Sáng kiến kinh nghiệm y học đại học –Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim)

Viêm 1 trong 3 thành phần của thành tim:Viêm cơ tim , Viêm màng ngoài cơ

tim,Viêm màng trong tim hoặc cùng 1 lúc viêm cả 3 thành phần này.

-Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Nếu viêm màng ngoài tim,

bệnh nhân có kiểu đau giống viêm màng phổi, màng ngoài tim có dịch.Nếu viêm

cơ tim thì bệnh nhân có loạn nhịp và suy tim. Nếu viêm màng trong tim thì van

tim bị tổn thương và có tiếng bất thường.

-Viêm tim thường gặp sau nhiễm khuẩn, thấp khớp có sốt, viêm cơ tim siêu vi

khuẩn, sau chấn thương hay thiếu máu, mủ màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, tim

bị thương tổn do dị vật đâm vào hoặc kết hợp với 1 bệnh hệ thống ( luput ban đỏ,

viêm khớp dạng thấp ).

-Ngoài ra các loại viêm tim khác không phải phong thấp tính: ure huyết cao, viêm

màng trong tim nhiễm khuẩn, thải ghép.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm y học đại học –Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm y học đại học – Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim) Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim) 1. Theo YHHĐ: 1.1. Viêm tim (carditis). Viêm 1 trong 3 thành phần của thành tim:Viêm cơ tim , Viêm màng ngoài cơ tim,Viêm màng trong tim hoặc cùng 1 lúc viêm cả 3 thành phần này. - Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Nếu viêm màng ngoài tim, bệnh nhân có kiểu đau giống viêm màng phổi, màng ngoài tim có dịch.Nếu viêm cơ tim thì bệnh nhân có loạn nhịp và suy tim. Nếu viêm màng trong tim thì van tim bị tổn thương và có tiếng bất thường. - Viêm tim thường gặp sau nhiễm khuẩn, thấp khớp có sốt, viêm cơ tim siêu vi khuẩn, sau chấn thương hay thiếu máu, mủ màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, tim bị thương tổn do dị vật đâm vào hoặc kết hợp với 1 bệnh hệ thống ( luput ban đỏ, viêm khớp dạng thấp ). - Ngoài ra các loại viêm tim khác không phải phong thấp tính: ure huyết cao, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, thải ghép. 1.2. Thấp khớp có sốt (acute rheumatic fever): Bệnh đa hệ thống, thường xuất hiện 1 – 6 tuần sau viêm họng. Thủ phạm gây bệnh chính là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (điều trị kháng sinh thì khỏi).Viêm họng liên cầu có 3%. Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam là 2,1 – 4,9% (VBVSKTE ). Bệnh diễn biến đa dạng, có khi không có viêm khớp mà đã có viêm tim Hội tim mạch Mỹ ( 1992 )đề nghị dùng tiêu chuẩn chẩn đoán của Jone . + 5 tiêu chuẩn chính: – Viêm tim. - Viêm đa khớp. - Múa vờn. - Ban đỏ có bờ. - Hạt dưới da (Mayner). + 2 tiêu chuẩn phụ: - Lâm sàng: . Sốt. . Đau khớp. – Cận lâm sàng: . Tăng các pha phản ứng cấp. . PR kéo dài . Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ, biểu hiện bằng các tiếng tim bất thường (tiếng thổi tâm, thu tâm trương)…. Viêm đa khớp có ở 62 – 85% các trường hợp, viêm khớp thường ở khớp to không có biến dạng khớp, di chuyển ít có hạt thấp, ít vòng ban, hay ở gốc chi và thêm múa giật (85%), triệu chứng này thường xuất hiện rất muộn. 1.3. Viêm cơ tim vi rút (Viral myocarditis): Các loại vi rút hay gây viêm cơ tim là Cosackie B, bại liệt, các Entero vi rút, influenza, vi rút quai bị, vi rút Epstein Barr, vi rút gây viêm màng não limpho bào. Nếu do vi rút Cosackie B thì có lắng đọng g -globilin trong màng tim, có kháng thể kháng vi rút, tự kháng thể kháng cơ tim, gây bệnh cơ tim ứ huyết , điều trị chỉ là hỗ trợ. 1.4. Viêm màng ngoài tim sau chấn thương. 