với phế nang,thải
khí cabornic, nhận khí oxy rồi đưa
máu về tim trái.
Tiểu tuần hoàn là một tuần hoàn
chức năng, không phải là tuần hoàn
dinh dưỡng. Nuôi dưỡng phổi có
động mạch phế quản, một nhánh
của động mạch chủ
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sinh lý học tim mạch (Tuần hoàn phổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh lý học tim mạch
(Tuần hoàn phổi)
3. Tuần hoàn phổi
Tuần hoàn phổi còn gọi là tiểu tuần
hoàn, đưa máu tĩnh mạch từ tim lên
phổi trao đổi khí với phế nang,thải
khí cabornic, nhận khí oxy rồi đưa
máu về tim trái.
Tiểu tuần hoàn là một tuần hoàn
chức năng, không phải là tuần hoàn
dinh dưỡng. Nuôi dưỡng phổi có
động mạch phế quản, một nhánh
của động mạch chủ.
3.1. Đặc điểm cấu trúc chức năng
Tâm thất phải tống máu qua động
mạch phổi, theo hai nhánh phải, trái
đưa máu lên hai phổi. Từ đó chia
nhánh nhỏ hơn, đến các tiểu phế
quản tận, hình thành mạng mao
mạch phổi. Mao mạch phổi là nơi
trao đổi khí. Sau đó máu theo các
tĩnh mạch phổi về nhĩ trái.
Thành động mạch phổi có khả năng
giãn hơn động mạch chủ do mỏng
và chứa ít sợi cơ trơn . Mao mạch
tuần hoàn phổi ngắn nhưng thiết
diện rất rộng , có nhiều mạch nối,
thuận lợi cho khả năng trao đổi khí.
Tuần hoàn phổi diễn ra trong ngực,
dưới áp lực âm, mạch máu phổi
tương đối giãn, khiến cho máu lưu
thông nhanh chóng .
3.2. Động lực máu trong tuần
hoàn phổi
Cũng như các nơi khác, máu chảy
trong tuần hoàn phổi từ nơi áp suất
cao đến nơi áp suất thấp. Áp suất
động mạch phổi thấp so với áp suất
tuần hoàn hệ thống, với giá trị tâm
thu/tâm trương là 25/10mmHg, áp
lực trung bình là 15mmHg. Sở dĩ
áp lực thấp như vậy là do máu từ
thất phải gặp rất ít kháng lực, nên
có thể tống một khối lượng máu
bằng thất trái mà sử dụng ít công
hơn.
Áp suất động mạch phổi được đo
qua kỹ thuật Thông tim phải, có thể
xác định được áp lực trong buồng
tim phải cho đến mao mạch phổi.
Áp lực mao mạch phổi khoảng
10mmHg, khi áp lực tăng trên
25mmHg sẽ gây tình trạng xung
huyết và phù phổi xuất hiện. Áp
suất tĩnh mạch phổi bằng áp suất
nhĩ trái, khoảng 0-2mmHg.
Mặc dầu áp suất tống máu thấp
hơn, nhưng sức cản tuần hoàn phổi
yếu, nên lưu lượng máu qua hai
vòng tuần hoàn là băìng nhau.
Lượng máu chứa trong tuần hoàn
phổi chỉ khoảng 450ml (9% khối
lượng máu toàn cơ thể), như vậy
tốc độ máu trong tiểu tuần hoàn
phải cao hơn tốc độ máu trong đại
tuần hoàn. Tốc độ máu trong động
mạch phổi và động mạch chủ là
bằng nhau, như vậy, tốc độ máu
trong mao mạch phổi phải nhanh
hơn tốc độ máu trong mao mạch
đại tuần hoàn, do máu trong mao
mạch phổi không gặp phải kháng
lực mạnh và đường kính lại tương
đối rộng hơn.
3.3. Điều hòa lưu lượng máu qua
phổi
Lượng máu qua phổi bằng lưu
lượng tim, do đó yếu tố điều hòa
lưu lượng tim, chủ yếu là những
yếu tố ngoại biên, cũng điều hòa
lưu lượng phổi. Trong tuần hoàn
phổi, điều quan trọng là máu phải
được phân bố đến những vùng phổi
mà phế nang được oxy hóa tốt nhất.
Yếu tố quan trọng nhất trong điều
hòa tuần hoàn phổi là nồng độ oxy
phế nang : khi nồng độ oxy phế
nang giảm, các mạch máu lân cận
co lại, sức cản tăng lên. Sự giảm
oxy phế nang khiến nhu mô phổi
giải phóng ra chất co mạch, các
chất này làm co các động mạch nhỏ
và tiểu động mạch phổi khiến sức
cản mạch phổi tăng lên. Điều này
ngược với tuần hoàn hệ thống, các
mao mạch giãn ra khi thiếu oxy tổ
chức, nhưng là hiện tượng hữu ích
cho tuần hoàn phổi. Lúc này máu
không đến vùng kém thông khí, nơi
có khả năng trao đổi khí thấp.
Ngược lại, khi phân áp oxy trong
phế nang tăng, các mạch máu xung
quanh giãn ra, máu đến phổi tăng
lên. Khi hít vào, các phế nang đầy
khí, lúc đó phân áp oxy cao có tác
dụng giãn mạch phổi, khiến cho
máu lên phổi dễ dàng. Như vậy, lúc
phế nang đầy khí, cũng chính là lúc
các mao mạch chứa đầy máu, thuận
lợi cho sự trao đổi khí ở phế nang.
Sự tự điều hòa của tuần hoàn phổi
giúp phân bố lượng máu đến các
vùng khác nhau của phổi tỉ lệ thuận
với mức thông khí của chúng.
Ngoài ra, khi kích thích dây X đến
phổi gây giảm nhẹ sức cản mạch
máu phổi, tăng lượng máu đến
phổi. Kích thích giao cảm gây tăng
tương đối sức cản mạch phổi.