Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt, chữ viết với
phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học
sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn khác khi có kiến thức Tiếng Việt. Bởi đối với
người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm
lĩnh tri thức. Hơn nữa, con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúng
ta nghĩ thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sử
dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn ngữ bên
trong.
35 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ : cao - thấp, phải – trái...
24
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật,
sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
Ví dụ : Cây cau thì cao còn cây lúa thì thấp.
A.2. Cấu trúc nội dung bài học luyện tập về các lớp từ.
Những bài Luyện từ và câu nói chung được cấu thành từ một tổ hợp bài tập
được gọi là bài luyện tập. Các bài tập trong bài học thực hành này không phải được
sắp đặt tùy ý mà phải theo một tổ chức, trật tự nhất định. Thường thì trong mỗi bài
học Luyện tập về các lớp từ, các bài tập được sắp xếp theo trình tự nhiệm vụ như sau:
a, Bài tập tự nhận diện.
b, Bài tập phân loại.
c, Bài tập đặt câu, viết đoạn, lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn.
Như vậy hệ thống bài tập trong các bài luyện tập được biên soạn đúng theo cấu
trúc bài tập ở mục III luyện tập của bài lí thuyết. Tuy nhiên các dạng nhỏ trong mỗi
loại đa dạng hơn và yêu cầu được nâng cao hơn.
Mặc dù nội dung bài học được chia làm hai kiểu: lí thuyết và thực hành nhưng
hoạt động hướng dẫn học sinh học lí thuyết vẫn là hoạt động hướng dẫn học sinh thực
hành làm bài tập. Phát huy tiềm năng ngôn ngữ của người bản ngữ trong học sinh,
giáo viên hướng dẫn các em làm các bài tập để tìm ra dấu hiệu của khái niệm. Vì vậy,
đề tài của tôi tập trung vào nhiệm vụ xây dựng hệ thống bài tập nhận diện và bài tập
rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho HS.
B. Một số bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.
Như trong chương lí thuyết luận văn đã xác định rõ, đồng nghĩa có nhiều mức
độ vì thế có các loại từ đồng nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa cũng vậy, có trái nghĩa
đối nghịch phủ định, nhưng cũng có trái nghĩa không phủ định. Vì thế khi xây dựng
hệ thống bài tập, luận văn cố gắng bao quát được các dạng, loại để học sinh có cái
nhìn toàn diện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Từ đó học sinh có vốn liếng phong phú về
các lớp từ này, thuận tiện trong sử dụng hơn. Có thể chia các
bài tập thực hành về từ đồng nghĩa và trái nghĩa thành các dạng sau:
* Dạng 1
25
a, Bài tập nhận diện, phân loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Dạng bài tập này lại có
những kiểu nhỏ sau:
- Bài tập tìm từ đồng nghĩa cùng đặc điểm cấu tạo.Thực chất đây là nhóm bài
tập MRVT theo đặc điểm cấu tạo. Những bài tập này giúp học sinh hiểu rõ hơn về từ
đồng nghĩa khi thực hiện các bài tập tìm các từ có tiếng đã cho hoặc dựa vào nghĩa
của tiếng để phân loại các nhóm từ. Đó là các bài tập như:
* Tìm các từ
Có tiếng đỏ M : đỏ tươi
Có tiếng vàng M : vàng óng
* Đáp án:
- (đỏ) đỏ au, đỏ tía, đỏ bầm, đỏ rực, đỏ chói....
- (vàng) vàng rực, vàng tươi, vàng ối, vàng khè.....
Một trong những đặc điểm của loại bài tập này là các yếu tố cấu tạo từ được nêu
trong bài tập là những yếu tố có khả năng tạo từ mạnh, nghĩa là từ những tiếng đã cho
có thể tạo được rất nhiều từ khác. Giáo viên cần nắm được điều này để hướng dẫn học
sinh tìm từ theo yêu cầu của bài tập. Đối với các từ tìm được trong ví dụ một, giáo
viên cần lưu ý thêm để học sinh hiểu được đây là các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc
thái, khác nhau về phạm vi biểu vật. Đỏ rực, đỏ ối, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ tươi, đỏ bầm, đỏ
tía, đỏ bừng.... mặc dù đều cùng chỉ màu đỏ, nhưng rõ ràng đỏ rực, khác đỏ lòm, đỏ
bừng ở nét nghĩa. Đỏ rực nghĩa tỏa sáng ra xung quanh, đỏ lòm gây cảm giác khó
chịu.
b, Dạng bài tập tìm các từ đồng nghĩa với từ đã cho.
