Sigmund Freud(1856 -1939) –nhà thần kinh học, tâm lý học
người Áo. Ông sinh ra trong một gia đình Do thái tại Freiburg.
Năm lên bốn tuổi, Freud cùng gia đình chuyển đến Vienne sinh
sống và ông nghiên cứu gần như trọn cuộc đời mình tại đây.
Ngay từ khi còn nhỏ, Freud đã luôn thể hiện là một người thông
minh, học giỏi. Năm 1873, ông thi đỗ và theo học ngành y tại Đại học Tổng hợp
Vienne với thành tích rất tốt. Freud bắt đầu những nghiên cứu về một số hiện
tượng giải phẫu –sinh lý học của hệ thần kinh, khi ông làm việc tại phòng thí
nghiệm của E.W.Brucke vào năm 1876. Người có ảnh hưởng lớn nhất đến tư
tưởng của Freud trong nghiên cứu về những nguyên nhân tâm lý đối với bệnh tâm
thần là Jean Martin Charcot (1825 -1893) -một nhà bệnh lý học và thần kinh học
nổi tiếng người Pháp. Chính xuất phát từ đây, bằng kinh nghiệm chữa bệnh lâu
năm và việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu, Freud đã dần dựng nên nền tảng của
ngành phân tâm học. Với những công trình nghiên cứu này, ông đã được thừa
nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về tinh thần. Mặc dù
cho đến nay, lý thuyết về phân tâm học của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi,
nhưng có một điều không thểphủ nhận được rằng, ông là một nhà tư tưởng có ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng hiện đại.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của cảm xúc con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH NHÂN TRIẾT HỌC
Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của
cảm xúc con người
Sigmund Freud (1856 - 1939) – nhà thần kinh học, tâm lý học
người Áo. Ông sinh ra trong một gia đình Do thái tại Freiburg.
Năm lên bốn tuổi, Freud cùng gia đình chuyển đến Vienne sinh
sống và ông nghiên cứu gần như trọn cuộc đời mình tại đây.
Ngay từ khi còn nhỏ, Freud đã luôn thể hiện là một người thông
minh, học giỏi. Năm 1873, ông thi đỗ và theo học ngành y tại Đại học Tổng hợp
Vienne với thành tích rất tốt. Freud bắt đầu những nghiên cứu về một số hiện
tượng giải phẫu – sinh lý học của hệ thần kinh, khi ông làm việc tại phòng thí
nghiệm của E.W.Brucke vào năm 1876. Người có ảnh hưởng lớn nhất đến tư
tưởng của Freud trong nghiên cứu về những nguyên nhân tâm lý đối với bệnh tâm
thần là Jean Martin Charcot (1825 - 1893) - một nhà bệnh lý học và thần kinh học
nổi tiếng người Pháp. Chính xuất phát từ đây, bằng kinh nghiệm chữa bệnh lâu
năm và việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu, Freud đã dần dựng nên nền tảng của
ngành phân tâm học. Với những công trình nghiên cứu này, ông đã được thừa
nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về tinh thần. Mặc dù
cho đến nay, lý thuyết về phân tâm học của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi,
nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng, ông là một nhà tư tưởng có ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng hiện đại.
Những ý niệm của Freud về trạng thái vô thức, về tinh thần bị phân liệt để chống
lại chính nó, về ý nghĩa của những hành vi tưởng chừng như vô nghĩa, về sự thay
thế và hoán chuyển của xúc cảm, về những giai đoạn của sự phát triển tâm lý tính
dục và nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, về sự lan tỏa và tầm quan trọng của
động cơ tình dục cũng như rất nhiều ý niệm khác nữa của ông, đã giúp hình thành
nên quan điểm hiện đại về ý thức. Ngôn ngữ của ông và cả của các bản dịch tác
phẩm của ông như là những phần rõ rệt của tinh thần (Ví dụ: cái ấy, cái tôi và cái
siêu tôi), những kiểu rối loạn (như rối loạn thần kinh chức năng gây ra ám ảnh…)
hay cấu trúc của kinh nghiệm (ví dụ: phức cảm Oedipus, sự tự kỷ…) đã trở thành
ngôn ngữ mà ngày nay, chúng ta hiện đang sử dụng để mô tả và tìm hiểu về bản
thân và về những người khác. Theo đó, có thể nói, Freud chính là nhà tư tưởng tiên
phong trong việc khai phá những miền sâu của cảm xúc con người.
