Sâu bệnh hại chính trên cây mía và biện pháp quản lý

Theo kết quảđiều tra, theo dõi của Chi cục Bảo vệthực vật trên cây mía, ởNghệ

An đã ghi nhận được sựhiện diện của 32 đối tượng sâu bệnh hại gồm 16 đối tượng

sâu và 16 đối tượng bệnh. Trong đó, có 8 loại bắt gặp thường xuyên và có mức

gây hại nặng gồm 4 loại sâu (rệp xơ trắng, sâu đục thân, bọhung đen, rệp sáp hại

lóng), 4 loại bệnh (bệnh chồi cỏ, bệnh than đen, bệnh vết sọc đỏ, bệnh rỉsắt); có 8

đối tượng gây hại thường xuyên và 16 đối tượng xuất hiện ít gây hại nhẹ

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sâu bệnh hại chính trên cây mía và biện pháp quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sâu bệnh hại chính trên cây mía và biện pháp quản lý Theo kết quả điều tra, theo dõi của Chi cục Bảo vệ thực vật trên cây mía, ở Nghệ An đã ghi nhận được sự hiện diện của 32 đối tượng sâu bệnh hại gồm 16 đối tượng sâu và 16 đối tượng bệnh. Trong đó, có 8 loại bắt gặp thường xuyên và có mức gây hại nặng gồm 4 loại sâu (rệp xơ trắng, sâu đục thân, bọ hung đen, rệp sáp hại lóng), 4 loại bệnh (bệnh chồi cỏ, bệnh than đen, bệnh vết sọc đỏ, bệnh rỉ sắt); có 8 đối tượng gây hại thường xuyên và 16 đối tượng xuất hiện ít gây hại nhẹ. 1. Thành phần sâu bệnh hại mía ở Nghệ An Theo kết quả điều tra, theo dõi của Chi cục Bảo vệ thực vật trên cây mía, ở Nghệ An đã ghi nhận được sự hiện diện của 32 đối tượng sâu bệnh hại gồm 16 đối tượng sâu và 16 đối tượng bệnh. Trong đó, có 8 loại bắt gặp thường xuyên và có mức gây hại nặng gồm 4 loại sâu (rệp xơ trắng, sâu đục thân, bọ hung đen, rệp sáp hại lóng), 4 loại bệnh (bệnh chồi cỏ, bệnh than đen, bệnh vết sọc đỏ, bệnh rỉ sắt); có 8 đối tượng gây hại thường xuyên và 16 đối tượng xuất hiện ít gây hại nhẹ. Cụ thể ở bảng sau: TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận gây hại Mức phổ biến I Sâu hại 1 Sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Wal. Thân +++ 2 Sâu đục thân mình vàng Argyroploces chistaceana Thân +++ 3 Sâu đục thân mình trắng Scirpophaga nivella Thân +++ 4 Sâu đục thân 5 vạch Chilotraea infucatella Snel. Thân + 5 Rệp xơ trắng Ceratovacuna lanigera Zeh. Lá +++ 6 Rệp sáp hại lóng Trionymus sacchara Coc. Bẹ lá +++ 7 Bọ trĩ Thirips seratus Kob. Lá + 8 Bọ hung đen Alissonotum impressicolle Ar. Gốc, rễ, thân +++ 9 Bọ hung xanh Anomata cupripes Hop. Gốc, rễ + 10 Bọ hung nâu Anomata expensa Bates. Gốc, rễ ++ 11 Mối hại mía Odontotermes holmgrer Gốc, thân + 12 Châu chấu Hieroglyphus tonkinensis Lá ++ 13 Nhện đỏ Tetranychus exiccator Zeh. Lá + 14 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fab. Lá + 15 Rầy xanh lớn Tetigoniella viridis Sta. Lá + 16 Bọ vòi voi Curcuniolidae *** Đọt, thân + II Bệnh hại 1 Bệnh chồi cỏ Grassy shoot disease Cây +++ 2 Bệnh than đen Ustilago scitaminea Syd. Đọt cây +++ 3 Bệnh thối đỏ thân Physalospora tucumanensis Spe Thân ++ 4 Bệnh đen hom (bệnh rượu) Ceratocystis paradoxa Dad. Hom + 5 Bệnh trắng lá