Dạng 1 : Bài tập phân loại từ.
Đây là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh phân loại theo một căn cứ
nào đó. Thực chất khi giải các bài tập này, học sinh làm tiếp tục công việc của bài tập
tìm từ theo đặc điểm cấu tạo. Nghĩa là từ các từ cùng đặc điểm cấu tạo huy động
được, các em phân hóa tiếp để tìm ra các từ đồng nghĩa với nhau hơn. Các bài tập
phân loại từ có thể chia thành bài tập phân loại từ theo nhóm nghĩa, theo tiểu loại từ
loại vv...
26
Ví dụ: Xếp các từ chỉ màu xanh vào các nhóm thích hợp.
a, Màu xanh gợi cảm giác dễ chịu.
b, Màu xanh gợi cảm giác khó chịu, ghê sợ hoặc thương cảm.
(xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh tươi, xanh xẫm, xanh đậm, xanh um,
xanh thẳm, xanh thắm, xanh nhạt, xanh non, xanh xao, xanh ngắt, xanh rớt, xanh rờn,
xanh mướt, xanh bóng... )
* Dạng 2: Bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong hoạt
động giao tiếp. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của dạy
từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực, hình thành ở các
em kĩ năng sử dụng từ, nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Đó là bài tập điền
từ, bài tập thay thế từ ngữ, bài tập đặt ngữ, bài tập đặt câu, viết đoạn văn ngắn và bài
tập chữa lỗi dùng từ.
a, Bài tập điền từ
Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong
câu văn cho sẵn.
* Bài tập 4 (LTV5- T1- Tr 9).
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa(1)..........(vén, mở, bóc) mây nhìn
xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông(2)..............(xanh biếc, xanh ngắt, xanh rì) sà
xuống cành lựu. Nó săm soi (3)..........(chộp, mổ, đớp) mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa
cánh, hót lên mấy tiếng (4).........(rúc rích, líu lo, râm ran)
Giải : 1 – vén 2 - xanh biếc 3 - mổ
Bài tập điền từ là kiểu bài tập tích cực hóa vốn từ ở mức độ thấp. Khi tiến hành
giải bài tập, giáo viên hướng học sinh nắm nghĩa của các từ đã cho(với bài tập cho sẵn
từ cần điền) và xem xét kĩ đoạn văn có chỗ trống (giáo viên nên chép sẵn lên bảng)
giáo viên cho học sinh đọc lần lượt từng câu ở đoạn cho sẵn đến chỗ trống thì dừng
lại, cân nhắc xem có thể dùng từ nào điền vào để câu văn đúng nghĩa, phù hợp với
ngữ cảnh sử dụng.
b, Bài tập thay thế từ ngữ
27
Đây là loại bài tập đặc trưng cho dạng bài tập sử dụng từ đồng nghĩa. Vì có rất
nhiều từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái cho nên trong quá trình sử dụng cần cân
nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng sao cho từ được chọn phù hợp với nghĩa của từ cần hoặc đoạn
đã cho.
Ví dụ: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở trong
đoạn văn sau và giải thích vì sao lại chọn từ đó:
“ Tây nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân
thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của
núi rừng” (quê quán, quê cha đất tổ, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn).
(TV5- t1 tr -89).
c, Bài tập tạo ngữ
Bài tập tạo ngữ nhằm luyện cho học sinh biết kết hợp các từ.
Ví dụ: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo
thành những cụm từ có nghĩa.
- Chọn ra các cụm từ đồng nghĩa với nhau :
nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phân, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự
(TV5- T2- Tr155).
