Gỗ là một tổ chức phức tạp bao gồm cả tế bào sống
và tế bào chết, thực hiện
chức năng chủ yếu là dẫn truyền nước và muối
khoáng từ rễ qua thân và lên tới lá.
Ngoài ra, gỗ còn làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ học và dự
trữ. Ở phần lớn các cây, gỗ
11 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sinh học - Gỗ (Xylem), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gỗ (Xylem)
Gỗ là một tổ chức phức tạp bao gồm cả tế bào sống
và tế bào chết, thực hiện
chức năng chủ yếu là dẫn truyền nước và muối
khoáng từ rễ qua thân và lên tới lá.
Ngoài ra, gỗ còn làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ học và dự
trữ. Ở phần lớn các cây, gỗ
chiếm 1 khối lượng chủ yếu trong các cơ quan dinh
dưỡng (80 - 90%). Các yếu tố
chính của gỗ gồm có:
4.1.1. Các yếu tố dẫn: gồm quản bào và mạch thông
* Quản bào (mạch ngăn): là những tế bào chết, dài,
vát nhọn 2 đầu, thường
xếp nối tiếp nhau thành một hệ thống dẫn truyền chạy
dọc theo các cơ quan. Ở
những quản bào, vách ngăn ngang giữa các tế bào
không hoá gỗ và nhựa nguyên
(gồm nước và muối khoáng) được chuyển từ quản
bào này sang quản bào khác qua
cặp lỗ ở trên vách đó. Trên vách dọc của các quản
bào thì có sự dày lên hoá gỗ (do
màng thứ cấp hoá gỗ) nhưng sự dày lên này thường
không đồng đều nhau: có chỗ
màng vẫn còn mỏng và vẫn bằng cellulose (qua
những phần đó, nước và muối
khoáng hoà tan có thể từ quản bào này thấm sang
quản bào bên cạnh hoặc sang mô
mềm gỗ) nằm xen lẫn với những chỗ dày hoá gỗ (có
tác dụng nâng đỡ cho quản
Hình 2.6. Mô cứng và tế bào đá
A. Mô cứng: 1. Màng sơ cấp; 2. Màng thứ cấp; 3.
Khoang tế bào; 4.
Ống trao đổi
B. Tế bào đá: 1. Màng sơ cấp; 2. Màng thứ cấp; 3.
Khoang tế bào; 4.
Sợi liên bào
41
bào không bị bẹp dúm). Tuỳ theo hình dạng của
những chỗ dày hoá gỗ, người ta
phân biệt các loại quản bào sau đây:
- Quản bào vòng: các chỗ dày trên màng hoá gỗ dạng
vòng tròn, rời nhau cho
nên loại này vẫn phát triển theo chiều dài.
- Quản bào xoắn: các chỗ dày hoá gỗ dạng xoắn lò
xo, cũng có khi các đoạn
xoắn nằm xen kẽ với các đoạn vòng, tạo thành kiểu
quản bào vòng –xoắn.
- Quản bào thang: các chỗ dày hoá gỗ trên màng làm
thành những then ngang
xếp song song với nhau, trông như các bậc thang.
Loại này đặc trưng cho các cây
thuộc nhóm quyết thực vật (Dương xỉ).
- Quản bào điểm: (núm) vách dọc của quản bào hoá
gỗ gần như hoàn toàn, chỉ
còn lại những lỗ nhỏ dạng đồng tiền xếp thành dãy
dọc - gọi là lỗ viền. Quản bào
điểm đặc trưng cho các cây hạt trần.
Ở nhóm quyết thực vật và cây hạt trần hệ dẫn chủ yếu
là các quản bào, ở thực vật
hạt kín quản bào vẫn có thể thấy ở các phần non của
cây.
Ở quản bào thể hiện rõ 2 hướng chuyên hoá: hướng
hoàn thiên chức năng dẫn
truyền: đó là các quản bào dạng mạch: quản bào có
kích thước tương đối lớn trên
vách có những lỗ viền khá to xếp hình thang. Hướng
thích nghi với chức năng cơ
học và giảm nhẹ chức năng dẫn truyền - Đó là các
quản bào dạng sợi, thường có
vách dày, khoang tế bào thu hẹp lại, lỗ viền ít đi và
thường có dạng khe.
* Mạch thông (mạch gỗ): là yếu tố dẫn chủ yếu của
cây thực vật hạt kín (ở thực
vật hạt trần chỉ gặp ở họ Ma hoàng nhưng ở dạng rất
nguyên thuỷ).
Mạch thông gồm các tế bào chết, có dạng hình ống,
đầu bằng, hoặc hơi vát,
xếp nối tiếp nhau tạo thành hệ thống dẫn truyền chạy
dọc theo các cơ quan.
