Siêu âm tim đánh giá sau mổ sửa chữa toàn bộ Tứ chứng Fallot

Tần suất

- Chiếm 10% các bệnh tim bẩm sinh

- Không PT: 40% chết trước 3 tuổi, 70% trước 10

tuổi, 95% trước 40 tuổi

- PT sửa chữa hoàn toàn: 85% sống còn đến 40 tuổi

- 10-15 % có triệu chứng sau 20 năm PT; 5% cần

mổ sửa chữa tắc nghẽn/thay van ĐMP

pdf24 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Siêu âm tim đánh giá sau mổ sửa chữa toàn bộ Tứ chứng Fallot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Siêu âm tim đánh giá sau mổ sửa chữa toàn bộ Tứ chứng Fallot Bs Huỳnh Thanh Kiều Bv tim Tâm Đức 1 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Tần suất - Chiếm 10% các bệnh tim bẩm sinh - Không PT: 40% chết trước 3 tuổi, 70% trước 10 tuổi, 95% trước 40 tuổi - PT sửa chữa hoàn toàn: 85% sống còn đến 40 tuổi - 10-15 % có triệu chứng sau 20 năm PT; 5% cần mổ sửa chữa tắc nghẽn/thay van ĐMP 2 TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Tứ chứng fallot: 3 • Tắc nghẽn đường thoát thất phải • Thông liên thất • ĐMC cưỡi ngựa • Phì đại thất phải Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Điều trị Phẫu thuật sửa hoàn toàn:  Vá thông liên thất  Giải phóng tắc nghẽn đường thoát thất phải: sửa hẹp phễu, mở rộng vòng van ĐMP, mở rộng thân, nhánh ĐMP, 4 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot 5 PT sửa hoàn toàn A: vá lỗ thông liên thất B: sửa chữa hẹp van ĐMP, mở rộng đường thoát thất phải bằng miếng vá xuyên vòng van, mở rộng ĐMP Kirling/Barratt-Boyes: Cardiac Surgery, 4th ed, 2013. Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Biến chứng lâu dài (1) 1. Tắc nghẽn đường thoát thất phải tồn lưu 2. Thông liên thất tồn lưu 3. Hở van ĐMP 4. Phình dãn đường thoát thất phải 5. Dãn thất phải – RL chức năng thất phải 6. Hở van ĐMC (± dãn gốc ĐMC) 6 TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Biến chứng lâu dài (2) 7. Rối loạn chức năng thất trái 8. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng 9. Rối loạn nhịp: cuồng nhĩ, rung nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất 10. Đột tử 7 TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Mục tiêu siêu âm tim 8  Tắc nghẽn đường thoát thất phải tồn lưu: vị trí, chênh áp lực qua chỗ hẹp  TLT tồn lưu: vị trí, kích thước, chênh áp lực ngang TLT  Hở phổi: mức độ nặng  Kích thước và chức năng thất trái, thất phải  Hở van 3 lá, áp lực thất phải  Kích thước gốc ĐMC, hở van ĐMC  Tìm sùi trong VNTMNT (nếu nghi ngờ) Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Đường thoát thất phải - MC cạnh ức trục ngang, dưới sườn - Phình dãn, hay tắc nghẽn tồn lưu - Tắc nghẽn nhẹ - vừa: dung nạp tốt - Tắc nghẽn nặng  cần mổ lại AL tâm thu thất P ≥ 2/3 ALHT AL tâm thu thất P > 60 mmHg Dòng hở 3 lá > 3.5 m/s 9 TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Baumgartner et al. ESC Guidelines for the management of GUCHD. Eur H Journal (2010) 31: 2915-2957 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Động mạch phổi 10 - MC cạnh ức trục ngang, dưới sườn, trên hỏm ức - Đo vòng van, thân và 2 nhánh ĐMP - Khảo sát Doppler màu, xung qua van ĐMP, thân và nhánh - Có hẹp tồn lưu: dưới van, tại van, trên van ĐMP hay các nhánh xa: đo kích thước chỗ hẹp nhất, chênh áp lực ngang chỗ hẹp - Đánh giá mức độ hở van ĐMP TL: Valente Am, et al. Multimodality Imaging Guidelines for Patients with Repaired Tetralogy of Fallot. JASE 2014;27(2):111-141 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Độ nặng Hở van ĐMP (1) 11 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Độ nặng hở van ĐMP (2) 12 Độ rộng dòng hở Tỷ số độ rộng dòng hở/vòng van ĐMP > 0.7  hở nặng Tính PR index=thời gian dòng hở/thời gian tâm trương PR index < 0.77  hở