Động mạch vành xuất phát từ động
mạch chủ, ngay trên van bán
nguyệt. Động mạch vành đến tim,
chia thành động mạch vành phải và
trái. Động mạch vành trái cung cấp
máu cho vùng trước thất trái và nhĩ
trái. Động mạch vành phải cung
cấp máu cho hầu hết thất phải, nhĩ
phải và phần sau thất trái. Các động
mạch lớn nằm ở bề mặt của tim,
các động mạch nhỏ đi sâu vào khối
cơ tim, từ đó chia nhánh nhỏ hơn,
thành mao mạch chạy quanh sợi cơ
tim. Có nhiều mạch nối giữa các
nhánh của một động mạch vành
hoặc giữa các nhánh của nhiều
động mạch vành.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sinh lý học tim mạch (Tuần hoàn địa phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh lý học tim mạch
(Tuần hoàn địa phương)
IV. Tuần hoàn địa phương
1. Tuần hoàn mạch vành
Tuần hoàn mạch vành là tuần hoàn
nuôi dưỡng tim.
1.1. Đặc điểm giải phẫu chức
năng
Động mạch vành xuất phát từ động
mạch chủ, ngay trên van bán
nguyệt. Động mạch vành đến tim,
chia thành động mạch vành phải và
trái. Động mạch vành trái cung cấp
máu cho vùng trước thất trái và nhĩ
trái. Động mạch vành phải cung
cấp máu cho hầu hết thất phải, nhĩ
phải và phần sau thất trái. Các động
mạch lớn nằm ở bề mặt của tim,
các động mạch nhỏ đi sâu vào khối
cơ tim, từ đó chia nhánh nhỏ hơn,
thành mao mạch chạy quanh sợi cơ
tim. Có nhiều mạch nối giữa các
nhánh của một động mạch vành
hoặc giữa các nhánh của nhiều
động mạch vành.
Máu qua tuần hoàn vành, cung cấp
oxy và dưỡng chất, sau đó lấy
carbonic và chất thải đi vào tĩnh
mạch vành. Phần lớn máu tĩnh
mạch từ thất trái đổ vào xoang vành
và máu từ thất phải qua tĩnh mạch
tim trước, đổ trực tiếp vào nhĩ phải.
Một lượng nhỏ máu đổ trực tiếp
vào buồìng tim qua các tĩnh mạch
Thebesian. Máu cũng có thể đổ trực
tiếp từ tiểu động mạch vành vào
buồng tim (Hình 13).
Hình 13: Động mạch vành và các
nhánh
1.2. Động lực máu trong tuần
hoàn vành
Máu chảy trong động mạch từ nơi
áp lực cao là động mạch chủ đến
nơi áp lực thấp là tâm nhĩ phải. Tuy
nhiên, tim là khối cơ rỗng nên sự
co bóp của nó ép lên các mạch máu
làm thay đổi tốc độ và lưu lượng,
một cách nhịp nhàng.
Vào đầu kỳ tâm thu, áp lực máu
tăng đột ngột, tốc độ máu cũng
tăng; tiếp theo, khi tâm thất co bóp,
áp lực vẫn cao nhưng tốc độ lại
giảm. Do cơ tim khi co, ép vào các
mạch máu trong khối cơ tim làm
hẹp động mạch lại nên áp suất tăng
mà tốc độ chậm.
Đến giai đoạn tâm trương, cơ tim
giãn, mạch vành giãn ra, áp suất
giảm, tốc độ lại tăng, máu trong
mạch vành chảy dễ dàng.Như vậy,
tuần hoàn vành nhanh và nhiều
trong kỳ tâm trương, chậm và ít đi
trong kỳ tâm thu.
Lưu lượng mạch vành lúc nghỉ
ngơi khoảng 255ml/phút, chiếm 4-
5% lưu lượng tim. Lúc vận cơ, lưu
lượng tim tăng gấp 4-6 lần, công
của tim tăng gấp 6-8 lần, lưu lượng
mạch vành cũng tăng gấp 4-5 lần
để cung cấp dưỡng chất cho tim.
Như vậy, lưu lượng vành tăng
không tương xứng với sự tăng công
của tim, do đó tim phải tăng hiệu
suất sử dụng năng lượng để giảm
thiểu sự thiếu cung cấp máu trong
vận cơ.
Lưu lượng vành cũng thay đổi theo
chu kỳ hoạt động của tim. Trong kỳ
tâm thu, lưu lượng vành giảm, do
cơ thất trái ép mạnh vào mạch máu
trong cơ khi co bóp. Trong kỳ tâm
trương, cơ tim giãn hoàn toàn, máu
chảy dễ dàng và nhanh.
1.3. Điều hòa tuần hoàn vành
1.3.1. Yếu tố thể dịch
Dòng máu qua tuần hoàn vành
được điều hòa bởi nhu cầu tại chỗ
về dinh dưỡng của cơ tim. Nhu cầu
oxy là yếu tố chủ yếu trong điều
hòa tuần hoàn vành. Sự giảm nồng
độ oxy trong tim khiến tế bào cơ
tim phóng thích các chất giãn mạch
và gây giãn các tiểu động mạch làm
cho máu đến tim nhiều hơn. Chất
quan trọng nhất là adenosin và một
số chất khác như K+, H+, carbonic,
bradykinin, prostaglandin.
1.3.2. Yếu tố thần kinh
Sự kích thích thần kinh thực vật
đến tim ảnh hưởng lưu lượng vành
theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
Tác dụng trực tiếp do sự tác động
của chất dẫn truyền thần kinh như
acetylcholin và norepinephrin lên
mạch vành. Gián tiếp do sự thay
đổi thứ phát lưu lượng vành tùy
theo tăng hay giảm lưu lượng tim.
Sự kích thích giao cảm làm tăng tốc
độ và sự co rút tim cũng như tốc độ
chuyển hóa. Sự tăng hoạt động tim
khiến nồng độ oxy cơ tim giảm và
làm giãn mạch vành. Ngược lại, sự
kích thích phó giao cảm làm chậm
nhịp tim, tim giảm hoạt động, do
đó giảm tiêu thụ oxy cơ tim, có tác
dụng co mạch vành.
Chất dẫn truyền thần kinh giao cảm
có thể gây co hoặc giãn mạch tùy
thuộc vào sự hiện diện hay không
của những receptor đặc hiệu trên
thành mạch máu. Receptor gây co
mạch là a receptor, gây giãn mạch
là b receptor. Cả hai loại này đều
có ở mạch vành, areceptor chủ yếu
ở các mạch máu sát ngoại tâm
mạc, b receptor chủ yếu ở các động
mạch trong cơ tim. Vì vậy kích
thích giao cảm có thể gây co hoặc
giãn vành.
Tóm lại những yếu tố chuyển hóa,
đặc biệt là sự tiêu thụ oxy đóng vai
trò chính trong điều hòa lưu lượng
vành. Do đó, khi kích thích thần
kinh làm thay đổi lưu lượng vành
thì những yếu tố chuyển hóa sẽ đưa
lưu lượng về mức bình thường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_ly_hoc_tim_mac9_6.PDF