Bước khởi đầu cho những khám phá của Freud về những miền sâu của cảm xúc
con người là những nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh hysteria –
trạng thái rối loạn bao gồm một hệ thống những triệu chứng mà dường như, không
có các nguyên nhân rõ ràng. Freud đã đi đến nhận định rằng, “chứng hysteria chịu
tác động chủ yếu của sự hồi tưởng”, đặc biệt là sự chôn vùi, che giấu quá khứ bị
tổn thương và những xúc cảm bị đè nén đã thể hiện ra ngoài dưới hình thức bóp
méo của các triệu chứng thể chất. Từ nhận định đó, ông đưa ra cách “điều trị” bao
gồm sự hồi tưởng những ký ức bị dồn nén nhằm dần loại bỏ, giải tỏa những mặc
cảm và những xúc cảm bị đè nén trong quá khứ. Đó chính là phương pháp ám thị
thôi miên - điều mà sau này tạo nền tảng cho lý thuyết về sự cám dỗ của Freud. Lý
thuyết đó chỉ ra rằng, những triệu chứng hysteria là do những chấn thương bởi sự
tấn công về tình dục từ thời niên thiếu, đặc biệt là từ người cha. Tuy nhiên, về sau,
Freud đã từ bỏ lý thuyết này vì giả thuyết năng lượng vẫn còn mơ hồ của mình.
Freud cho rằng, những hình ảnh tưởng tượng có thể có tác động giống như những
ký ức về các sự kiện thực tế. Theo ông, sự lặp lại của các triệu chứng luôn được
kích thích bởi năng lượng nội tâm, đặc biệt là năng lượng tình dục.
Trên con đường khám phá những miền sâu của tâm lý con người, lấy cái vô thức
làm đối tượng nghiên cứu chính, Freud đã nhận thấy nội dung của cái vô thức gắn
liền với vấn đề tính dục một cách trực tiếp. Điều này đã được ông trình bày một
cách khá rõ ràng trong các lý thuyết của mình, đặc biệt là lý thuyết về tình dục. Có
một điều chắc chắn rằng, Freud đã nhận thấy ảnh hưởng của tính dục ở hầu hết
mọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không chỉ bao hàm sự giao hợp, mà còn là tình
yêu. Thứ tình yêu đó, theo ông, là thứ tình yêu mãnh liệt, một thứ tình yêu đủ sức
hấp dẫn tới mức, khi cần, người ta có thể hy sinh cả cuộc sống của chính mình. Và
do vậy, nó phải là một cái gì mãnh liệt hơn tình yêu thông thường cả về số lượng
và chất lượng(1). Freud còn cho rằng, bản năng tính dục (sex instinct) là nguồn
gốc của mọi công trình mang tính sáng tạo nhất; nó được hiểu là cái được cấu
thành từ các thành tố luôn biến thiên theo những chiều kích khác nhau (như nguồn
gốc, mục đích và đối tượng). Trong cuốn Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục (1905),
Freud cho rằng rất khó có thể hiểu được những biến dạng phong phú của tính dục,
mặc dù nó khác khái niệm thông thường về bản năng tính dục. Khái niệm tính dục
được mở rộng của ông đã tạo ra sự dễ hiểu về những ưu tiên tình dục, nhấn mạnh
đến những nguồn khác nhau của bản năng tính dục (những trung tâm kích thích
trên cơ thể), những mục đích (những hành động, kiểu như sự giao hợp và nhìn
nhau được thiết kế để đạt đến khoái cảm và sự thoả mãn), và những đối tượng (có
thể cùng giới hoặc khác giới, hoặc thậm chí không phải là những người đang
sống). Nó cũng cho phép nhận ra bản năng tính dục ở trẻ con, những hiện tượng
mà bề ngoài tưởng như không mang dục tính (ví dụ trẻ sờ ti mẹ) đã thể hiện những
đặc điểm bản chất của các hành vi tính dục rõ ràng (cảm giác của trẻ còn đang bú
mẹ bao gồm sự kích thích dễ chịu của cùng khu vực gợi tình như ở người lớn, ví
dụ như miệng, tương tự như sự kích thích ở các hành vi tình dục của người lớn,
chẳng hạn như hôn) và có thể được hiểu như là những giai đoạn đầu trong sự phát
triển của bản năng tính dục và thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau của bản
năng này khi chúng trưởng thành.