Hình 2.7. Các loại quản bào
1. Quản bào xoắn
(Tilia cordata);
2. Quản bào thang (Pteridium
aquilinum );
3. Quản bào điểm
(Pinus silvestris)
(Nguồn: N.X. Kixeleva; N.X. Xelukhi, 1969)
42
Trên vách ngăn ngang của các mạch thông có sự
thủng lỗ - do có sự thủng lỗ
đó mà nước và các hợp chất hoà tan được lưu thông
dễ dàng hơn giữa các thành
phần của mạch. Có các kiểu thủng lỗ chính sau đây:
thủng lỗ kép và thủng lỗ đơn.
+ Thủng lỗ kép có các dạng sau:
- Thủng lỗ hình mạng (các lỗ thủng không theo một
trật tự nhất định);
- Thủng lỗ hình thang (các lỗ thủng hẹp, dài, xếp
song song với nhau, phần
màng giữa các lỗ thủng gọi là vạch thang);
- Thủng lỗ rây: có nhiều lỗ thủng nhỏ, tròn, kích
thước nhỏ xếp thành từng
đám-kiểu này thường gặp ở cây hạt trần: Dây gắm và
Ma hoàng.
+ Thủng lỗ đơn: vách ngăn ngang chỉ thủng một lỗ
duy nhất, to và rộng, ở
mép vách ngăn ngang chỉ còn lại một gờ nhỏ - Đây là
kiểu chuyên hoá nhất khá phổ
biến ở cây thực vật hạt kín. Song song với sự thủng
lỗ ở vách ngăn ngang, ở vách
dọc của các tế bào cũng có sự dày lên hoá gỗ theo các
kiểu khác nhau (giống như ở
các quản bào). Người ta phân biệt các loại mạch
thông sau: mạch vòng, mạch xoắn,
mạch xoắn - vòng, mạch mạng và mạch điểm; trong
đó mạch vòng và mạch xoắn là
những kiểu nguyên thuỷ, tiến hoá nhất là kiểu mạch
điểm.
4.1.2. Các yếu tố không dẫn
- Sợi gỗ: là yếu tố cơ học chủ yếu ở cây thực vật hạt
kín, sợi gỗ là những tế
bào chết có màng hoá gỗ rất dày, đến nỗi hầu như
khoang tế bào bị bịt kín lại; gỗ có
chất lượng tốt thì sợi gỗ nhiều, sức chịu đựng cơ học
cao. Ở các cây hạt trần và một
số cây hạt kín nguyên thuỷ chưa có sợi gỗ.
- Mô mềm gỗ: gồm tất các tế bào mô mềm nằm trong
phần gỗ; đó là những tế
bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, vách tế bào có thể
hoá gỗ và vẫn mỏng bằng
cellulose.
- Tia gỗ: là những dải tế bào mô mềm, màng mỏng
bằng cellulose xếp theo
hướng xuyên tâm, đi qua các lớp libe và gỗ thứ cấp vì
vậy còn gọi là tia ruột. Tia gỗ
giúp cho việc trao đổi chất giữa phần trung tâm của
rễ hoặc thân với phần vỏ.
Hình 2.8. Sự tiến hoá của của thủng lỗ ở mạch
thông
(Từ 1 đến 9 là các mạch thông có lỗ ít dần đến thủng
lỗ hoàn toàn)
(Nguồn: N.X. Kixeleva; N.X. Xelukhi, 1969)
43
4.1.3. Khái niệm về gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp
a. Gỗ sơ cấp
Được hình thành từ tầng trước phát sinh. Ở các cây
không có cấu tạo thứ cấp,
gỗ sơ cấp được giữ suốt đời sống của cây. Gỗ sơ cấp
bao gồm gỗ trước và gỗ sau.
- Gỗ trước: gồm quản bào và mạch gỗ có tiết diện
nhỏ, vách bên của chúng
dày lên theo kiểu vòng và kiểu xoắn, không ngăn cản
sự phát triển theo chiều dài,
không có sợi gỗ, gỗ trước chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn và bị huỷ hoại đi khi
cơ quan đã ngừng phát triển về chiều dài.
- Gỗ sau: được hình thành khi cơ quan đã kết thúc
giai đoạn sinh trưởng về
chiều dài, gỗ sau bao gồm mạch thang, mạch mạng
và mạch điểm (không có quản
bào, mạch vòng và mạch xoắn). Ngoài ra, gỗ sau còn
có cả sợi gỗ và mô mềm gỗ
với màng hoá gỗ tạo thành một màng rắn chắc.
b. Gỗ thứ cấp
Gỗ thứ cấp đặc trưng cho cây thực vật hạt trần và
cây thực vật 2 lá mầm. Gỗ
thứ cấp được hình thành từ tầng phát sinh trụ, gỗ thứ
cấp phát triển mạnh ở những
cây gỗ; các yếu tố của gỗ thứ cấp có thể xếp thành
tầng hay không, kích thước và sự
thủng lỗ của các mạch gỗ thay đổi theo tuổi trưởng
thành của cây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gioi_thieu_ve_go_5075.pdf