Sáng kiến “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Hai”

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, quan trọng trong hệ thống các cấp học ở nước ta vì đây là cấp học mở đầu cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu cho học sinh đồng thời thông qua các hoạt động học tập đó người giáo viên còn dạy cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn chuẩn bị cho các cấp học tiếp theo. Trong cấp tiểu học thì các lớp đầu cấp ( lớp 1, 2) lại càng được coi trọng vì đây là thời kỳ các em bắt đầu làm quen với một hệ thống các tri thức mới của rất nhiều các môn học trong đó môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập tốt các môn học khác và tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện các thao tác tư duy.

 Không biết từ bao giờ, trải qua hang ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

 

docx31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sáng kiến “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Hai”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi một em hỏi, một em trả lời. - Thời gian thảo luận là 1 phút. * Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm một HS hỏi một HS trả lời. - Nhận xét, tuyên dương - Có rất nhiều hình thức đánh bắt cá như: Kéo vó, kéo lưới, câu, dùng nơm, đó, đăng, Song trong thực tế còn có hiện tượng bắt cá bằng kích điện, điện lưới và dùng mìn rất nguy hiểm cho tính mạng của người đánh bắt cá và có hại cho môi trường sinh thái. Những hình thức trên đã bị nghiêm cấm. Các em nên khuyên mọi người trong gia đình không nên dùng các hình thức bắt cá này (nếu có). * GV hỏi tiếp: - Trong bữa ăn hàng ngày gia đình em có hay ăn cá không? Em có thích ăn cá không? - Mẹ em thường mua cá ở đâu? - Khi mua cá về mẹ các em thường chế biến thành những món ăn gì? GV Nêu: Cá có thể chế biến thành những món ăn như mẹ các em đã làm, ngoài ra ta cũng có thể làm lẩu cá, cá hấp, chả cá, cá sốt Những món ăn này nên ăn ngay trong ngày sau khi chế biến, không nên để quá lâu và không được bảo quản tốt. Khi cá đã chế biến bị ôi, thiu ta không nên ăn vì có hại cho sức khoẻ. Ngoài ra “gỏi cá” là món cá sống chúng ta không nên ăn vì dễ bị bệnh đường tiêu hoá. - Để có được những món cá ngon ta phải chọn loại cá như thế nào? - Cho HS quan sát tranh minh hoạ để khắc sâu; nên chọn mua loại cá tươi ngon (cá còn sống) vì nó có nhiều chất đạm, canxi rất tốt cho sức khoẻ, giúp xương phát triển, chóng lớn. - Vì sao không nên chọn cá chết, ươn? Nêu: Cá đã bị chết ươn và nhất là đã bị ruồi, nhặng bâu thì các chất trong cơ thể cá đã bị phân huỷ nếu chúng ta ăn sẽ có hại cho sức khoẻ. - Ăn cá có lợi ích gì? -Khi ăn cá ta cần chú ý điều gì? - Ăn cá có ích cho sức khoẻ vì vậy một tuần chúng ta nên ăn từ 3 đến 4 bữa. Khi ăn cá các em cần phải gỡ bỏ xương để không bị hóc. GV nêu: Cá có rất nhiều lợi ích như làm thức ăn, làm cảnh, có loại có thể dạy làm xiếc, có thể làm thành các thực phẩm chức năng như dầu cá rất tốt cho mắt. Ngoài ra cá còn là nguồn tài nguyên quý giá đem lại lợi ích lớn về kinh tế khi xuất khẩu cá sang nước ngoài. - Em phải làm gì để bảo vệ cá? GV nêu: Để bảo vệ cá chúng ta không nên đánh bắt cá một cách bừa bãi và phải bảo vệ môi trường nước. Ví dụ: Không xả rác bừa bãi xuống ao, sông, biển để giữ môi trường trong sạch cho cá sinh sống và phát triển. - Bài học hôm nay các em được học về con vật gì? - Vậy bây giờ các em cùng nhau thi vẽ một bức tranh con cá nhé. - Mở sách giáo khoa, quan sát tranh. -Làm việc theo nhóm đôi. - Từng nhóm HS trả lời, nhóm khác bổ sung. VD: + Người trong ảnh đang dùng gì để bắt cá. Người trong ảnh đang dùng vó để bắt cá. + Bạn hãy kể tên những hình thức bắt cá mà bạn biết. Các hình thức bắt cá như: kéo vó, lưới, câu, - Lắng nghe. - HS trả lời. -Mua ở chợ,siêu thị, -Kho cá, rán cá, nấu riêu, sốt cá, - Lắng nghe. - HS nêu. - HS nêu. + Ăn cá rất tốt cho sức khoẻ, giúp xương phát triển, chóng lớn, + Khi ăn cá cần cẩn thận không bị hóc xương. - Lắng nghe. - HS nêu. - Lắng nghe. - Con cá 3. Thực hành Hoạt động 3: Thi vẽ tranh con cá Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về con cá. