Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học quyết thắng, huyện Đông Triều"

Thư viện, thiết bị dạy học trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện, thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.

 Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại sách báo, tạp chí các loại tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các môn khoa học, góp phần vào vieecjang cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học quyết thắng, huyện Đông Triều", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình cũng dễ tìm, mỗi phòng thực hành sẽ do một giáo viên bộ môn đó quản lí. * Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo do tổ chuyên môn xây dựng, các tổ chuyên môn thảo luận và lên kế hoạch sử dụng TBDH của bộ môn mình dạy cho từng tiết, từng bài, từng chương cụ thể. Trong kế hoạch này tổ chuyên môn phải nêu được: + Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào, bài nào, chương nào. + Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (Thiết bị hiện có của trường hay tự làm). + Những kiến nghị, đề xuất với trường. Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn nhà trường sẽ có kế hoạch chung về việc sử dụng TBDH cho toàn trường.           * Tổ chức chỉ đạo thực hiện + Lập sổ theo dõi Để quản lí TBDH hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là phải lập sổ theo dõi.           Dựa vào sổ theo dõi trên, người cán bộ quản lí dễ dàng biết được hiện tại trường có bao nhiêu TBDH của từng bộ môn, từng khối lớp.           Căn cứ vào kế hoạch sử dụng TBDH được xây dựng, dựa vào sổ theo dõi mượn TBDH của nhân viên TBDH đối với từng giáo viên, người quản lí biết được tiết nào, bài nào, thuộc bộ môn nào, giáo viên có sử dụng TBDH; tiết nào giáo viên không sử dụng. Người quản lí dễ dàng thống kê được tổng số lượt mượn TBDH của mỗi  giáo viên trong tháng, học kì. Theo cách này, có thể thống kê tổng lượt mượn, sử dụng TBDH của toàn trường trong học kì, năm học. * Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: + Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng TBDH trong giảng dạy, người quản lí thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên TBDH thực hiện đúng những qui trình, thủ tục nêu trên. + Thường xuyên nhắc nhở, động viên những giáo viên chưa hoặc sử dụng chưa đều TBDH vào trong giờ dạy. Khuyến khích, tuyên dương những giáo viên sử dụng tốt TBDH. + Tổng kết kết quả sử dụng TBDH theo tháng, theo kì, từ đó có kế hoạch khen thưởng, kỉ luật kịp thời, đúng mức đối với từng giáo viên. 4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Với cương vị là người quản lí, bản thân tôi luôn xác định cho mình những điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp sau đây: * Về cơ sở vật chất: Phòng Thư viện - TBDH phải đủ rộng, đảm bảo đủ ánh sáng, các trang thiết bị và sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. * Đối với cán bộ làm công tác Thư viện - TBDH: Cần xác định được tầm quan trọng của cán bộ làm công tác Thư viện - TBDH trong nhà trường để có kế hoạch cụ thể, xây dựng được một thư viện xuất sắc. * Đối với cán bộ quản lí:           - Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH.           - Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu quả.     - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm.          - Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng.          - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. 4.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Từ thực trạng công tác thư viện, TBDH, có sự chỉ đạo, quản lý của Hiệu trưởng đặc biệt là đề ra các giải pháp nên hiệu quả đạt được như sau: 4.4.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện (ngàn đồng). Năm học Kinh phí mua sách báo, tài liệu, tạp chí Kinh phí mua sắm CSVC Ghi chú 2013-2014 35.056.000 45.059.000 Trường tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên 2014-2015 16.069.000 11.369.000 Trường tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên Phân tích số liệu: - Năm học 2013-2014 là năm tiếp theo xây dựng thư viện nên kinh phí đầu tư ban đầu khá lớn. - Năm học 2014-2015 tiếp tục đầu tư bổ sung thêm về CSVC và mua sách, báo, tài liệu nên nguồn kinh phí giảm đi. 4.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH: Năm học TSGV TSHS Số lượt bạn đọc đến thư viện/ mượn ĐDDH Số lượt sách đưa ra phục vụ trong năm Ghi chú GV HS GV HS GV HS GV HS 2013-2014 36 612 3280/253 6236 658 1256 1203 0 125 2689 2014-2015 38 674 4052/212 7253 721 1320 1324 0 325 3256 4.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách: Năm học Số lần giới thiệu sách Kể chuyện theo sách (lần) Điểm sách (lần) Thi vui đọc sách (lần) Đọc to nghe chung (lần) Ghi chú 2013-2014 8 4 1 3 3 2014-2015 6 3 1 2 2 Tính đến tháng 3/2015 4.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được qua 2 năm trở lại đây: Năm học Danh hiệu thư viện 2013-2014 Đạt xuất sắc 2014-2015 Đạt xuất sắc III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Thư viện là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác giáo dục. Nhìn vào phòng thư viện, phòng TBDH của nhà trường có thể đánh giá được sự quan tâm của người Hiệu trưởng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sách, tài liệu cho thư viện, tổ chức khai thác nguồn sách để phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường là những vấn đề đang được các nhà trường quan tâm. Xuất phát từ cở sở lí luận, cơ sở thực tiễn, sau khi phân tích thực trạng công tác quản lí CSVC nói chung, quản lí thư viện, TBDH nói riêng tại trường Tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều. Qua thực tiễn làm công tác quản lý nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của công tác thư viện, TBDH bản thân tôi đã có những giải pháp để chỉ đạo, quản lý thư viện của nhà trường đạt được hiệu quả cao, đó là: Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thứ hai: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên phụ trách  thư viện, TBDH. Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề nếp, có kế hoạch khoa học cụ thể. Thứ tư: Hàng năm tiết kiệm được nguồn chi thường xuyên của nhà trường để mua sắm thêm trang thiết bị, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, tạp chí...để đầu tư cho thư viện. 2. Kiến nghị: Hàng năm Phòng GD&ĐT cần tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường một phần kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị và tài liệu cho thư viện nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ thư viện tham gia, rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Nhân điển hình cán bộ thư viện giỏi, cho cán bộ thư viện đi học ở những trường xuất sắc trong và ngoài tỉnh. Trên đây là "Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Quyết Thắng, huyện Đông Triều", rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Mạo Khê, ngày 20 tháng 3 năm 2015 Người viết sáng kiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. 2. Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo - Bộ nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập. 3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. 4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông. PHỤ LỤC PHỤ LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1-2 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. PHẦN NỘI DUNG 3-13 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Thực trạng 4-7 4. Giải pháp, biện pháp 7 4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7-8 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 4.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBGV, NV 7 4.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho CB,GV,NV phụ trách thiết bị, Thư viện 8 4.2.3. Tổ chức quản lý thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề nếp có kế hoạch 9 4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 11-12 4.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 12-13 4.4.1. Đầu tư kinh phí cho thư viện 13 4.4.2. Tình hình bạn đọc của thư viện và số lần mượn ĐDDH 13 4.4.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách 13 4.4.4. Danh hiệu thư viện đạt được 13 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_thu_vien_thiet_bi_day_hoc_o_truong_tieu_hoc_quyet_thang_huyen_dong_trieu_1.doc
Tài liệu liên quan