Tính hưng phấn là khả năng phát
sinh điện thế hoạtđộng gây co cơ
tim.
Tim gồm hai loại tế bào cơ:
-Những tế bào phát sinh và dẫn
truyền xung động, đó là các tế bào
nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng
Purkinje.
-Những tế bào trả lời các xung
động này bởi sự co rút, đó là các tế
bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến tim
mang tính tự động. Đây là đặc điểm
không có ở cơ vân.
Các hoạt động điện trong tim dẫn
đến sự co bóp. Do đó, những rối
loạn hoạt động điện sẽ đưa đến rối
loạn nhịp với biểu hiện từ nhẹ đến
nặng trên lâm sàng.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sinh lý học tim mạch (Sinh lý tim-2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh lý học tim mạch
(Sinh lý tim-2)
2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim
2.1. Tính hưng phấn
Tính hưng phấn là khả năng phát
sinh điện thế hoạt động gây co cơ
tim.
Tim gồm hai loại tế bào cơ:
-Những tế bào phát sinh và dẫn
truyền xung động, đó là các tế bào
nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng
Purkinje.
-Những tế bào trả lời các xung
động này bởi sự co rút, đó là các tế
bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến tim
mang tính tự động. Đây là đặc điểm
không có ở cơ vân.
Các hoạt động điện trong tim dẫn
đến sự co bóp. Do đó, những rối
loạn hoạt động điện sẽ đưa đến rối
loạn nhịp với biểu hiện từ nhẹ đến
nặng trên lâm sàng.
2.1.1. Các pha của hoạt động điện
thế cơ tim
Ở trạng thái nghỉ, cả hai loại sợi cơ
tim cũng như các tế bào sống khác,
đều ở tình trạng phân cực, nghĩa là
có một hiệu số điện thế giữa trong
và ngoài màng tế bào. Điện thế bên
trong âm tính so với ngoài đo được
từ -70mV đến -90mV, có khi lên
đến -90mV đến -100mV ở loại sợi
dẫn truyền đặc biệt như sợi
Purkinje, được gọi là điện thế màng
lúc nghỉ Điện thế này bắt nguồn từ
sự chênh lêch nồng độ của 3 ion
chính là Na+, Ca+và chủ yếu là K+.
Nồng độ K+ trong tế bào cơ tim rất
lớn, gấp 30 lần so với nồng độ
K+ ngoài tế bào.
Điện thế màng tế bào cơ tim khi
nghỉ ngơi có tính thấm tương đối
với K+, K+ có khuynh hướng
khuếch tán ra ngoài theo bậc thang
nồng độ. Các anion (A-) trong tế
bào không khuếch tán ra ngoài với
K+. Sự thiếu các cation làm điện
thế trong màng âm so với bên
ngoài. Điện thế hoạt động của tế
bào cơ tim gồm các pha như sau :
-Pha 0-1 : khi có kích thích, màng
tế bào bị khử cực, tính thấm của
màng thay đổi, màng tăng tính
thấm đối với Na+, kênh Na+ mở ra
nhanh chóng và Na+ thâm nhập vào
trong tế bào, điện thế trong màng
hạ nhanh tới 0mV và trở nên dương
tính +20mV. Điện thế hoạt động vẽ
một đường gần như thẳng đứng,
gọi là pha khử cực nhanh, tương
ứng với sóng R của điện tâm đồ
(ECG).
-Pha 2: pha bình nguyên của điện
thế hoạt động, tính thấm của màng
đối với ion kali giảm, trong khi đó
tính thấm đối với Natri-Canxi tăng,
kênh Ca++ chậm được mở ở màng
tế bào và màng lưới sinh cơ chất,
những ion này đi vào bào tương,
một ít Na+ cũng vào theo, và điện
thế hoạt động biểu hiện dạng bình
nguyên (plateau).
-Pha 3: tái cực nhanh trở lại, tính
thấm của màng đối với Ca+ giảm,
kênh K+ mở ra, màng tăng tính
thấm trở lại đối với K+, K+ thoát ra
ngoài tế bào nhiều hơn, làm cho
điện thế trong màng âm hơn.
-Pha 4: phân cực, ở đầu giai đoạn
này, Na+ được vận chuyển ra ngoài
và K+ đi vào trong tế bào nhờ bơm
Na+K+ATPase, với sự có mặt của
Mg++. Điện thế màng trở lại trị số
lúc ban đầu (hình 3).