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài thay thế từ ngữ và lựa chọn từ để tạo
ngữ, tôi làm như sau:
- Hướng dẫn HS nhận ra sự khác nhau về nghĩa khi dùng các từ đồng nghĩa.
- Giải thích vì sao lựa chọn một từ nào đó để thay thế hoặc để ghép tạo ngữ.
d, Bài tập dùng từ đặt câu
Loại bài tập này yêu cầu HS đặt câu với một từ hoặc một số từ cho trước luyện
cho HS nắm vững mối quan hệ giữa từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Tìm các cặp đồng nghĩa, trái nghĩa với các nghĩa khác nhau của từ lành
và đặt câu với các từ vừa tìm được. Đáp án
Từ Nét nghĩa Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
- Nói về tính nết, phẩm chất của hiền, nhân hậu dữ, ác, ác độc
28
Lành
người.
- Nói tính chất vật lí của vật nguyên vẹn rách, vỡ, méo
- Nói về tính chất của thực phẩm an toàn độc hại
- Nói về tình trạng của bệnh tật,
sức khỏe
khỏe ốm, đau yếu
+ Đặt câu: Mẹ em rất lành, mẹ Hà cũng rất hiền.
Cái cặp này lành, cái cặp kia bị rách ..vv...
e, Bài tập chữa lỗi dùng từ.
Bài tập đưa ra câu dùng từ sai, yêu cầu học sinh nhận ra và sửa chữa.
Ví dụ 1: Chỉ ra từ chưa phù hợp trong đoạn văn sau, rồi thay thế chúng bằng từ
phù hợp.
Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vượt sóng. Suốt đêm thác
réo điên đảo. Mặt trời vừa nhô lên, dòng thác óng ánh sáng quắc dưới nắng.
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, tôi đã làm như sau:
- Chỉ ra lỗi.
- Phân tích nguyên nhân mắc lỗi.
- Đưa ra cách sửa chữa.
Lưu ý: Để các tiết dạy thành công khi áp dụng các biện pháp dạy nghĩa của từ
và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa thì giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học
thích hợp, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát
huy được tính tích cực của học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được
hình thức dạy học thích hợp với tâm lý nhận thức học sinh.
Khi dạy giải nghĩa từ:
1. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó
biểu thị.
* Ví dụ: Giải thích từ “Chôm chôm”, tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm
chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả vải).
Giải nghĩa từ “bế”, ôm” tôi cho các em làm động tác để quan sát.
29
2. Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình...cho quan sát, từ đó nêu nghĩa
của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng
không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh).
+ Bà nội: Người sinh ra bố.
3. Khi củng cố kiến thức dạng bài về các lớp từ:
- Tổ chức hình thức trò chơi thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng bài tập:
Bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau:
Yếu trâu còn hơn ............bò (khoẻ)
Có bé lại xé ra ............đáng buồn (to)
Lành làm gáo,...........làm muôi (vỡ)
Ở ....người cười, ở hẹp người chê (rộng)
(TNTP số 39 A + 39B tháng 3/2002).
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học,tại
thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin
trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ, câu đố, các em chăm
chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích rồi ào ạt xung phong, em đượcchỉ
định thì phấn khởi, hồ hởi, em không được gọi thì xuýt xoa rồi những tràng vỗ tay cổ
vũ...
Tóm lại, dựa vào những hiểu biết về lí thuyết và thực tiễn đã trình bày, tôi đã
tìm ra những biện pháp giải nghĩa từ thích hợp đối với từng loại từ. Chia các từ cần
giải nghĩa thành từng nhóm và tìm ra biện pháp giải nghĩa phù hợp, tôi muốn giúp
giáo viên tiểu học có phương pháp hệ thống trong hoạt động giải nghĩa từ. Trong mỗi
giờ học, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh cách giải nghĩa một số từ trong nhóm.