“Chứng nhiễu tâm”, cái mà Freud coi là “tính tiêu cực của sự đồi truỵ” (nghĩa là, ở
một số người, những mong muốn bị kiềm chế có thể dẫn họ đến những hành vi đồi
truỵ, kết quả là dẫn tới chứng nhiễu tâm), thường có thể dẫn tới sự đấu tranh với
phức cảm Oedipus “hạt nhân của chứng nhiễu tâm”. Phức cảm Oedipus, trong
hình thức tích cực của nó, quy định những cảm giác mang dục tính đối với cha hay
mẹ thuộc giới khác và sự chống đối một cách nước đôi với cha hay mẹ thuộc cùng
giới. Nó gợi ý rằng, hình dáng phổ biến của trạng thái con người là một hình tam
giác. Sự xung đột đạt đến đỉnh điểm vào khoảng giữa 3 đến 6 tuổi, trong giai đoạn
dương vật của sự phát triển tâm lý tính dục (Freud chia sự tiến triển tâm lý giới
tính ở con người làm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn vòm miệng
(đường miệng) từ lúc trẻ mới sinh ra cho đến hai tuổi và hội chứng Oedipus cũng
bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này; giai đoạn thứ hai được gọi là giai đoạn hậu
môn; giai đoạn thứ ba, từ 3 đến 6 tuổi, đứa trẻ bước vào giai đoạn dương vật, khi
mà bộ phận sinh dục trở thành vật khoái cảm của nó). Cấu trúc cơ bản của những
cảm xúc có nguồn gốc trong sự phụ thuộc kéo dài của con người ở thời thơ ấu. Sự
phụ thuộc đó dẫn tới sự gắn bó - hình thức ban đầu của tình yêu - đối với người
đầu tiên chăm sóc, mà ở đây, thường là người mẹ; từ đó, dẫn đến việc coi những
người khác là người cạnh tranh về mặt thời gian, sự chú ý và mối quan tâm của
người đầu tiên chăm sóc mình. Chúng ta không nên quá đơn giản hoá quan điểm
của Freud về phức cảm Oedipus. Ví như những mong muốn tính dục được ám chỉ
[trong đó] có tính vô thức đặc trưng và ngây thơ, và những bản năng tính dục ở trẻ
con cùng những mong muốn liên quan không được thể hiện ra giống như bản năng
tính dục ở tuổi trưởng thành. Bởi lẽ, cố gắng của ông là nhằm để giải thích những
đặc điểm đặc biệt của sự phát triển tâm lý tính dục ở nữ giới, từ đó đưa ra đáp án
cho câu hỏi vì sao các cô gái chứ không phải các chàng trai có hiểu biết mẫu mực
về sự biến đổi trong giới tính của đối tượng tình yêu đầu tiên của họ (bao gồm cả
người mẹ với tính cách một đối tượng). Các đối tượng tình yêu sau đó, bao gồm cả
các nhà phân tâm học như những đối tượng của sự thay đổi những cảm xúc (trong
hoạt động phân tích, chức năng phân tích như là một màn hình trống mà trên đó,
bệnh nhân thể hiện cảm xúc của mình), là những kết quả của sự đổi chỗ hay thay
đổi từ các đối tượng sớm hơn “sự tìm thấy một đối tượng trên thực tế là sự tìm lại
nó”.
Để có thể đi sâu vào nghiên cứu những xung đột và cảm xúc nội tâm của con
người, Freud đã sử dụng cùng một cấu trúc để giải thích cho những triệu chứng và
những hiện tượng thông thường hơn, ví dụ: những giấc mơ, những câu nói đùa và
sự lỡ lời (nói nhịu). Tất cả có thể được xem như những cơ cấu điều hoà giữa sức
ép của sự thể hiện (được xác định bởi lý thuyết cấu trúc của Freud về cái ấy, được
hiểu là nguồn gốc của bản năng vô thức) và lực chế ngự (một số cũng ở trạng thái
vô thức, cố gắng để đáp ứng sự cưỡng chế về đạo đức và thực tại). Theo kiểu mẫu
nền tảng của Freud, quá trình cơ bản của hoạt động tâm lý, quá trình đầu tiên, sẽ
dẫn tới sự giải phóng năng lượng tâm lý. Sự giải phóng này được biết đến như
những khoái cảm và do vậy, nguyên lý chủ đạo của quá trình cơ bản được gọi là
nguyên lý khoái cảm. Sự gia tăng của sức ép được hiểu là sự không thoả mãn và
những tổ chức tâm lý hướng đến một trạng thái cân bằng hay nhẫn nại. Nhưng, kể
từ khi sự khoái cảm trên thực tế chỉ có thể đạt được trong những điều kiện đặc
biệt, cái mà đôi khi đòi hỏi sự sắp xếp, kế hoạch và trì hoãn, cá nhân cần phải học
cách kiềm chế bản thân, và tư tưởng về quá trình thứ hai này được chỉ đạo bởi cái
