Sáng kiến kinh nghiệm: “Làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và viết”

Bác Hồ kính yêu của chúng ta có câu: “Con người dù lớn hay nhỏ muốn sinh tồn cần ăn, ngủ và làm việc. Con người muốn nhận thức cần có kiến thức; để tiếp nhận kiến thức cần phải học. Kiến thức đi vào tâm hồn con người từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng lại ở trí nhớ. Muốn được như vậy con người phải biết chữ để tiếp thu những sáng kiến, những tri thức của người đi trước”.

Tuổi Mầm Non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Lứa tuổi này rất quan trọng vì có tốc độ phát triển nhanh nhất so với tất cả các lứa tuổi khác. Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường Mẫu Giáo trong việcphát triển cũng như cho trẻ vào lớp 1. Ở lứa tuổi này, hứng thú học tập chủ yếu được hình thành bằng chơi: “Học mà chơi, chơi mà học”.

Trong thời kì đổi mới hiện nay, việc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải đặt trên nền tảng dân trí. Chính vì điều này, đa số phụ huynh đều muốn con mình thông minh, học giỏi. “Giỏi” trong tư tưởng của phụ huynh là con mình càng biết đọc, biết viết nhiều là giỏi; và vì thế khi đưa trẻ vào trường, phụ huynh chỉ mong con mình biết càng nhiều chữ càng tốt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: “Làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và viết”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Bác Hồ kính yêu của chúng ta có câu: “Con người dù lớn hay nhỏ muốn sinh tồn cần ăn, ngủ và làm việc. Con người muốn nhận thức cần có kiến thức; để tiếp nhận kiến thức cần phải học. Kiến thức đi vào tâm hồn con người từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng lại ở trí nhớ. Muốn được như vậy con người phải biết chữ để tiếp thu những sáng kiến, những tri thức của người đi trước”. Tuổi Mầm Non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Lứa tuổi này rất quan trọng vì có tốc độ phát triển nhanh nhất so với tất cả các lứa tuổi khác. Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường Mẫu Giáo trong việcphát triển cũng như cho trẻ vào lớp 1. Ở lứa tuổi này, hứng thú học tập chủ yếu được hình thành bằng chơi: “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong thời kì đổi mới hiện nay, việc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải đặt trên nền tảng dân trí. Chính vì điều này, đa số phụ huynh đều muốn con mình thông minh, học giỏi. “Giỏi” trong tư tưởng của phụ huynh là con mình càng biết đọc, biết viết nhiều là giỏi; và vì thế khi đưa trẻ vào trường, phụ huynh chỉ mong con mình biết càng nhiều chữ càng tốt. Với tôi, là giáo viên lớp lá, nên biết được rằng: tuy cùng một độ tuổi nhưng sức học của các cháu không đồng đều, có cháu phát âm chuẩn, mau nhớ chữ, biết cách cầm bút và có tư thế ngồi khi viết, do được phụ huynh quan tâm đến việc cho cháu học đúng lúc, đúng phương pháp qua việc cháu được học qua lớp Mầm, Chồi và lên Lá. Bên cạnh đó, còn những cháu đọc được 29 chữ cái nhưng không hề biết mặt chữ, đọc từ rất “thành thạo” nhưng không biết từ đó viết như thế nào. Do phụ huynh nóng lòng chỉ muốn con học chữ nên cho trẻ học bằng nhiều hình thức, trẻ học chữ khi chưa đến tuổi phải học. Các bậc phụ huynh không hiểu rằng khi bắt cháu học trước tuổi như thế sẽ dẫn đến sự quá tải cho tâm trí non nớt của trẻ. Vì trong thực tế, ở trường Mầm Non đâu chỉ học chữ, mà trẻ được hoạt động với các hoạt động khác như: Tạo hình, Khám phá khoa học, Âm nhạc, Làm quen văn học, Làm quen với toán, thể dục... nhằm giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh một cách cân bằng cả tâm lý và sinh lý. Trẻ 5 – 6 tuổi, là lứa tuổi tiền học đường để chuẩn bị bước vào lớp 1, cần được phát triển toàn diện về các mặt: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ và rèn luyện năng lực tiếp thu các kiến thức của các môn học mà trẻ sẽ học ở lớp 1- bậc tiểu học, nhất là môn đọc và viết. Chính vì thế hoạt động làm quen chữ viết được đưa vào chương trình của trẻ khối lá 5 – 6 tuổi. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ Mầm Non chưa đọc, chưa viết được. Bạn đọc nhỏ tuổi này tiếp nhận việc đọc và viết gián tiếp thông qua việc phát âm và tô chữ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy trẻ làm quen với chữ viết là cho trẻ làm quen với việc đọc, viết trong môi trường chữ viết và môi trường ngôn ngữ nói phong phú. Làm thế nào để việc dạy ngôn ngữ cho trẻ không mang tính riêng lẻ mà được tích hợp thông qua các hoạt động nhằm thúc đẩy tất cả các nhu cầu của trẻ bằng cách giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, thể chất và hiểu biết về xã hội? Để vấn đề này đạt được hiệu quả, bản thân tôi sưu tầm tài liệu học tập, học hỏi nơi chị em đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, nắm bắt phương pháp dạy đạt hiệu quả. CƠ SỞ THỰC TIỄN Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục Mầm Non là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN. Từ mục đích giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, căn cứ vào những mục đích chung của hoạt động làm quen chữ viết. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Căn cứ vào cơ sở vật chất của trường lớp, vì vậy, việc tổ chức hoạt động làm quen chữ viết có vai trò quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung và hình thức tổ chức cho trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu tối đa kiến thức mà giáo viên cần truyền thụ qua việc cho trẻ làm quen chữ viết. Những thuận lợi: Giáo viên tìm kiếm hình ảnh, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ. Tôi được nhà trường phân công tạo điều kiện chăm sóc giáo dục các cháu lớp lá 4, có điều kiện tiếp xúc với cháu nhiều nên một phần nào nắm vững đặc điểm tâm sinh lý quá trình nhận thức của trẻ. Nhà trường tạo điều kiện cho tôi được dự giờ, học hỏi các các tiết dạy có phương pháp đổi mới. Khó khăn: Một số phụ huynh luôn nôn nóng mong muốn con mình biết trước chữ, học thật nhiều, dồn ép trẻ quá sức. Đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ. NỘI DUNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Tôi đã thực hiện hướng dẫn các cháu làm quen chữ viết qua việc đọc, viết cụ thể như sau: Trên tiết học: Để tạo được sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn. Trước tiên, tôi xem kỹ yêu cầu của tiết dạy để tìm ra phương pháp tốt nhất, phù hợp với tiết học. Đồng thời tìm kiếm hình ảnh sinh động, hấp dẫn để ứng dụng việc sử dụng công nghệ thông tin trong tiết học đạt hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội tốt kiến thức. Bên cạnh đó, tôi còn lồng ghép phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” vào bài dạy làm cho hoạt động thêm sinh động để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Dạy trẻ làm quen chữ viết qua hình ảnh trên PowerPoint, thiết kế bài dạy sao cho hình ảnh đẹp mắt, thật sinh động phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Để tiết học thêm sinh động, tôi giúp trẻ củng cố kiến thức dưới dạng trò chơi. Ví dụ trong trò chơi: “đố bạn”. mục đích của trò chơi là giúp trẻ bộc lộ khả năng hiểu