Học sinh dựa vào cách mà giáo viên đã dạy đó, tiếp tục giải nghĩa các từ còn lại. Có
một số điểm cần lưu ý với giáo viên trong quá trình dạy như sau:
- Thứ nhất, khi giải nghĩa GV cần diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, súc tích,
đầy đủ, phải biết chọn cách diễn đạt sao cho đối với những từ trong cùng một nhóm
ngữ nghĩa được giảng bằng công thức giống nhau.
30
- Thứ hai, giúp học sinh hiểu được các từ “công cụ” mà giáo viên thường huy
động để mở đầu cho lời giải nghĩa từ như: sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái....
- Thứ ba, người giảng phải khái quát được ngôn cảnh để lời giảng đảm bảo đầy
đủ các nghĩa và phát hiện ra được những nét tinh tế trong nghĩa của từ cần giải nghĩa.
3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Được nhà trường tạo điều kiện chủ nhiệm lớp 5 và là tổ viên tổ 4+5 thuận tiện việc
điều tra thực tế.
- Thới gian nghiên cứu kéo dài trong một năm học.
- Dạy thử nghiệm được đồng nghiệp dự gời góp ý nhận xét khách quan.
- Tài liệu nghiên cứu mượn sách thư viện trường.
3.4 Kết quả nghiên cứu:
Với những biện pháp dạy học về nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ
nghĩa, qua một năm thực hiện ở lớp 5 của trường, tôi thấy đạt được kết quả rất khả
quan:
a. Giáo viên:
- Nắm chắc, hiểu sâu rộng, bao hàm được kiến thức về cách giải nghĩa từ và các
lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa.
- Thiết kế và tổ chức tiến hành các tiết học của môn Tiếng Việt nhẹ nhàng, hiệu
quả hơn.
b. Học sinh:
- Vốn từ ngữ của HS phong phú hơn, nhạy bén trong việc tìm từ, dùng từ
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học, ham thích khi được học tiết
Luyện từ và câu, mạnh dạn bộ lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò
chơi, câu đố.
- Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, dùng từ chuẩn xác.
- Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài nhiều
hơn, chính xác hơn.
c. Chất lượng:
31
- Chất lượng môn Tiếng Việt của lớp chủ nhiệm (lớp thực nghiệm) được nâng
lên rõ rệt qua bảng phân tích số lượng sau:
THỜI GIAN LỚP 5B (LỚP ĐỐI CHỨNG) LỚP 5A (LỚP THỰC NGHIỆM)
ĐẦU NĂM
ĐẠT CHƯA ĐẠT ĐẠT CHƯA ĐẠT
20 HS
57%
15 HS
43%
25 HS
71,4%
10 HS
28,6%
HỌC KÌ I 30 HS
85,7%
5 HS
14,3%
35 HS
100%
0
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để dạy và học tốt phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa, tôi
đã tìm ra những biện pháp giải nghĩa từ thích hợp đối với từng loại từ. Để giờ dạy đạt
kết quả cao, người giáo viên cần:
- Nắm vững kiến thức về từ, các lớp từ:
Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho
học sinh theo kiểu truyền thụ một chiều song lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững
kiến thức sâu sắc để hướng dẫn, làm trọng tài khoa học cho học sinh. Đối với các tiết
luyện từ và câu về từ nhiều nghĩa vốn kiến thức của giáo viên lại đặc biệt quan trọng.
Muốn có điều này giáo viên phải bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu kĩ, đặc biệt phải nắm
rõ các nghĩa của từ một cách chính xác.
- Thiết kế hệ thống bài tập phù hợp:
Phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân là một trong những hình thức học tập rất
hữu hiệu giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập.Mặt khác nó còn giúp
giáo viên nắm được kết quả ngược từ học sinh một cách chính xác, từ đó giáo viên có
thể linh hoạt trong việc giảng dạy, học sinh nắm vững nội dung bài học. Phiếu học tập
cần được thiết kế bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan như: nối, đúng-
sai, nhiều lựa chọn
- Cần sử dụng các phương pháp dạy học mới:
32
Để dạy tốt các tiết học về từ nhiều nghĩa giáo viên cần đưa các phương pháp
dạy học mới như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
phương pháp trò chơi
- Chuẩn bị tốt tâm thế học tập cho học sinh
Giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, kích thích hứng thú học
tập của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. ngoài ra giáo viên cần kiểm
tra bài vở học sinh kể cả học sinh yếu lẫn học sinh khá, giỏi để tất cả các em cùng
học tập, tránh tình trạng vì kiến thức quá khó nên một vài học sinh không học tập
hoặc học tập không hiệu quả.