1.5.Viêm tim kết hợp với bệnh tổ chức liên kết. 1.6. Viêm mạch : là triệu chứng thường có. 2. Biện chứng luận trị theo yHct: Y học cổ truyền thường mô tả phong thấp nhiệt trong các phạm trù “Tý chứng”, “Tâm tý” do chính khí hư nhược, tấu lý sơ hở, vệ khí bất cố; nhân bị nhiễm lạnh hoặc lao động quá sức hoặc hoạt động lâu ở vùng ẩm thấp làm cho phong hàn và thấp nhiệt thừa cơ (hư nhược) mà xâm phạm vào cơ thể. Bệnh tà ở cơ nhục cân mạch có thể thấy hạt nhỏ dưới da, phạm khớp kinh lạc có thể thấy sưng đau các khớp xương, nhiệt vào doanh huyết có thể thấy hồng ban ở dưới da, liên quan đến tạng tâm, có thể tạo thành “Tâm tý”. 2.1. Thời kỳ cấp tính. 2.1.1. Hàn thấp trở lạc. Đau nhức khớp nhưng không sưng đỏ, đau tăng kịch liệt khi gặp lạnh, khi chườm nóng hoặc thời tiết ấm thì đau giảm , không sốt, sợ lạnh hoặc có thân nhiệt thấp, khí đoản phạp lực, tâm quí chính xung, lưỡi nhợt hồng, rêu trắng mỏng; mạch trầm tế hoặc huyền tế mà khẩn. - Pháp điều trị: tán hàn trừ thấp – thông lạc chỉ thống. - Phương thuốc: “quyên tý thang” gia giảm. Khương hoạt 12g Độc hoạt 12g Phòng phong 12g Đương qui 12g Tang chi 30g Tần cửu 15g Quế chi 10g Xuyên khung 10g. Hải phong đằng 12-30g – Gia giảm: Nếu hàn nhiều, đau kịch liệt thì gia thêm: xuyên ô chế 10g (trước), chế thảo ô 10g (trước) . Tâm quí, chính xung rõ thì gia thêm: đan sâm 12g, phục thần 15g, viễn trí 12g, linh từ thạch 30g (trước). 2.1.2. Thấp nhiệt uẩn trưng. - Khớp xưng, nóng, đỏ,đau; toàn thân nặng nề hung tức quản bĩ, thực dung bất thần, khẩu khát phiền táo, phát nhiệt đa hãn; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch nhu sác. - Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc chỉ thống. - Phương thuốc: “thương truật thạch cao thang” gia giảm. Sinh thạch cao (trước) 30 – 50g Tri mẫu 15g Tỳ giải 15g Thông đông đằng 12g Hoàng bá 12g Sơn chi 10g Ý dĩ nhân 30g Tần cửu 15g Phục linh 15g Bán phòng kỷ 10g . Thương truật 20g – Gia giảm: . Nếu khớp chi trên đau nhiều thì gia thêm: khương hoàng 12g, uy linh tiên 15g. . Nếu khớp hạ chi đau rõ thì gia thêm: xuyên ngưu tất 15g, địa long 12g. Thấp nặng hơn nhiệt thì gia thêm: mộc thông 12g, trạch tả 12g, hoắc hương 12g. 2.1.3. Nhiệt độc tích thịnh. - Khớp đau mỏi; tại chỗ có nóng, đỏ , sưng ,đau, hạn chế cử động; có thể bị 1 khớp hoặc nhiều khớp; mình nóng đa hãn, khát thích uống nước lạnh, phiền táo bất an, tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng táo; mạch hồng sác. - Pháp diều trị: thanh nhiệt – giải độc- thông lạc chỉ thống. - Phương thuốc: “bạch hổ thang” gia giảm. Sinh thạch cao (trước) 30 – 60g Hoàng bá 10g Hoàng cầm 10g Tô đông đằng 30g Tri mẫu 15g Đan bì 10g Sơn chi tử 10g Tang chi 30g Cam thảo 5g Phong hà lợi 30g . Xích thược 10g – Gia giảm: . Nếu nhiệt kết đại trường, đại tiện táo kết thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g – 30g (uống dạng trà), hậu phác 15g, chỉ xác 10g. . Nếu nhiệt độc uẩn kết; khớp xương sưng, nóng, đỏ, đau thì thêm: tử hoa địa đinh 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 15g. 2.2. Thời kỳ mạn tính. 2.2.1. Khí âm lưỡng hư: Sau thời kỳ phát sốt: nhiệt độ giảm; khớp giảm sưng, đỏ; đau đỡ hơn hoặc hoãn giải; mệt mỏi, tự hãn đoản khí, khẩu can, thiệt táo; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng hoặc không rêu; mạch tế sác vô lực. - Pháp điều trị: ích khí – dưỡng âm – hóa lạc – thông tý. - Phương thuốc: “sinh mạch tán” hợp “đào hồng ẩm” gia giảm. Dương sâm 10g Thái tử sâm 12g Sa sâm 