Sugarcane White leaf Lá ++ 6 Bệnh sọc lá Sclerospora sacchair Miy. Lá ++ 7 Bệnh vết sọc đỏ Xanthomonas rubrilineas Lá, thân +++ 8 Bệnh chảy gôm Xanthomonas vascularrum. Thân, lá + 9 Bệnh đâm chồi ngọn Xanthomonas albilineans. Đọt ++ 10 Bệnh xoắn cổ lá Fusarium moniliformis Lá non + 11 Bệnh rỉ sắt Puccinia kuchnii Lá +++ 12 Bệnh đốm vòng Leptospheria saahari Lá ++ 13 Bệnh hoa lá Marmor sacchari Lá + 14 Bệnh cháy lá Stagonospara Sacchari: Lá + 15 Bệnh khô vằn Corrticum sasakii Mass Lá, bẹ lá ++ 16 Bệnh muội than Capnodium*** Lá, thân ++ Ghi chú: +++: rất phổ biến; ++: phổ biến trung bình; +: ít phổ biến 2. Rệp xơ trắng hại mía và biện pháp quản lý 2.1. Rệp xơ trắng hại mía 2.1.1. Đặc điểm hình thái Rệp con màu vàng nhạt hoặc xanh thẫm; rệp cái có cánh màu trong suốt; rệp cái không cánh mặt lưng phủ đầy lớp sáp bông trắng (gọi là rệp xơ bông trắng). 2.1.2. Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh, phát triển - Rệp cái đẻ ra con, loại có cánh có thể đẻ được 15-20 con, loại không có cánh đẻ được 30-60 con. Rệp lột xác 3 lần, có sức sinh sản nhanh và mạnh, 1 năm khoảng 20 lứa, trong điều kiện thuận lợi 1 lứa từ 14-16 ngày. Rệp phát triển mạnh ở điều kiện trời mưa ẩm xen kẽ và trời khô hanh nhiệt độ từ 20-23oC. - Ở Nghệ An, qua nhiều năm theo dõi cho thấy, rệp bắt đầu phát sinh từ tháng 3 trên ruộng mía tái sinh từ gốc (ở những vùng có rệp gây hại từ năm trước); sang mùa hè (các tháng 5, 6, 7) rệp phát sinh ít, gây hại nhẹ (ở dạng duy trì); rệp bắt đầu phát sinh mạnh có mật độ cao từ tháng 8 trở đi, gây hại nặng nhất trong các tháng 9, 10, 11. Khi gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, khô hạn hoặc mưa to, mật độ rệp giảm rõ rệt. 2.1.3. Tác hại - Rệp non và trưởng thành sống tập trung từng đám ở mặt sau của lá. Rệp chích hút dịch cây làm cho mía sinh trưởng kém, giảm năng suất, giảm độ đường và sức nảy mầm. Phân của rệp tạo điều kiện cho nấm bệnh muội than phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của mía. - Ở Nghệ An, hàng năm có đến hàng ngàn ha mía bị rệp gây hại, cao điểm năm 2006 có đến 11.189/25.261ha bị rệp gây hại. Đến nay (năm 2011) đã có gần 4.000ha nhiễm rệp. Trên những diện tích đã có rệp gây hại ít nhiều đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng mía, đặc biệt trên diện tích nhiễm rệp nặng từ cấp 3 có rệp phân bố từ 1/3 số lá, cây trở lên. Mía bị nhiễm rệp có thể giảm năng suất từ 30-70% hoặc cao hơn, giảm lượng đường thương phẩm CCS xuống dưới 5% (trung bình 10%), đồng thời làm tăng chi phí đầu tư do phải phòng trừ rệp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. 