Sáu sai lầm thường gặp trong lãnh đạo nhóm

Lãnh đạo ở mọi cấp quản trị thường mắc một số sai lầm chung làm suy

yếu tập thể của họ. Thực tiễn hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia

cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy, các trưởng nhóm,

các nhà quản lý thường mắc 6 lỗi phổ biến sau đây làm giảm hiệu quả

hoạt động của nhóm và công ty

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sáu sai lầm thường gặp trong lãnh đạo nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáu sai lầm thường gặp trong lãnh đạo nhóm Lãnh đạo ở mọi cấp quản trị thường mắc một số sai lầm chung làm suy yếu tập thể của họ. Thực tiễn hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy, các trưởng nhóm, các nhà quản lý thường mắc 6 lỗi phổ biến sau đây làm giảm hiệu quả hoạt động của nhóm và công ty 1. Chú tâm vào số lượng Phần lớn các nhà quản lý thường mắc ảo tưởng rằng càng có nhiều nhân sự trong nhóm thì nhóm càng trở nên mạnh. Ảo tưởng này có mối liên hệ với cái tôi của nhà quản lý – dưới quyền tôi có nhiều người, chứng tỏ tôi quản lý tốt. Đây là một trong những sai lầm đầu tiên trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động nhóm. Chất lượng nên là yếu tố quan tâm hàng đầu. Trong công việc hàng ngày, tôi hay sử dụng “Nguyên tắc quản lý của The Beatles”. Có rất nhiều dàn nhạc giao hưởng với số lượng đông hàng trăm nghệ sĩ và đủ các loại dụng cụ âm nhạc. The Beatles chỉ có 4 thành viên. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của họ trong thế giới âm nhạc lớn hơn bất kỳ dàn nhạc khổng lồ nào khác, thậm chí còn hơn tất cả các dàn nhạc này cộng lại. Điều này chứng tỏ là một nhóm nhỏ với các thành viên hạng nhất vẫn hiệu quả hơn so với một nhóm đông những người trung bình. Do vậy, chất lượng chứ không phải số lượng là điều quan trọng. 2. Đếm đầu người Một vài nhà quản trị có xu hướng định giá khả năng của nhóm thông qua việc đếm đầu người một cách đơn giản. Họ thường nói: “Nhóm tôi có 12 nhân viên, 8 nguời trong số này tốt, 2 trung bình, và 2 tồi. Nhóm của tôi nhìn chung là tốt vì số lượng người tốt chiếm đa số”. Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét đội hình của một đội bóng. Cần bao nhiêu cầu thủ tồi để có thể hủy hoại thành quả của cả đội? Một là quá đủ. Nếu một cầu thủ không chơi theo lối chơi của đội, không phối hợp tốt với các cầu thủ khác, chơi ẩu, ích kỷ, không chịu chuyền bóng cho đồng đội lúc cần thiết… cả đội sẽ thua. Thực chất, để có một đội hình mạnh, tất cả các thành viên đều phải chơi tốt và giữ vững kỷ luật. Đó là mô hình của Real, Juve, AC, hay Chelsea, là các câu lạc bộ hàng đầu hiện nay. Một điều đơn giản, một quả táo thối có thể làm hỏng cả giỏ táo, vì vậy quả táo thối phải bị loại bỏ ngay. 3. Sử dụng “dân chủ” không phù hợp Nhiều người nghĩ rằng để nhóm mạnh thì phải có dân chủ, tức là mọi người đều có tiếng nói và sức mạnh ngang nhau và việc ra quyết định sẽ theo phương thức biểu quyết. Điều này là sai lầm. Hiệu quả hoạt động của nhóm chủ yếu phụ thuộc vào người đứng đầu. Trưởng nhóm là người ra quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp lãnh đạo cao hơn về hiệu quả hoạt động của nhóm. Trưởng nhóm có thể dẫn dắt nhóm thảo luận một cách dân chủ, song anh ta phải là người ra quyết định cuối cùng. Trưởng nhóm có thể sử dụng biếu quyết để quyết định một vấn đề thay vì tự mình ra quyết định, nhưng anh ta vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định đó. Một người lãnh đạo không ra được quyết định hoặc tránh trách nhiệm ra quyết định là lãnh đạo tồi và tập thể do anh ta lãnh đạo sẽ không thể mạnh được. 4. Không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng và ngọt ngào Như là huấn luyện viên một đội bóng, trưởng nhóm luôn hỗ trợ các thành viên, song tùy từng thời điểm, đôi khi phải cứng rắn, đặc biệt với một số loại thành viên. Nhà quản lý không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dịu êm. Làm trưởng nhóm đòi hỏi năng lực và sức mạnh để có thể chỉ ra được các điểm yếu, điểm mạnh, các sai lầm mà các thành viên mắc phải. Đây là công việc khó và cần cứng rắn trong hành động. Ra quyết định là nhiệm vụ của nhà quản lý và quyết định cần khắc nghiệt trong những giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, cứng rắn thế nào để mọi người vẫn yêu quý mình, đó là một nghệ thuật. 5. Ngần ngại trong đòi hỏi chất lượng Nhiều nhà lãnh đạo thường e dè khi nói với nhân viên về hiệu quả hoạt động kém của họ. Việc này thường được giải thích với nhiều lý do: “Tôi không muốn làm mếch lòng nhân viên, hoặc “Chúng ta trả lương họ chưa xứng đáng, vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi chất lượng cao hơn” v.v… Bào chữa như vậy là không có cơ sở. Khi một nhà quản lý ngần ngại đòi hỏi chất lượng cao, nhóm của anh ta sẽ trở nên xoàng xĩnh, chí khí của nhóm sẽ suy giảm, và cuối cùng nhiều thành viên sẽ ra đi. Ngược lại, khi nhà quản lý yêu cầu chất lượng cao, các nhân viên sẽ cảm thấy công việc của họ là có giá trị. Họ thấy hãnh diện về nghề nghiệp của mình, tôn trọng người quản lý và trở nên trung thành hơn với tổ chức. 6. Lo sợ đặt mục tiêu cao Nhiều nhà quản lý cũng lo sợ khi đặt mục tiêu cao cho nhóm. Họ e dè khi nói những câu: “chúng ta là những người tốt nhất” hay “chúng ta sẽ trở nên tốt nhất”. Có người nói đây là sự nghiêm tốn và nhún nhường cần thiết. Tôi thì cho rằng đây là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Một nhà lãnh đạo tự tin sẽ nói với nhân viên để tiến lên vị trí số 1. Cách đặt mục tiêu này sẽ khuyến khích nhân viên luôn tự hoàn thiện mình, cảm thấy thử thách, vui vẻ, hãnh diện, và cảm thấy rằng họ là lực lượng để chiến thắng. Trên đây là một số những sai lầm thường gặp ở những người lãnh đạo, với mục đích để phân biệt những nhà lãnh đạo xoàng xĩnh với những nhà lãnh đạo giỏi, những nhóm thành đạt với những nhóm thất bại… Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích phần nào cho các nhà quản lý của chúng ta trong công tác điều hành hiện nay. LS Trần Đình Hoành, Tiến Sĩ Luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsau_sai_lam_thuong_gap_trong_lanh_dao_nhom_6992.pdf
Tài liệu liên quan