Dạy học Mĩ thuật là dạy học sinh thấy được những cái đẹp từ những hình ảnh rất bình dị của cuộc sống và yêu cầu cái đẹp, từ đó có thể sử dụng đôi tay khéo léo làm nên cái đẹp mới. Làm thế nào để học sinh thấy được vẻ đẹp từ những điều bình dị ấy, sẽ rất cần ở người giáo viên một kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan khoa học và tinh tế để giúp học sinh đạt mục tiêu.
Trong các tiết học Mĩ thuật thì đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình tiếp thu bài, hay khả năng thực hành vẽ tranh của học sinh. Ngay từ khi bắt đầu tiết học, đồ dùng đã có tác dụng lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh đi theo định hướng của bài học. Đồ dùng luôn có sự thay đổi hay lặp lại nhưng phải phù hợp với từng hoạt động của bài như: giới thiệu bài, quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ,. Đặc biệt đối với các bài thường thức mĩ thuật rất cần có sự đầu tư thời gian tìm tòi.
Học sinh vẫn chưa thoát ly hoàn toàn thói quen vẽ tranh bắt trước những gì các em thấy hay theo cách nghĩ máy móc về hình ảnh có thật trong thực tế. Tâm lý của học sinh tiểu học là các em rất sốt sắng thích làm theo ngay những điều mà mình thích, mình nghĩ. Vì thế, các em rất cần có sự định hướng ngay từ ban đầu, ngay từ khi các em thấy để công nhận rằng đó là đẹp, là những gì các em cần đạt và cần hướng tới. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong các tiết học, trong từng hoạt động khác nhau của một bài.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
1.Tính cấp thiết :
Dạy học Mĩ thuật là dạy học sinh thấy được những cái đẹp từ những hình ảnh rất bình dị của cuộc sống và yêu cầu cái đẹp, từ đó có thể sử dụng đôi tay khéo léo làm nên cái đẹp mới. Làm thế nào để học sinh thấy được vẻ đẹp từ những điều bình dị ấy, sẽ rất cần ở người giáo viên một kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan khoa học và tinh tế để giúp học sinh đạt mục tiêu.
Trong các tiết học Mĩ thuật thì đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình tiếp thu bài, hay khả năng thực hành vẽ tranh của học sinh. Ngay từ khi bắt đầu tiết học, đồ dùng đã có tác dụng lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh đi theo định hướng của bài học. Đồ dùng luôn có sự thay đổi hay lặp lại nhưng phải phù hợp với từng hoạt động của bài như: giới thiệu bài, quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ,... Đặc biệt đối với các bài thường thức mĩ thuật rất cần có sự đầu tư thời gian tìm tòi.
Học sinh vẫn chưa thoát ly hoàn toàn thói quen vẽ tranh bắt trước những gì các em thấy hay theo cách nghĩ máy móc về hình ảnh có thật trong thực tế. Tâm lý của học sinh tiểu học là các em rất sốt sắng thích làm theo ngay những điều mà mình thích, mình nghĩ. Vì thế, các em rất cần có sự định hướng ngay từ ban đầu, ngay từ khi các em thấy để công nhận rằng đó là đẹp, là những gì các em cần đạt và cần hướng tới. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong các tiết học, trong từng hoạt động khác nhau của một bài...
Đồ dùng trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng, một đồ dùng trực quan có trọng tâm, có thẩm mĩ sẽ khai thác được mục tiêu của bài học, học sinh có thêm hứng khởi trong suốt tiết học và tự tin với những ý tưởng sáng tạo của mình. Ngược lại, một đồ dùng trực quan không đúng trọng tâm, không có thẩm mĩ hoặc thậm chí không có đồ dùng trực quan thì hiệi quả của tiết học đó sẽ giảm đi rất nhiều... Như vậy, chúng ta rất dễ thừa nhận hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật.
Có được đồ dùng trực quan trọng tâm, có thẩm mĩ rồi nhưng thời điểm sử dụng và cách sử dụng và khai thác đúng mục tiêu của từng phần nội dung bài học cũng là một việc rất cần giáo viên có sự đầu tư chuẩn bị kết hợp kết hợp với cách gợi qua các câu hỏi nhằm phát huy tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh, giúp học sinh tự nhận ra vấn đề, giải quyết vấn đề một cách thoải mái rễ hiểu như những gì các em nhìn thấy.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học Mĩ thuật qua việc sử dụng trực quanlà một việc rất khoa học và phù hợp với suy nghĩ logic nói chung của con người, làm việc, phát triển ý tưởng dựa trên những cái mà mình thấy hợp lí, là có kết quả cao hơn. Qua sự trao đổi và thảo luận với bạn, qua cách trình bày ý kiến với cô giáo về những gì mình thấy, mình nghĩ, mình định thực hiện cũng sẽ nói lên toàn bộ kết quả mà học sinh lĩnh hội trong các bài học trước, bài đang học...
2. Thực trạng.
Vấn đề sử dụng trực quan của giao viên Mĩ thuật từ trước tới nay vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Trước đây ta thường sử dụng đồ dùng để cho học sinh quan sát và vẽ theo rất thụ động, hay có đặt câu hỏi tìm hiểu cũng là để các em biết những điều mà các em chỉ nhìn thấy qua đồ dùng đó chứ chưa đi sâu gợi mở thêm những điều mà đồ dùng minh hoạ không thể hiện. Như vậy rõ ràng học sinh chưa được chủ động phát huy khả năng học tập hiểu bài và thêm kiến thức mở rộng quanh bài học.