biết và vốn từ khi tham gia trò chơi, giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau rõ nét giữa chữ cái “i” và chữ cái “t”. Luật chơi như sau: Chia lớp làm 2 nhóm: 1 nhóm đọc câu đố 1 nhóm suy nghĩ trả lời. Nhóm nào trả lời đúng thì sẽ đổi ngược lại đọc câu đố cho nhóm kia trả lời. Câu đố như sau: “2 chữ giống nét móc câu 1 chữ có chấm, 1 thời có ngang”. Trả lời như sau: “i, t 2 chữ giống nhau i ngắn có chấm, t dài có ngang”. Hoặc trò chơi: “Tìm đường về nhà theo đúng chữ cái”. Hay như trò chơi: “Úm ba la”. Trong trò chơi này đòi hỏi trẻ tinh mắt, phản xạ nhanh, nhận biết nhanh mặt chữ. Để luyện cách phát âm, rèn đọc chữ, tôi sưu tầm những bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao cho các cháu hát, đọc Ví dụ: để luyện chữ “b”, tôi cho trẻ hát bài hát: “Búp bê bằng bông”. Luyện chữ “v” qua bài vè: “Ve vẻ vè ve Cứ đến mùa hè Ve kêu vui vẻ Ve vẻ vè ve”. Hoặc chữ “r” với bài thơ: “Ra rả tiếng ve Rung rinh cánh phượng Rộn ràng lòng bé Vui rước hè về” Vận dụng những bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ”, “Gánh gánh gồng gồng” để luyện chữ “d”, chữ “g” Bên cạnh đó, để cháu phát âm đúng, chuẩn, tôi hướng dẫn cho cháu cách mở miệng đúng “khẩu độ” Ví dụ: Chữ O cháu phải tròn miệng, chữ “l” phải cong lưỡi, chữ “m” thì mím nhẹ môi Từ cách mở miệng như thế, dù chưa được học ghép từ, nhưng khi đọc từ “Bo”, cháu sẽ biết trong đó có chữ “O”, vì phải tròn miệng khi đọc từ “Bo”. Để gây ấn tượng về đường nét chữ cái, tôi cho các cháu tạo chữ bằng các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ: khi học chữ l, m, n trẻ có thể dùng 1 ngón trỏ để tạo chữ l, hoặc 2 ngón (trỏ và giữa) để tạo chữ n, và 3 ngón (trỏ, giữa, áp út) để tạo chữ m. Hoặc để củng cố chữ cái, tôi cho các cháu tìm chữ trong bài thơ. Ngoài ra, điều cần thiết là phải hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang, xem tranh, nhận biết phần mở đầu, kết thúc của cuốn sách. Hướng dẫn trẻ nhận biết hướng của việc đọc, việc viết trên một trang sách. Biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa), khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái qua phải, cầm bút hơi nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. Cô kết hợp giải thích với cách cầm bút của cô để trẻ chú ý và đặc biệt là cầm bút không sát ngòi bút, không đè bút để đồ chữ 1 cách dễ dàng, không lem ra ngoài nét chấm mờ và thực hiện tốt các bài tập để trẻ nhớ mặt chữ. Đồng thời sửa tư thế để trẻ ngồi đúng khi tập tô các chữ cái. Việc này không chỉ thực hiện trên tiết học viết mà còn nhắc nhở trẻ ở các giờ học khác như: tạo hình hoặc mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường chữ Vấn đề tạo môi trường chữ mang tính thẩm mỹ, thu hút sự chú ý của trẻ là một vấn đề khó. Cần tạo môi trường chữ viết phong phú thông qua góc sách truyện. tôi sưu tầm, làm mới những bộ tranh truyên, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có từ và hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo, những bài thơ, ca dao, đồng dao được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ tập nhận biết chữ cái thông qua bảng tin, bảng tuyên truyền. Thông qua hoạt động mọi lúc, mọi nơi Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm nhỏ trong lớp có cháu giỏi cháu yếu, để các cháu giúp đỡ nhau học tập bằng vốn từ và ngôn ngữ dễ hiểu hơn. Tổ chức cho các cháu cùng cô làm sách, album hình kèm từ theo chủ điểm, tranh truyện, thơ chữ to, tranh xen kẽ từ và hình ảnh (từ hoạ báo hoặc các cháu vẽ) Hoạt động ngoài