2. Kiến nghị:
- Đối với công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường:
Đề nghị Ban giám hiệu triển khai hoặc tổ chức hội thảo kịp thời để ứng dụng
các sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá cao để GV học hỏi, bổ sung kinh nghiệm
nâng cao năng lực, trình độ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh.
Tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp cụm về mông Tiếng Việt nhiều hơn để
GV có nhiều kinh nghiêm trong giảng dạy.
- Đối với giáo viên:
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu tìm tòi,
học hỏi để có phương pháp giảng dạy tối ưu.
- Nghiên cứu chuẩn bị bài chu đáo, lôgic để dẫn dắt học sinh theo đúng trình tự
nội dung bài dạy.
- Trong quá trình dạy - học, GV nên áp dụng các trò chơi, hình thức dạy học
một cách linh hoạt để HS có thể tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất.
- Chuẩn bị đồ dùng, trò chơi sáng tạo, không dập khuôn.
Để đạt được kết quả nêu trên phần lớn là nhờ sự quan tâm sát sao của các cấp
thuộc ngành giáo dục đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sự chỉ đạo thống nhất,
khoa học của Ban Giám hiệu nhà trường. Với thời gian, điều kiện và năng lực có hạn
nên trong phần trình bày của tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được
33
sự giúp đỡ, góp ý của bộ phận chuyên môn các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn
thiện, áp dụng có hiệu quả hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Triều, ngày 20 tháng 3 năm 2015
TÁC GIẢ THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Hoan
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ
1
Sách Tiếng Việt lớp 5, Tập 1, tập 2 –
NXB Giáo dục – Năm 2006.
Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)
2
Sách Tiếng Việt giáo viên lớp 5, tập 1,
tập 2 – NXB Giáo dục- Năm 2010.
Nguyễn Minh Thuyết ( Chủ biên)
3
Dạy học từ ngữ ở trường Tiểu học -
NXB Giáo dục – Năm 2000.
Phan Thiều- Lê Hữu Tỉnh
4
Phương pháp dạy Tiếng Việt 1 - NXB
Giáo dục – Năm 2001
Lê Phương Nga - Đỗ Xuân Thảo -
Lê Hữu Tỉnh
5
Phương pháp dạy Tiếng Việt 2 - NXB
Giáo dục – Năm 2001.
Lê Phương Nga - Nguyễn Trí
6 Báo Thiếu niên Tiền Phong Năm 2002
7
Từ điển Tiếng Việt - NXB Giáo dục -
1997
Hoàng Phê ( Chủ biên)
8
Trò chơi thực hành Tiếng Việt 5 - Xuất
bản năm 2007- NXB Giáo dục.
Vũ Khắc Tuân
34
V. MỤC LỤC
TT TÊN MỤC TRANG
1 Tên đề tài 1
2 I. Phần mở đầu 1
3 1. Lý do chọn đề tài 2
4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
5 3. Đối tượng nghiên cứu 2
6 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
7 5. Phương pháp nghiên cứu 3
8 II. Phần nội dung 3
9 1. Cơ sở lý luận 3
10 2. Thực trạng 5
11 3. Biên pháp 9
12 3.1 Mục tiêu của biện pháp 9
13 3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp 9
14 3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 28
15 3.4 Kết quả 29
16 III. Phần kết luận, kiến nghị 30
35
17 1. Kết luận 30
18 2. Kiến nghị 31
19 IV. Tài liệu tham khảo 32
20 V. Mục lục 33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bien_phap_day_nghia_cua_tu_va_cac_hop_tu_co_quan_he_ve_ngu_nghia_cho_hoc_sinh_lop_5_5529.pdf