2.2. Biện pháp quản lý tổng hợp - Sử dụng giống: Không được sử dụng mía làm giống từ những ruộng bị nhiễm rệp từ vụ trước, nên sử dụng những giống mía có tính chống chịu rệp để đưa vào sản xuất (dựa vào kết quả theo dõi qua hàng năm từ các giống đang trồng ở địa phương, thường nhóm giống mía ROC nhiễm rệp nhẹ hơn các giống MY55-14, F156...). - Vệ sinh đồng ruộng: Sau thu hoạch, cần thu gom tàu lá thực vật đem chôn lấp hoặc tập trung thành đống để đốt, đặc biệt ở những vùng có rệp gây hại nặng, dọn sạch xung quanh bờ cỏ... nhằm giảm bớt nơi cư trú của rệp. - Chăm sóc: Thực hiện trồng mía đúng quy trình kỹ thuật theo từng loại giống và từng vùng đất (theo quy trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc quy trình của các công ty mía đường). Chú ý phải bón đủ lượng phân và cân đối N-P-K giúp mía sinh trưởng khỏe để tăng khả năng chống chịu rệp. Thường xuyên làm sạch cỏ dại, bóc bỏ lá già, tỉa cây ổn định, mật độ hợp lý... tạo ruộng mía thông thoáng có tác dụng hạn chế rệp phát sinh phát triển. - Biện pháp thủ công: Khi rệp mới phát sinh ở diện hẹp có thể đeo găng tay để vuốt rệp, hạn chế mật độ hoặc dùng dao, kéo... cắt bớt những lá nhiễm rệp đem tiêu hủy. - Bảo vệ thiên địch: Có rất nhiều loài thiên địch ăn rệp cần được bảo vệ như bọ rùa, nhện, bọ đuôi kìm (1 con bọ đuôi kìm ăn từ 20-30 con rệp/ngày nên có thể nuôi bọ để thả vào ruộng mía), sâu non vệt xanh (khi rệp phát sinh đang ở mức độ nhẹ nếu có từ 5-10 tổ sâu non vệt xanh/lá thì không cần phun thuốc vì sâu có thể khống chế được rệp phát sinh gây hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế). - Biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật: Trong trường hợp rệp phát sinh với mật độ cao từ cấp 2-3 có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất mía, cần phải sử dụng thuốc để phun trừ. Hiện nay có 2 phương pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ rệp đó là phun nước và phun bột. + Phun nước: Đây là phương pháp truyền thống mà nông dân thường dùng (dùng bình bơm tay hoặc bình bơm động cơ), sử dụng một trong các loại thuốc: Bassa 50EC, Nibas 50EC, Goldra 250WG, Dragon 585EC, Mofitox 40EC... pha với nước theo liều khuyến cáo phun ướt đều cho cả 2 mặt lá mía, trường hợp rệp tiếp tục phát sinh mạnh, cần phun lại lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày. + Phun bột: Dùng bình phun thuốc động cơ có chức năng phun bột, sử dụng thuốc dạng bột thấm nước như Mykhada 10WP, Actatoc 200WWP... trộn với bột (chất bổ trợ) loại bột siêu mịn với tỷ lệ 1,2-1,5kg thuốc với 10kg bột phun cho 1ha mía. Khi phun chỉ cần đi theo bờ ruộng phun vào sẽ phun được 15-20m, sau đó phun tiếp theo hình thức cuốn chiếu hoặc cứ 15-20 hàng mía thì đi 1 lối. Lượng thuốc trên chia thành 2 bình, tốc độ phun khoảng 20-30 phút/ha. Khi thực hiện phun bột cần chú ý: Các loại thuốc phun bột có tác dụng lưu dẫn nên chỉ phun vào giai đoạn bộ lá mía còn xanh, sinh trưởng khỏe mới có hiệu quả cao. Chỉ phun ở những vùng xa dân cư, xa chuồng trại chăn nuôi và vùng có diện tích mía nhiễm rệp lớn; Để bột bám dính tốt trên lá nên phun vào sáng sớm, những ngày im mát có thể phun cả ngày, không phun khi trời nắng và ngược chiều gió./. ■ Nguyễn Đình Hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_40__5208.pdf
Tài liệu liên quan