nặng Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Độ nặng Hở van ĐMP (3) 13 Đo thời gian nửa áp lực PHT < 100 ms  hở nặng Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Tiêu chuẩn hở van ĐMP nặng 14 TL: Valente Am, et al. Multimodality Imaging Guidelines for Patients with Repaired Tetralogy of Fallot. JASE 2014;27(2):111-141 - Dòng hở phổi ≥ 50% đường thoát thất phải - Độ rộng dòng hở/vòng van ĐMP > 0.7, tương đương với PR fraction ≥ 40% trên CMR - Thời gian giảm tốc ngắn, phổ tâm trương kết thúc sớm - PR index 25%/CMR - PHT < 100 ms Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Thông liên thất tồn lưu - MC cạnh ức trục dọc, trục ngang, 5 buồng mỏm - Vị trí, kích thước, chênh áp lực TT/TP - Cần dự phòng VNTMNT - CĐ mổ lại: TLT ảnh hưởng huyết động 1. Qp/Qs ≥ 2/1 2. Qp/Qs = 1.5-2/1 kèm dãn hoặc RLCN thất trái 15 TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Thất phải 16 - Kích thước thất phải: dày ( > 5mm thì tâm trương) hoặc dãn - Chức năng thất phải: FAC < 35%, TAPSE < 16 mm, sóng S’< 10 cm/s - Áp lực thất P: qua dòng hở 3 lá, TLT tồn lưu (AL thất phải= 4v2 + AL nhĩ phải) - Hở van 3 lá: nặng khi VC > 7mm TL: Valente Am, et al. Multimodality Imaging Guidelines for Patients with Repaired Tetralogy of Fallot. JASE 2014;27(2):111-141 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot 17 TL: Rudski LG. J Am Soc Echocardiogr 2010;23:685-713 Kích thước, chức năng thất phải và nhĩ phải Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Dãn thất phải 18 - Tăng tử vong - Hở phổi nặng, hẹp tồn lưu đường thoát thất phải  dãn thất P  hở van 3 lá tăng  dãn thất phải nhiều hơn - Liên quan đến nhịp nhanh thất khi thể tích thất phải cuối tâm trương/MRI ≥ 160 ml/m2 - Khi có kèm hở phổi nặng: mổ lại thay van ĐMP + tạo hình van 3 lá nếu hở trung bình trở lên TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Baumgartner et al. ESC Guidelines for the management of GUCHD. Eur H Journal (2010) 31: 2915-2957 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Hở van ĐMC – dãn gốc đmc 19 - MC cạnh ức trục dọc, 5 buồng mỏm - CĐ mổ lại: - ĐMC lên ≥ 55 mm - Dãn ĐMC lên nhanh gần đây và/hoặc hở chủ nặng TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Rối loạn chức năng thất trái 20 - Đo phân suất tống máu thất trái - Nguyên nhân:  Tổn thương cơ tim khi mổ  Tổn thương mạch vành  Luồng thông tồn lưu  BN mổ shunt tạm trước đó TL: Warnes CA: Adult Congenital Heart Disease, 2009, chap 10, p.139-156 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng 21 - Hiếm gặp - Mảnh sùi ở miếng vá TLT, đường thoát thất P, ĐMP, van 3 lá - Phòng ngừa VNTMNT khi có thông liên thất hay tắc nghẽn buồng tống thất phải tồn lưu Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot 22 Ca LS: Be trai, 5 tuổi, phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot năm 2013, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng 1 năm sau mổ, hẹp đường thoát thất phải tồn lưu do mảnh sùi dưới van ĐMP (Gd= 72/40 mmHg), hở phổi TB, PHT: 120 ms. Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot 23 Chỉ định can thiệp lại/sau PT sửa chữa tứ chứng Fallot theo ESC 2010 Baumgartner et al. ESC Guidelines for the management of GUCHD. Eur H Journal (2010) 31: 2915-2957 Siêu âm tim sau mổ sửa chữa tứ chứng Falot Kết luận 24 - Siêu âm tim: không xâm nhập, không đắt, sẵn có, không tiếp xúc tia xạ. - Đánh giá kết quả phẫu thuật: hẹp đường thoát thất phải tồn lưu, TLT tồn lưu, hở phổi nặng, hở van ĐMC - Chỉ định phẫu thuật thay van ĐMP: hẹp và/hoặc hở phổi nặng có TCCN, suy thất phải, dãn dần thất phải, RL nhịp nhĩ/thất. - Sau mổ tứ chứng Fallot cần SA tim ít nhất mỗi năm 1 lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsieu_am_tim_danh_gia_sau_mo_8951.pdf