Động mạch không phải là những
ống dẫn máu thụ động, ngược lại,
nó đóng vai trò quan trọng cho việc
phân phối máu đến tổ chức. Trong
thành động mạch có những sợi cơ
trơn khiến cho nó có khả năng chun
giãn. Các sợi cơ trơn này lại chịu
sự chi phối của hệ thần kinh thực
vật, đồng thời nó còn chịu ảnh
hưởng của các chất trong máu qua
cơ chế thể dịch.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sinh lý học tim mạch (sinh lý hệ mạch-3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh lý học tim mạch
(sinh lý hệ mạch-3)
2.6. Điều hòa tuần hoàn động
mạch
Động mạch không phải là những
ống dẫn máu thụ động, ngược lại,
nó đóng vai trò quan trọng cho việc
phân phối máu đến tổ chức. Trong
thành động mạch có những sợi cơ
trơn khiến cho nó có khả năng chun
giãn. Các sợi cơ trơn này lại chịu
sự chi phối của hệ thần kinh thực
vật, đồng thời nó còn chịu ảnh
hưởng của các chất trong máu qua
cơ chế thể dịch.
2.6.1. Điều hòa tuần hoàn tại chỗ
Nhằm đảm bảo hai chức năng :
-Khi yêu cầu được tưới máu của
các cơ quan là hằng định, thì sự tự
điều hòa nhằm đảm bảo một sự
cung cấp máu không đổi cho dù áp
lực động mạch thay đổi.
-Sự tưới máu được thực hiện theo
yêu cầu. Khi hoạt động, chẳng hạn
ở cơ vân hoặc cơ tim, sự tưới máu
có thể tăng gấp nhiều lần so với lúc
nghỉ ngơi.
Sự giãn cơ trơn ở các tiểu động
mạch tùy thuộc vào lưu lượng máu.
Khi lưu lượng máu giảm, cơ trơn
giãn và sự giãn mạch xảy ra. Khi áp
suất truyền vào mạch tăng khiến
mạch căng giãn gây nên một sự co
rút phản ứng, do cơ trơn thành
mạch khi bị căng thì co lại.
Các bạch cầu, tiểu cầu, tế bào cơ
trơn thành mạch, tế bào nội mạc
mạch máu có thể tổng hợp và
phóng thích nhiều yếu tố vận mạch.
Một yếu tố quan trọng nhất là
EDRF (endothelium-derived
relaxation factor) gây giãn mạch,
được biết chính là chất khí mang
tín hiệu NO trong những năm gần
đây. Những chất giãn mạch khác là
ion H+ và K+ , chất chuyển hóa như
lactate và adenosine. Chất gây co
mạch bao gồm thromboxane A2,
prostaglandin F, gốc superoxide,
angiotensin và endothelin. Một khi
được phóng thích, chất gây giãn
mạch làm giãn tại chỗ tiểu động
mạch và giãn cơ thắt tiền mao
mạch, làm tăng dòng máu đi qua
mô, và đưa mức oxy ở mô về bình
thường. Chất co mạch có tác dụng
ngược lại. Những kích thích làm
giải phóng các chất vận mạch bao
gồm nồng độ oxy, CO2 ở mô, các
homon chung và homon địa
phương.
2.6.2. Điều hòa tuần hoàn bởi hệ
thần kinh
-Trung tâm tim mạch
Gồm một nhóm tế bào thần kinh
trong hành não có chức năng điều
hòa hoạt động tim và huyết áp. Từ
các dây thần kinh này, xung động
đi xuống tủy sống theo các sợi tiền
hạch giao cảm, từ đó đi ra ngoại
biên bằng những sợi sau hạch để
đến cơ trơn mạch máu. Ở trạng thái
bình thường, luôn có những tín
hiệu giao cảm từ trung tâm vận
mạch xuống mạch, làm mạch hơi
co lại tạo trương lực mạch.
Khi những tín hiệu giao cảm tăng,
gây co mạch và tăng huyết áp, gây
co tĩnh mạch, tăng lưu lượng tim.
Ngược lại, nếu giảm các tín hiệu
này đến mạch thì mạch giãn, huyết
áp hạ, tăng dự trữ máu ở hệ tĩnh
mạch.
- Những chất cảm thụ áp suất
(Baroreceptors)
Là những chất cảm thụ với thay đổi
áp suất, có ở thành động mạch lớn,
tĩnh mạch và nhĩ phải điều hòa
huyết áp. Ba hệ thống điều hòa
ngược quan trọng nhất mà các thụ
thể này tham gia là phản xạ động
mạch chủ, xoang động mạch cảnh
và phản xạ tim phải (phản
xạBainbridge).
Khi áp suất ở quai động mạch chủ
và xoang động mạch cảnh tăng,
xung động từ những chất cảm thụ
này sẽ theo dây thần kinh IX, X về
hành não, ức chế vùng co mạch làm
giảm xung ra ngoại biên gây giãn
mạch, huyết áp giảm, đồng thời
kích thích dây X làm tim đập chậm.
Khi áp suất giảm thì có tác dụng
ngược lại, nghĩa là giảm các xung
động từ các chất thụ cảm, giảm sự
ức chế trung tâm vận mạch, tăng tín
hiệu giao cảm ra ngoại biên gây co
mạch và tăng huyết áp, đồng thời
giảm kích thích dây X làm tim đập
nhanh(Hình 11).
Phản xạ Bainbridge tương tự như
đã trình bày ở phần điều hoà tần số
tim.
