Có nhiều bà mẹ khấp khởi vì mình mang thai nhưng rồi thai lại sảy
liên tục. Trong 1000 phụ nữ mang hai có khoảng 5-10 người đau khổ như thế.
Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai (ST), nhưng dưới đây chỉ xin nói đến
những người bị ST , nhưng dưới đây chỉ xin nói đến những người bị ST tự
nhiên liên tục từ ba lần trở lên và được gọi là ST thường xuyên.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sảy thai liên tiếp -Nguyên nhân và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sảy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị
Ảnh: corbis
Có nhiều bà mẹ khấp khởi vì mình mang thai nhưng rồi thai lại sảy
liên tục. Trong 1000 phụ nữ mang hai có khoảng 5-10 người đau khổ như thế.
Có nhiều nguyên nhân gây sảy thai (ST), nhưng dưới đây chỉ xin nói đến
những người bị ST , nhưng dưới đây chỉ xin nói đến những người bị ST tự
nhiên liên tục từ ba lần trở lên và được gọi là ST thường xuyên.
Thế nào được gọi là ST liên tiếp?
ST là hiện tượng thai ra ngoài bụng mẹ một cách tự nhiên, không giữ lại
được. ST liên tiếp (RPL: repeated pregnancy loss) chiếm tỷ lệ 0,5-1% phụ nữ
mang thai. RPL được định nghĩa là ST 3 lần liên tiếp trước tuần thứ 20, hay cân
nặng của thai chưa tới 1/2kg. RPL được chia ra làm 2 nhóm:
Nguyên phát: chưa lần nào sinh em bé sống trước đó.
Thứ phát: đã từng sinh tối thiểu thành công một em bé.
Các nguyên nhân dẫn đến RPL
Di truyền: những bất thường nhiễm sắc thể của thai là nguyên nhân thường
gặp nhất. Thực tế, khi xét nghiệm mô thai, các trường hợp ST trong 12 tuần lễ đầu,
60% có bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân dẫn đến ST dưới 3 tháng tuổi.
Bất thường về giải phẫu: (các bộ phận cơ thể), chia làm 2 nhóm:
Bẩm sinh: do những loại dị dạng tử cung như: tử cung 1 sừng, tử cung 2
sừng, tử cung có vách ngăn… Tỷ lệ thai sống 5-28%.
Mắc phải: do u xơ tử cung (41%), dính lòng tử cung vì nạo thai (5%), hở eo
tử cung…
Nội tiết: do thể vàng (hoàng thể) yếu, không sản xuất đủ progesterone nuôi
dưỡng thai. Do mẹ bị bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp... chiếm 25% trường
hợp ST trong 3 tháng đầu.
Bất đồng nhóm máu mẹ và con: bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con sẽ
dẫn đến tình trạng miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu con và gây ST liên
tiếp.
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: phụ nữ nhiễm trùng urealyticu, mycoplasma
hominil, ureaplasma có nguy cơ ST liên tục.
Nhiễm khuẩn tử cung khiến cho trứng không làm tổ được, hoặc nhiễm
khuẩn toàn thân nặng ở người mẹ (virus cytomegalo, rubeole...) khi mang thai dẫn
đến lây nhiễm cho thai. Nếu là do virus thì không có thuốc nào điều trị được.
Môi trường: rượu, thuốc lá… và một vài loại thuốc có liên quan đến RPL.
Hóa trị liệu, tia xạ, khí gây mê, kim loại đã được chứng minh gây ST. Ngoài ra,
nhiều loại thuốc dùng trong điều trị da liễu cũng là nguyên do.
Không rõ nguyên nhân: chiếm khoảng 50-60%.
Điều trị RPL
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể phẫu thuật, điều trị
hormone... Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân ST tương đối khó khăn và
không phải lúc nào cũng thành công. Do đó, bạn nên khám sức khỏe trước khi lập
gia đình, đến bác sĩ để khám và theo dõi ngay từ khi chưa có thai. Cả hai vợ chồng
sẽ được tư vấn về những điều cần làm và cần đề phòng. Nếu có dấu hiệu mang
thai, bạn cũng cần được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ sớm và chỉ định những thuốc cần
thiết. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể
phôi thai.
Với những
người ST nhiều
lần, bác sĩ
khuyên tránh lao
động nặng, cho
uống thuốc giữ
thai loại
progesterone,
thuốc giảm co và
khâu vòng cổ tử
cung để phòng ST. Bên cạnh đó, tốt nhất là nên hạn chế thuốc lá và rượu. Nếu
côngviệc liên quan đến những chất độc hại, bạn phải đảm bảo điều kiện bảo hộ lao
động tốt nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc.
Sau mỗi lần ST, nên dành thời gian nghỉ ngơi (ít nhất là 6 tháng) để cơ
quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại. Thời gian nghỉ ngơi này chính là
lúc kiểm tra tìm nguyên nhân ST. Hiện tại, vẫn còn khoảng 50% các trường hợp
RPL không thể điều trị do không rõ nguyên nhân. Và phương pháp điều trị tốt nhất
là hỗ trợ về mặt tâm lý.
Một số món ăn phòng chống RPL
Món cháo nếp, đẳng sâm, đỗ trọng
Hở eo tử cung gây ST
Nguyên liệu: đẳng sâm 5-10g, đỗ trọng 6-12g, gạo nếp 100g.
Cách chế biến: cho đẳng sâm và đỗ trọng vào túi vải buộc miệng, rồi cho
vào nồi cùng gạo nếp nấu nhừ thành cháo là ăn được.
Cách dùng: mỗi ngày ăn 2-3 lần, ăn trong thời kỳ mang thai ở 3 tháng đầu.
Canh hạt sen, trần bì, tô cảnh
Nguyên liệu: hạt sen 60g, tô cảnh 10g, trần bì 6g.
Cách chế biến: hạt sen bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi, đổ nước đun chín đến 4-
5 phần thì cho tô cảnh, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín kỹ là ăn được.
Cách dùng: ăn ngày 1-2 lần, trong suốt thời kỳ mang thai 3 tháng đầu.
Canh trứng gà ngải cứu
Nguyên liệu: lá ngải cứu 50g, trứng gà 2 quả, đường trắng một ít.
Cách chế biến: lá ngải cứu cho nước vừa đủ ăn nấu canh, sau đập 2 quả
trứng gà bỏ vào đun chín, cho tiếp đường trắng vào khuấy tan.
Cách dùng: hằng ngày uống trước khi đi ngủ, trong suốt thời kỳ mang thai
3 tháng đầu.
Dùng nước áo ngô (vỏ bắp)
Nguyên liệu: áo ngô lượng vừa đủ. Cách chế biến và sử dụng: hằng ngày
dùng áo ngô sắc lấy nước uống liên tục, cho tới gần ngày ST lần trước thì tăng
lượng áo ngô lên gấp đôi và như vậy uống tới khi sinh mới thôi.
Canh gà mái, mực ống
Nguyên liệu: gà mái 1 con 500-700g, làm thịt rửa sạch, mực ống 1 con, gạo
nếp 90-150g.
Cách chế biến: làm thịt gà rửa sạch, cùng mực ống cho vào hầm nhừ, lấy
nước canh đặc cho gạo nếp từ 90-150g nấu nhừ thành cháo, nêm đủ gia vị mắm
muối vừa miệng.
Cách dùng: sau khi mang thai ăn bất cứ lúc nào, ăn thường xuyên, lượng
không hạn chế cho đến khi quá thời gian thường ST thì ngừng ăn. Có thể ăn thịt gà
và khô mực cũng được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- say_thai_lien_tiep__4828.pdf