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện - Yêu cầu học sinh lấy giấy, bút chì, bút màu để thi vẽ. - Muốn vẽ được bức tranh con cá chúng ta cần vẽ về những bộ phận nào bên ngoài của con cá? - Em nào vẽ nhanh bức tranh con cá có thể tô màu cho con cá của mình thêm đẹp. * Bước 2: Làm việc cá nhân. - GV theo dõi và hướng dẫn. * Bước 3: Trưng bày sản phẩm - YC HS lên giới thiệu về bức tranh con cá của mình. - Hướng dẫn học sinh nhận xét tranh. + Tranh bạn vẽ có giống con cá chưa? + Đủ các bộ phận chưa?. + Kích cỡ có phù hợp không: to quá, bé quá hay vừa?.... + Nếu tô màu thì màu tô có phù hợp không?. - Nhận xét, tuyên dương. - Cô trò mình vừa được học bài gì? - GV củng cố. - Thực hiện theo yêu cầu. - HS trả lời: Đầu, mình, vây, đuôi, mắt, miệng. - Thực hiện theo yêu cầu. - Học sinh vẽ tranh về con cá. - HS trình bày sản phẩm (2- 3 học sinh ) - Học sinh nhận xét tranh của bạn theo định hướng của giáo viên. - Bài: Con cá 4. Vận dụng Hoạt động 4: Trò chơi: Ô số bí mật Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về cá. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Bước 1: Phổ biến luật chơi, hình thức chơi. - Cô có 4 ô số, mỗi ô số ẩn chứa 1 câu hỏi về nội dung bài học. HS chọn câu hỏi và trả lời. Mỗi câu trả lời đúng thì một phần bức tranh được mở ra. Trả lời hết 4 ô số các em sẽ khám phá được bí mật của trò chơi. - Hình thức chơi: cả lớp * Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi - Gọi theo tinh thần xung phong lần lượt chọn ô số và trả lời. Câu 1: Cá sống ở đâu? Câu 2: Cá có những bộ phận nào? Câu 3: Ăn cá có lợi ích gì? Câu 4: Kể tên một số loại cá mà em biết? - Nhận xét về cách chơi của học sinh và tuyên dương học sinh thắng cuộc cũng như học sinh cổ vũ dưới lớp. - Cho HS xem đoạn phim đã khám phá. - Như vậy trò chơi đã khép lại giờ học hôm nay. Về nhà các em mở sách TN – XH trang 54, 55 xem trước bài “ Con gà” để giờ sau cô trò mình cùng tìm hiểu nhé. - Nghe phổ biến luật chơi. - Học sinh chơi. - Nhận xét - Xem đoạn phim - Theo dõi và ghi nhớ. Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học, phụ huynh và các em vẫn xem trọng môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó môn Tự nhiên và Xã hội cũng không kém phần quan trọng. Do vậy, chúng ta phải làm sao học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về xã hội và thế giới tự nhiên trong tâm thế thoải mái là vấn đề rất được quan tâm. Trò chơi học tập chính là một chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao. Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi". Qua việc tổ chức trò chơi học tập môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp tôi, tôi nhận thấy các em được sống đúng với đặc điểm tâm lí của mình ở giai đoạn này. Nhìn các em vui tươi, hồn nhiên, thân thiện tôi thấy mình là một người giáo viên hạnh phúc. Chương 3. Kết quả của sáng kiến 3.1. Khảo sát thực tiễn 3.1.1. Tình hình địa phương, đơn vị: Xã Tây Đô là một xã thuần nông đời sống của bà con nhân dân chưa cao, mức thu nhập của các gia đình không đồng đều và có nhiều gia đình mức thu nhập không ổn định nhưng Tây Đô cũng là một xã vốn có truyền thống hiếu học. Trường tiểu học Tây Đô nằm trên địa bàn thôn Duyên Trường. Hầu hết học sinh là con nông dân, sống rải rác nhiều thôn, việc đi lại còn gặp khó khăn đối với những thôn xa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đa số còn trẻ, năng động, nhiệt tình, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao và trình độ trên chuẩn. Với sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên và cán bộ quan lí phần nào đã tác động đến tinh thần và ý thức tự giác học tập của các em. Hiện nay nhà trường đang tích cực giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Với đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, năng động, tôi tin rằng nhà trường sẽ ngày càng vững mạnh, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn. 3.1.2. Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu: Nhìn chung đa số học sinh còn nhỏ, bước đầu nhập lớp các em còn chậm chạp, sợ sệt, chưa mạnh dạn hoà nhập với bạn bè, trường lớp. Các em còn nhiều bỡ ngỡ, nói nhỏ, ít tập trung chú ý. Song đa số các em rất ngoan, biết vâng lời. Qua theo dõi tìm hiểt học sinh ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành điều tra khả năng nói, diễn đạt của các em học sinh lớp 2B cụ thể như sau: - Tổng số học sinh: 25em, trong đó có 10 em nữ - Học sinh rụt rè, nhút nhát: 8 học sinh - Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin: 18 học sinh - Trong đó học sinh ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ: 10 học sinh - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn ( hộ nghèo và cần nghèo): 4 em; hộ có thu nhập trung bình: 10 em; - Học sinh có mẹ bị thần kinh: 1 em - Học sinh ở với ông bà: 5 em Qua quá trình tìm hiểu, theo dõi, quan sát học sinh tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của học sinh: - Tuy đúng độ tuổi nhưng có nhiều em chậm phát triển, nhiều em thể trạng nhỏ, yếu ớt, việc tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều. - Học sinh còn nhỏ dễ bị tác động bởi những lời nói của những người xung quanh, dễ học tập theo những lời nói chưa hay. - Học sinh chưa biết nói những lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống vì ngại hoặc không biết điều đó là cần thiết. - Phụ huynh học sinh đa số là nông dân, thu nhập thấp. Một số phụ huynh đi làm ăn xa không có điều kiện chăm sóc con, nhiều phụ huynh và những người thân, hàng xóm của học sinh lời nói chưa chuẩn mực, hay nói đệm, nói tục, chửi bậy. 3.2. Kết quả của sáng kiến: Qua quá trình thực hiện sáng kiến tại lớp tôi giảng dạy đã đem lại những kết quả khả quan, cụ thể như sau: 3.2.1. Về phía học sinh: - Đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc. Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình. - Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câuViệc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều. - Các giờ học diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng thu hút được sự chú ý của học sinh đến tận cuối giờ học . - Học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo với nhận thức sâu sắc. - Học sinh xây dựng được cho mình thói quen chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe. - Học sinh được phát huy năng lực, năng khiếu mà các em chưa thể hiện được ở những nội dung khác của môn học. Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống, - Học sinh được trình bày những điều “tự mình khám phá” hoặc được thể hiện điểm mạnh của mình nên cảm thấy vinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khơi gợi cho các em ý thức học tập, làm việc tốt hơn. - Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi và chia se với bạn bè - Khi học bằng cách “chơi các trò chơi”, học sinh rất chăm chú (vì thích chơi và hiếu kì) do đó những hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đề cập đến giúp các em khắc sâu hơn. - Khắc phục tính nhút nhát của học sinh, tập cho học sinh cách trình bày được một vấn đề trước tập thể đông người. - Biết nói những lời cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, chia sẻ, động viên, phù hợp với tình huống gặp phải ở bài học cũng như trong cuộc sống. - Cuối năm học 100% học sinh hoàn thành về mặt kiến thức, kĩ năng. 100% học sinh đạt về năng lực, phẩm chất theo cách đánh giá của TT30/2014. - Trong