Vậy làm thể nào để giáo viên có được những kỹ năng sử dựng đồ dùng trực quan khoa học, cuốn hút được học sinh vào bài học và có khả năng phát huy tính tích cực của học sinh khi học Mĩ thuật hiệu quả, có nhiều học sinh học tốt môn học này và các em sẽ yêu mến hơn môn học là điều mong muốn và cuốn hút tôi đến với đề tài này. Một đề tài sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác, trong việc phát huy khả năng học tập đồng đều của một thế hệ học sinh...
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .
- Khi nghiên cứ đề tài này giúp giáo viên Mĩ thuật đạt được những mục đích sau:
+ Giúp giáo viên định hướng được mục tiêu của từng tiết dạy và có sự chuẩn bị sao cho phù hợp nhất.
+ Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng sao cho đi đúng trọng tâm bài học.
+ Giáo viên tổ chức được tiết học phát huy tích cực chủ động của học sinh khi tham gia học, gợi mở nội dung bài học và dần nâng cao chất lượng môn học.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .
1.Thời gian: Từ ngày 15/9/2009 đến ngày 20/5/2010.
2.Địa điểm :Tại Trường Tiểu học Liên Hoà.
3.Đối tượng nghiên cứu : Học sinh khối lớp 5 –Trường Tiểu học Liên Hoà.
B. PHẦN NỘI DUNG
I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về mục tiêu sử dụng đồ dùng khi dạy Mĩ thuật.
Chuẩn bị đồ dùng cho các tiết Mĩ thuật.
Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh qua đồ dùng trực quan.
II:PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp chính:
+ Tìm hiểu thực tế.
+ Nghiên cứu trắc nghiệm.
+ Quan sát điều tra - Thống kê.
2. Kết quả nghiên cứu.
III. Đề xuất.
Biết được những lợi ích to lớn của việc sử dụng đồ dùng trực quan vào các giờ học mĩ thuật và những mặt hạn chế còn tồn tại tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau : Về phía cấp trên cần có những đợt tập huấn chuyên sâu đối với việc sử dụng trực quan hiệu quả các tiết học Mĩ thuật .Cần cân đối khoa học thời gian soạn bài ngắn gọn và tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh ,trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu kết hợp sử dụng trực quan linh hoạt .
Nên quan tâm xem xét chế độ khuyến khích động viên cho những sáng tạo mang tính cải tiến đối với việc làm và sử dụng đồ dùng trong môn Mĩ thuật. Mở các cuộc thi nhằm động viên phong trào tự làm đồ dùng ,các bộ sưu tập tích luỹ tranh vẽ của học sinh ...Cần đầu tư nâng cấp xây dựng các phòng học chức năng dành riêng cho việc học tập bộ môn năng khiếu nhằm tạo điều kiện phát huy tối đa việc dạy học và quản lý sử dụng đồ dùng cho môn học này .
Đối với phụ huynh học sinh cần có những trao đổi tham mưu cụ thể về việc đầu tư mua sắm sách vở ,đồ dùng học tập đầy đủ cho các em .Ngoài ra giáo viên cũng rất cần phải giáo dục các em ý thức về việc giữ gìn bảo quản sách vở đồ dùng học tập cẩn thận để phục vụ cho việc học tập đạt kết quả cao . Tăng cường bổ xung những tài liệu tham khảo những đồ dùng trực quan có dụng ý sư phạm và tính thẩm mĩ cao về các trường còn khó khăn vùng sâu vùng xa nhằm giảm bớt những thiệt thòi về phía tiếp thu kiến thức của học sinh .
Chúng ta đều rất rõ vai trò và nhiệm vụ của bậc giáo dục tiểu học đối với sự trưởng thành và phát triển nhân cách một con người, vì thế không có lý do gì để chúng ta sao nhãng trách nhiệm giáo dục của người giáo viên .Dù ở cương vị một giáo viên Mĩ thuật tôi cũng luôn dành chọn tâm huyết cho công việc ,ở đó tôi luôn quan tâm tới sự đổi mới trong các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả thật từ chính bài làm học sinh .Tôi nhận thấy rằng dạy học Mĩ thuật thì đồ dùng trực quan đóng vai trò vô cùng quan trọng ,đây chính là cây cầu nối tri thức rễ nhận biết nhất về sự đổi mới ,là người bạn đồng hành trên con đường giáo dục trong nhà trường .Trên đây là những chia xẻ rất nghiêm túc về những việc làm và suy nghĩ của tôi về việc “ Sử dụng trực quan để phát huy tính tích cực ,sáng tạo của học sinh khi học Mĩ thuật lớp 5”. Rất mong nhận được những ý kiến chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp giúp cho đề tài của tôi trở thành hữu ích nhất với việc dạy và học môn Mĩ thuật nói chung
Tôi xin trân thành cảm ơn.
Liên Hoà, ngày 20 tháng 1 năm 2010
Người viết đề tài:
Nguyễn Như Hoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- skkn_mi_thuat_1255.doc
- skkn_mi_thuat_.PDF