trời Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”, trong lúc chơi, trẻ đọc từ: “rồng rắn”, “lúc lắc”, trẻ phải cong lưỡi vì có chữ “l”, “r”, chơi trò chơi: “Bật qua rãnh”, “nhảy lò cò”, “nhảy ô”, hoặc trò chơi: “tìm về nhà” hay như trò chơi: “đọc từ đoán chữ” Thi đua tạo chữ cái bằng cách viết trên không hoặctrên cát, viết phấn trên sân trường, vừa viết vừa đọc nét của chữ. Hoạt động góc Trong hoạt động góc, các cháu được ôn luyện đọc, viết chữ cái và từ. Như ở góc học tập, các cháu chơi sao chép chữ cái, ráp chữ, tìm và viết chữ còn thiếu vào ô trống... Góc nghệ thuật, cháu đọc tên chủ điểm, đọc từ kèm hình ảnh khi thực hiện trên tranh, đọc thơ đố chữ. Nặn, vẽ các đường nét chữ cái, đọc vè, tạo dáng chữ... Phối hợp vớp phụ huynh học sinh Tôi trao đổi với phụ huynh về vấn đề học chữ cua trẻ. Trẻ phải được học từ từ, từ dễ đến khó, không nên dồn ép trẻ. Trao đổi về tình hình học tập của trẻ để cùng thống nhất phương pháp rèn luyện phát âm và cách tô, viết chữ cho trẻ. Phụ huynh nhiệt tình sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo, lịch... để giúp tôi làm đồ dùng đồ chơi, học liệu phục vụ cho giờ học và tạo môi trường chữ viết ở lớp. KẾT QUẢ Đối với cháu Qua thực hiện các biện pháp, tôi thấy trẻ tích cực tham gia các hoạt động làm quen chữ viết hơn. Trong lớp chỉ còn cháu phát âm chưa rõ là do ảnh hưởng cấu tạo của bộ máy phát âm không bình thường. Đa số cháu phát âm chính xác hơn, cháu nói ngọng nói lắp giảm rõ rệt. Cháu mau nhớ chữ cái đã học, phát âm chính xác. Nhiều cháu biết tìm chữ cái đã học gắn vào chỗ còn thiếu trong từ. Ngôn ngữ nói của trẻ đã phát triển, trẻ đọc rõ, mạch lạc hơn, biết diễn đạt ý tưởng của mình. Đối với giáo viên Giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết để đạt kết quả cao. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình cho trẻ làm quen chữ viết và kết quả đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu ham thích học chữ và khả năng tiếp thu của trẻ. Phải kiên nhẫn giúp trẻ phát âm đúng, giúp cháu mạnh dạn hơn trong hoạt động. Thường xuyên cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc mọi nơi, với các hoạt động khác như: ráp từ, sao chép chữ, thi nói nhanh, kể chuyện, đọc thơ, vè, các trò chơi dân gian, giải câu đố... để giúp trẻ tham gia. Cho cháu cùng cô làm tranh truyện, làm đồ dùng đồ chơi để khuyến khích trẻ tham gia đọc, viết tích cực hơn. Mạnh dạn trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện tốt hơn trong việc đầu tư tranh sách, hình ảnh, vận động nguồn nguyên vật liệu để cho cô và cháu cùng làm đồ dùng đồ chơi. Coi trọng việc bồi dưỡng cho các cháu yếu, dạy cháunhững chữ cái mới và ôn luyện những chữ cái đã học, giúp trẻ có tư thế ngồi và cầm bút đúng. Bản thân cô giáo phải tự rèn tác phong lên lớp, học tập nơi bạn đồng nghiệp, đầu tư nhiều cho việc soạn giảng. Phải có lòng yêu nghề, luôn dịu dàng, nhiệt tình hướng dẫn, động viên cháu tham gia vào hoạt động, dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với cháu. KẾT LUẬN Giáo dục trẻ làm quen với chữ viết là cơ sở ban đầu giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. Mặc dù đã có cố gắng đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ làm quen chữ viết tôt hơn. Song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các cấp lãnh đạo chuyên môn và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Ngày 15 tháng 01 năm 2010 Người viết. Trịnh Thanh Huệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam_quen_chu_viet_cho_tre_5_6_tuoi_qua_viec_doc_va_viet_3598.doc