kì thi cuối năm có: 3.2.2. Về phía giáo viên: - Giúp học sinh rèn luyện, củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn ngôn ngữ, tư duy cho học sinh. - Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái, dễ chịu, khoẻ mạnh hơn và giáo viên luôn được các em yêu quý, tin tưởng, chia sẻ cảm xúc, - Giáo viên không phải gò bó học sinh tiếp thu kiến thức mà học sinh chủ động, hào hứng, tự tin trong học tập. - Các hình thức dạy học này có thể áp dụng ở nhiều môn học khác và các khối lớp khác mà vẫn có thể đạt hiệu quả cao. 3.3. Bài học kinh nghiệm: Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh, lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có thể nói, việc áp dụng một số hình thức dạy học khi hướng dẫn cho học sinh làm bài tập chính tả là một việc làm rất thiết thực. Nó giúp cho người giáo viên thể hiện được tài năng sư phạm của mình đồng thời giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. 2. Một số kiến nghị: Trước thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, với tư cách là một giáo viên dạy tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau: * Đối với PGD&ĐT Hưng Hà: Tiếp tục tổ chức các chuyên đề chuyên môn, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp học tập đổi mới để phát huy được khả năng nói của học sinh. * Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Thường xuyên quan tâm, tổ chức các chuyên đề các môn học để giáo viên học tập và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc rèn nói cho học sinh. Có sự động viên kịp thời những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học về cả vật chất và tinh thần nhất là trong các kì Hội giảng các cấp. Tiếp tục dự giờ và rút kinh nghiệm để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. * Đối với giáo viên: Bản thân mỗi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn có nhu cầu hoàn thiện mình, tích cực vận động để bản thân mình ngày càng phát triển tốt. Là tấm gương cho học sinh về mọi cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói. Thường xuyên biết dùng lời khen ngợi động viên tư vấn thúc đẩy học sinh theo thông tư 30. Thường xuyên theo dõi và uốn nắn kịp thời những lời giao tiếp những câu nói chưa đúng của học sinh để tạo thành thói quen giao tiếp tốt cho các em. * Đối với học sinh và phụ huynh học sinh: - Từ khi trẻ bập bẹ biết nói, những người lớn tuổi trong gia đình phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói của con em mình. Các cụ đã dạy “Uốn cây từ thuở còn non”. Không những thế, người lớn còn là tấm gương cho trẻ noi theo. - Khi trẻ bắt đầu đến trường thì gia đình cùng với nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn, tự tin, thanh lịch văn minh, thể hiện tác phong, tư cách đạo đức con người có văn hóa. - Học sinh phải học tập và ý thức được việc rèn luyện để có cách giao tiếp đúng chuẩn mực đạo đức, lịch sự, van minh. Qua quá trình thực hiện, sáng kiến đã đem lại hiệu quả khả quan. Tôi thấy sáng kiến “Rèn kĩ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp Hai” này không chỉ áp dụng ở môn Tiếng Việt cho học sinh lớp tôi mà còn có thể áp dụng cho các môn học khác và cả học sinh khối 2 cũng như các khối lớp khác. Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã suy nghĩ thực hiện trong thời gian qua, giúp làm nền tảng cho các em rèn kĩ năng nói tốt. Tuy nhiên sáng kiến của tôi cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự nhận xét và góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp, của Tổ chuyên môn và của các đồng nghiệp để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tây Đô, ngày 08 tháng 10 năm 2015 Người mô tả sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Mừng Xác nhận của cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxren_ki_nang_noi_trong_gio_tieng_viet_cho_hoc_sinh_lop_2_1325.docx