mà Freud gọi là nguyên lý thực tại. Mục đích vẫn là sự thỏa mãn, nhưng “những
nhu cầu cấp bách của cuộc sống” đòi hỏi sự chú ý, lý luận và sự suy xét, đánh giá
nhằm tránh rơi vào sự tưởng tượng được thỏa mãn mong muốn của giai đoạn đầu
tiên. Đôi khi, những cơ chế phòng thủ được tạo ra để tránh sự gia tăng những căng
thẳng hay sự không thỏa mãn có thể đổ vỡ và dẫn tới chứng rối loạn thần kinh
chức năng (nhìn chung, theo lý thuyết này, chứng “rối loạn thần kinh chức năng”
là một trạng thái rối loạn tâm lý có nguồn gốc từ những xung đột vô thức; nó có
liên quan đến những giai đoạn đặc biệt của sự phát triển và những cơ chế phòng
thủ đặc biệt). Sự kiềm chế, bao gồm việc chế ngự những phản kháng tâm lý ở
trạng thái vô thức, là điều quan trọng nhất của những cơ chế phòng thủ. Nên hiểu
là không giống như những ý nghĩ tiền ý thức, cái chỉ đơn thuần là trạng thái vô
thức sống động (mặc dù, một người có thể không ý thức được về chúng ở thời
điểm hiện tại, chúng cũng luôn sẵn sàng tiến tới trạng thái ý thức), những quan
niệm vô thức theo đúng nghĩa của nó được kìm nén từ trạng thái có ý thức bằng
sức mạnh của sự kiềm chế; chúng là trạng thái vô thức động – như đã được chứng
minh bởi sự kháng cự nhằm tạo nên trạng thái có ý thức một cách vô thức trong
phương pháp chữa bệnh. Sự phân chia sâu sắc của Freud về tinh thần giữa trạng
thái vô thức và trạng thái có ý thức đã vượt ra ngoài việc phân tích những triệu
chứng loạn thần kinh để giúp hiểu được những hình thức tương tự nhau của những
điều phi lý (ví dụ như sự lừa dối bản thân, sự mâu thuẫn trong tư tưởng và sự kém
ý chí), vốn là những điều còn mơ hồ trong mô hình của R.Đềcáctơ về trạng thái ý
thức đơn nhất, không thể phân chia. Có lẽ, ví dụ tốt nhất về quá trình đầu tiên của
tư tưởng là ví dụ mô tả đặc điểm của trạng thái vô thức (không bị giới hạn bởi thực
tế của thời gian, của sự mâu thuẫn, của những căn nguyên, v.v.) có thể tìm thấy ở
những giấc mơ.
Freud coi những giấc mơ như là “con đường trực tiếp dẫn tới những hiểu biết về
trạng thái vô thức”. Những giấc mơ là sự thực hiện một cách trá hình những mong
muốn vô thức. Khi lý giải ý nghĩa của những giấc mơ thông qua một quá trình giải
thích, Freud dựa vào sự khác biệt cơ bản giữa nội dung biểu hiện (giấc mơ như
bản thân nó hay như khi được nhớ lại lúc tỉnh giấc) và nội dung tiềm tàng (những
suy nghĩ – mơ một cách vô thức). Freud tin chắc rằng, sự giải thích thông qua việc
liên tưởng tới những thành tố đặc biệt của nội dung hiển hiện trái ngược với quá
trình hình thành giấc mơ. Công việc mơ là công việc mà trong đó, rất nhiều cơ chế
bóp méo khác nhau hoạt động vào những phần còn lại của ngày (những nhận thức
và suy nghĩ từ ban ngày trước khi giấc mơ được mơ) và những suy nghĩ – mơ tiềm
tàng để làm nên những giấc mơ hiển hiện. Chủ nghĩa tượng trưng ít nổi bật trong
lý thuyết về giấc mơ của Freud hơn là mọi người vẫn nghĩ. Thực vậy, phần nói về
những biểu tượng chỉ xuất hiện ở phần bổ sung sau cùng của cuốn sách Lý giải
những giấc mơ (1900). Freud dứt khoát loại bỏ phương thức lý giải cũ theo kiểu
“cuốn sách giấc mơ”, tức là dưới dạng các biểu tượng cố định và ông tin chắc
rằng, con người cần phải tìm lại ý nghĩa ẩn giấu của một giấc mơ thông qua những
liên tưởng của mình (chứ không phải của người giải thích) đến những thành tố đặc
biệt. Những liên tưởng như vậy là một phần của quá trình liên tưởng tự do, trong
đó một bệnh nhân cần phải tường thuật lại cho nhà phân tâm học toàn bộ những
suy nghĩ của mình mà không kiểm duyệt chúng dưới bất kỳ hình thức nào. Quá
trình này là cái quyết định đối với phân tâm học, cái bao gồm cả kỹ thuật chữa
bệnh bằng tâm lý lẫn phương pháp điều tra về hoạt động của tinh thần.