-Những chất cảm thụ hóa học
(chemoreceptors)
Là những chất cảm thụ nhạy cảm
với sự thay đổi PO2, PCO2 và pH
máu, khu trú ở quai động mạch chủ
và xoang động mạch cảnh.
Khi PO2 trong máu động mạch
giảm, các receptor này bị kích
thích, sẽ truyền xung động về hành
não, kích thích vùng co mạch gây
co mạch ngoại biên và tăng huyết
áp. Tương tự như vậy khi
PCO2 tăng và pH giảm.
Hình 11 : Hệ thần kinh thực vật chi
phối tim và phản xạ baroreceptor
giúp điều hòa huyết áp
- Hệ thần kinh thực vật
Từ trung tâm tim mạch ở hành não,
xung động truyền ra theo các sợi
giao cảm và phó giao cảm đến tim
và mạch máu. Hệ giao cảm đóng
vai trò quan trọng trong điều hòa
tuần hoàn của hệ thần kinh thực
vật. Trong khi đó, hệ phó giao cảm
thì quan trọng cho chức năng tim.
+ Hệ thần kinh giao cảm: các sợi
giao cảm gây co mạch ở các động
mạch, tiểu động mạch, tĩnh mạch.
Chất hóa học trung gian là
norepinephrin, hoạt động trực tiếp
lên các a receptor của cơ trơn mạch
máu gây co mạch. Đồng thời sự
kích thích giao cảm còn khiến tủy
thượng thận tiết epinephrin và
norepinephrin vào máu gây co
mạch, nhưng một vài nơi,
epinephrin gây giãn mạch do tác
dụng kích thích b receptor. Thêm
vào đó, một vài sợi giao cảm đến
mạch máu cơ vân là sợi
cholinergic, chúng phóng thích
acetylcholin gây giãn mạch.
+ Hệ thần kinh phó giao cảm
: vai trò nhỏ trong điều hòa tuần
hoàn động mạch Tác dụng chủ yếu
là kiểm soát nhịp tim do các dây X
đến tim gây giảm nhịp tim. Chất
dẫn truyền thần kinh là acetylcholin
(Hình 11).
2.6.3. Điều hòa áp suất máu bởi
hệ thống hormon
- Các chất gây co mạch
+Norepinephrin : co mạch mạnh
do tác dụng lên a receptor
+Epinephrin : gây co mạch ở nồng
độ cao tác dụng lên a receptor, ở
nồng độ thấp gây giãn mạch (tác
dụng lên b receptor)
Hai homon trên được sản sinh từ
tủy thượng thận chủ yếu gây tăng
lưu lượng tim (do tăng tốc độ và
sức co của tim), co tiểu động mạch
và tĩnh mạch đến da, các tạng ở
bụng nhưng gây giãn tiểu động
mạch ở cơ tim và cơ vân.
+Hệ Renin-Angiotensin-aldoterone
(RAA) : khi thể tích máu giảm hoặc
lưu lượng máu đến thận giảm, các
tế bào cạnh cầu thận tăng phóng
thích renin vào máu. Renin tác
động và chuyển angiotensinogen
thành angiotensin I. Chất này qua
mao mạch phổi, một enzyme
chuyển là angiotensin converting
enzyme (ACE) chuyển nó thành
angiotensin II gây co mạch mạnh,
đặc biệt ở các tiểu động mạch, làm
tăng sức cản ngoại biên toàn bộ và
làm tăng huyết áp. Đồng thời, kích
thích bài tiết aldoterone, tăng tái
hấp thu ion Na+ và giữ nước, làm
tăng thể tích máu toàn bộ và tăng
huyết áp.
+Vasopressin (ADH : antidiuretic
hormone) : được sản sinh ở vùng
dưới đồi và giải phóng từ thùy sau
tuyến yên. Bình thường chỉ tiết rất
ít trong máu. Khi xuất huyết nặng,
nồng độ vasopressin tăng cao gây
tăng huyết áp động mạch để đưa
huyết áp về trị số bình thường.
- Các chất gây giãn mạch
+Nhóm Kinin : bradykinin huyết
tương và lysilbradykinin trong mô,
tác dụng giãn các tiểu động mạch,
làm tăng tính thấm mao mạch, thu
hút bạch cầu, làm tăng lượng máu
đến mô.
+Prostaglandin : có ở hầu hết các
tổ chức, mặc dù có một vài
prostaglandin gây co mạch nhưng
phần lớn gây giãn mạch.
+Histamin : có ở hầu hết các mô,
có tác dụng giãn mạch, tăng tính
thấm thành mạch, do đó làm giảm
huyết áp.
+ANP (ANF : atrial natriuretic
peptide hay factor) : do tâm nhĩ bài
tiết gây hạ huyết áp do tác dụng
giãn cơ trơn thành mạch, giảm sức
cản ngoại biên, đồng thời tăng thải
muối nước qua nước tiểu, gây giảm
thể tích máu. Sự bài tiết ANP phụ
thuộc vào khối lượng máu cơ thể,
khi tăng lượng máu trong nhĩ, áp
suất tâm nhĩ tăng và tăng tiết ANP.
Ngược lại, khi áp suất tâm nhĩ hạ
thì sự bài tiết ANP giảm.
+Parathyroid hormon (PTH) và
calcitriol : hai hormon này điều hòa
nồng độ Canxi và phosphate máu (
Ca2+, HPO4-), nhưng cũng ảnh
hưởng đến cơ trơn mạch máu. PTH
gây giãn mạch, làm giảm áp lực
máu, trong khi đó calcitriol gây co
mạch, làm tăng huyết áp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_ly_hoc_tim_ma12_1565.pdf