Ở các tế bào cơ nhĩ và thất, không
có hoạt động tự phát, pha 4 sẽ kéo
dài, cho đến khi có một kích thích
nào đó từ tế bào lân cận, điện thế
màng sẽ dần dần tiến đến ngưỡng
và bắt đầu một điện thế hoạt động
với các pha như trên.
Nhưng ở loại tế bào đặc biệt của hệ
thống dẫn truyền, sẽ không chờ
kích thích bên ngoài một cách thụ
động, mà ngay trong trạng thái nghỉ
ngơi, cũng tìm cách tự khử cực lấy.
Ở pha 4, có sự giảm từ từ tính thấm
cuả màng đối với K+, tăng tính
thấm đối với Na+ làm tăng điện thế
qua màng, điện thế trong màng dần
hạ xuống, đưa đường cong lên gần
đường đẵng điện hơn : đó là sự khử
cực chậm tâm trương, đặc trưng
cho tế bào tự động. Thuộc tính này
khiến chúng có thể tự mình phát ra
những xung động nhịp nhàng theo
một tần số nhất định. Vì vậy người
ta gọi tim có tính tự động. Đặc tính
này hoàn toàn độc lập với hệ thần
kinh, dù cắt bỏ hết các nhánh thần
kinh như trong ghép tim, tim vẫn
đập một cách tự động.
Giai đoạn này nhanh nhất nút
xoang, tiếp là nút nhĩ-thất và chậm
nhất ở sợi Purkinje, biểu hiện khả
năng phát xung động riêng lẽ ở mỗi
loại tế bào đặc biệt này.
Hình 3 : Hoạt động điện thế của
sợi cơ thất
Do tính hợp bào của cơ tim, nên
tim hoạt động theo qui luật ''tất cả
hoặc không". Sự kích thích một sợi
cơ nhĩ nào đó, sẽ gây một hoạt
động điện qua khối cơ nhĩ, tương tự
như vậy đối với cơ thất. Nếu bộ nối
nhĩ-thất hoạt động tốt, điện thế sẽ
truyền từ nhĩ xuống thất. Khi tác
nhân kích thích đủ mạnh đưa điện
thế trong màng tới ngưỡng, cơ tim
co bóp ngay tới mức tối đa. Dưới
ngưỡng đó cơ tim không phản ứng
gì, tim cũng không co bóp mạnh
hơn được.
2.1.2. Tác động của hệ thần kinh
thực vật lên các tế bào phát nhịp
-Hệ phó giao cảm kéo dài thời gian
điện thế hoạt động, làm điện thế
màng lúc nghỉ âm hơn, vì vậy làm
giảm tính kích thích tế bào.
Acetylcholin làm tăng tính thấm
của màng cơ tim đối với K+ do đó
kéo dài sự khử cực chậm tâm
trương.
Những lý do trên làm giảm tần số
tế bào phát nhịp, gây chậm nhịp
tim.
-Ngược lại, hệ giao cảm làm giảm
tính kích thích của tế bào và tăng
tốc độ khử cực chậm tâm trương,
do đó làm tăng nhịp tim.
2.2. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim
Ở các pha khác nhau của điện thế
hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng
không giống nhau với một kích
thích bên ngoài.
Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã được khử
cực rồi nên không đáp ứng với bất
cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ
tuyệt đối (0.25-0.3s ở cơ thất). Nó
giúp tim không bị rối loạn hoạt
động bởi một kích thích ngoại lai.
Đây là cơ chế bảo vệ vô cùng cần
thiết, giúp cho cơ tim không bị co
cứng như cơ vân, một sự co cứng
của tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn
và tử vong.
Ở pha 3, khi điện thế trong màng
tăng lên đến -50mV, sợi cơ tim bắt
đầu đáp ứng với các kích thích, tuy
còn yếu, đó là thời kỳ trơ tương đối
(0.05s ở cơ thất). Đến cuối pha 3,
sợi cơ tim đi vào thời kỳ siêu bình
thường, nghĩa là đáp ứng rất dễ
dàng với một kích thích dù nhỏ.
Thời kỳ này rất ngắn (hình 4).
Các thời kỳ trơ của cơ nhĩ đều ngắn
hơn cơ thất, vì vậy, tốc độ co rút
của tâm nhĩ nhanh hơn tâm thất .Sự
nắm vững các thời kỳ trơ của sợi sơ
tim, giúp ích rất nhiều trong tìm
hiểu và điều trị các rối loạn nhịp.
Hình 4: Điện thế hoạt động của tế
bào cơ tim và các thời kỳ trơ