Freud sử dụng kết quả nghiên cứu của mình nhằm suy xét nguồn gốc của đạo đức,
tôn giáo và quyền lực chính trị. Ông hướng tới việc tìm ra nguồn gốc lịch sử và
tâm lý của chúng ở những giai đoạn sớm trong sự phát triển của cá nhân. Cái được
Freud coi là yếu tố cần thiết mà một xã hội có trật tự cần đến để điều hành công
việc của nó chính là sự hy sinh bản năng được yêu cầu bởi đạo đức và thường đạt
được bởi sự kiềm chế. Mỗi nền văn minh đều có được nguồn năng lượng cho
những thành tựu nghệ thuật và khoa học thông qua sự thăng hoa của những nỗ lực
bản năng. Nhưng, cái mà mỗi xã hội, mỗi nền văn minh phải trả - sự thất vọng, sự
bất hạnh và trạng thái rối loạn thần kinh chức năng – có thể là quá cao. Phương
pháp chữa bệnh riêng biệt của Freud có nghĩa là dẫn tới việc giải phóng những
năng lượng bị kiềm chế (cái sẽ không tự bảo đảm được hạnh phúc); ông hy vọng
nó cũng có thể cung cấp năng lượng để làm biến đổi thế giới và điều hòa những
nhu cầu quá đáng nhằm đạt đến sự kiềm chế. Nhưng ngay khi tâm lý học cá nhân
của Freud được hình thành trên cơ sở sự không thể tránh được của xung đột nội
tâm, trong tư tưởng về xã hội, ông đã nhìn thấy một số giới hạn (đặc biệt đối với
sự gây hấn – bản năng chết hướng ra phía ngoài) tất yếu và thể hiện sự bi quan về
cuộc đấu tranh bất tận và hiển nhiên mà lý trí tiến hành (Nền văn minh và sự bất
mãn của nó, 1930).
Tóm lại, có thể nói, Freud đã có những cống hiến nhất định cho việc nghiên cứu
quá trình tâm lý và chữa trị các trạng thái loạn thần kinh của con người, đặc biệt là
phương pháp tự do liên tưởng, cách giải thích giấc mơ,... Tuy nhiên, trong việc
giải thích các hiện tượng xã hội và lịch sử văn hóa, Freud đã mắc phải những sai
lầm và điều này đã dẫn ông đến quan điểm của quyết định luận sinh vật, đi ngược
lại quan điểm lịch sử. Chính là xuất phát từ những mâu thuẫn trong học thuyết của
mình, nên cả lúc sinh thời, những giai đoạn sau đó và cho đến ngày nay, Freud và
học thuyết của ông vẫn gặp phải những luồng tư tưởng khác nhau, cả thừa nhận,
ủng hộ lẫn chối bỏ. Nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng, ảnh hưởng
của học thuyết Freud đối với gần như toàn bộ nền văn hóa xã hội là rất lớn. Ông
chính là người đã phát hiện ra những “vùng tối” của trí não con người mà trước
đó, chưa ai làm được. Ngày nay, khoa học hiện đại, với những thành tựu vĩ đại của
mình, đã có khả năng đi sâu, làm rõ bản chất của rất nhiều vấn đề hóc búa thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, đối với nó, cuộc sống tâm lý của con người
với những miền sâu của cảm xúc, vẫn luôn là một điều bí ẩn.
Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, Freud đã để lại một số lượng lớn
các tác phẩm mà cho đến nay, nội dung của chúng vẫn còn là đề tài nghiên cứu,
thậm chí tranh luận giữa nhiều học giả. Đó là những công trình: Studies on
Hysteria (1895, Nghiên cứu về Hysteria), The Interpretation of Dreams (1900, Lý
giải những giấc mơ), The psychopathology of Everyday life (1901, Tâm lý học đời
sống thường ngày), Three Essays on the Theory of Sexuality (1905, Ba tiểu luận về
lý thuyết tính dục), The Ego and the Id (1923, Tự ngã và bản ngã), Civilization
and Its discontents (1930, Nền văn minh và sự bất mãn của nó), Moses and
Monotheism (1939, Moses và độc thần giáo)…
(1) Dẫn theo: Phạm Minh Lăng. S.Freud và tâm phân học. Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2000, tr.47.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yy_3376.pdf