15g Mạch đông 15g Ngũ vị tử 10g Hồng hoa 15g Đương qui 12g Xuyên khung 10g Địa long 10g Kê huyết đằng 12g . Ô tiêu xà 10g – Gia giảm: . Nếu như có kèm theo tâm quí, chính xung, phạp lực, khí đoản, sau hoạt động đau nặng lên thì gia thêm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 15g, chích viễn trí 10g, toan táo nhân 15g. . Nếu thấy lưng gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, tư hãn, lưỡi sáng xanh lục không có rêu thì gia thêm: thục địa 20g, tri mẫu 12g, sơn thù du 20g. 2.2.2. Can thận hư hao. Các khớp đau nhức kéo dài không giảm, tay chân vô lực, hoạt động khó khăn, lưng đau gối mỏi, co duỗi bất lợi; lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng; mạch trầm tế mà nhược hoặc kết đại. - Pháp điều trị: bổ can – ích thận- cường cân tráng cốt. - Phương thuốc: “tam tý thang” gia giảm. Hoàng kỳ 20g Đẳng sâm 15g Đương qui 15g Xuyên khung 10g Đỗ trọng 20g Xuyên đoạn 20g Khương hoạt 10g Độc hoạt 10g Thục địa 15g Ngưu tất 20g Tần cửu 15g Câu kỷ tử 10g. Cam thảo 5g – Gia giảm: . Nếu hư hàn rõ thì gia thêm: lộc giác 10g, nhục thung dung 15g, dâm dương hoắc 15g, chế phụ phiến (sắc trước) 10g. . Nếu khớp sưng to biến dạng, đau nhức kéo dài, hoạt động hạn chế, gia thêm: ô tiêu xà 15g, toàn yết 10g, bạch hoa xà 15g, địa long 12g. 3. Các phương pháp điều trị khác: 3.1. Châm cứu: – Thường dùng các huyệt: khúc trì, hợp cốc, kiên ngung, ngoại quan, hậu khê, dưỡng lão, hoàn khiêu, dương lăng tuyền, tuyệt cốt, phong thị, túc tam lý, tất nhãn. Mỗi ngày châm 1 lần; Mỗi lần 3 – 5 huyệt, châm sâu, kích thích trung bình, tả là chính. - Thâu châm: Kiên ngung thâu cực tuyền, khúc trì thâu thiếu hải, dương lăng tuyền thâu âm lăng tuyền. Mỗi ngày thâu châm 1 lần, mỗi lần 20 -30 phút, 7 – 10 ngày là một liệu trình. Nhĩ châm: Thường dùng huyệt tâm, can, thận, tỳ, vị, phế nội phân tiết. Dùng vương bất lưu hành tử hoặc lai phục tử (áp huyệt vị) vừa độ; mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 – 30’; 7 – 10 ngày là 1 liệu trình. 3.2. Đơn thuốc nghiệm phương. + Cát căn 60g, kim ngân hoa 45g, ty qua lạc 15g, lộ lộ thông 15g. Mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia 3 lần uống. Tác dụng điều trị: phong thấp nhiệt thể thấp nhiệt đau khớp. + Kiên cốt phong 60g, tô đông đằng 30g, ngũ gia bì 10g. Mỗi ngày một tễ sắc uống, 10 -15 ngày là một 1 liệu trình. 4. Lâm sàng tinh hoa: + Theo Dương Kỳ, ứng dụng bài “tiêu tý thang” để điều trị viêm khớp phong thấp tính cho 32 bệnh nhân, đạt hiệu qủa mĩ mãn. Bài thuốc: quế chi, chế phụ tử đều 12g (sắc trước 15 – 30 phút); bạch thược, kê huyết đằng, tang chi, hoàng kỳ đều 30g; tri mẫu, phòng phong, ô tiêu xà đều 10g. Mỗi ngày 1 tễ sắc uống, 30 ngày là 1 liệu trình. Đạt kết quả tốt 30/32 (93,7%). + Trương Kỳ (Trung y Thiểm Tây, 1996) chữa cho 119 bệnh nhân đạt hiệu qủa 99,2%. Bài thuốc: hổ trượng, ô tiêu sà, thiên niên kiện, uy linh tiên đều 12g; cương tàm, ý dĩ nhân, kê huyết đằng đều 30g; hải phong đằng, thanh phong đằng, hy thiêm thảo đều 15g; thương truật 10g, cam thảo 3g. Ngày 1 tễ sắc nước uống. + Mã Kỳ (Thiểm Tây, 1994) điều trị 993 bệnh nhân đau khớp đạt hiệu quả 97,48%. Bài thuốc có: hoàng kỳ, đương qui, bạch truật đều 90g, chế xuyên ô, chế thảo ô, cam thảo đều 40g; khương hoạt, độc hoạt, uy linh tiên đều 60g. Tất cả nghiền bột nhỏ luyện mật ong thành mỗi hoàn 6g, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 hoàn; 10 ngày là 1 liệu trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_hoc_21__4605.pdf
Tài liệu liên quan