Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn (Phó viện trưởng Viện sức khỏe
tâm thần Việt Nam) đã bày tỏ sự đặc biệt lo lắng, bởi ngày
càng nhiều người bị mắc bệnh tâm căn Hysteria. Theo ông,
đây là một bệnh rối loạn tâm thần thường xuất hiện do các
sang chấn về tâm lý, hay gặp ở người trẻ tuổi, nữ bị nhiều
hơn nam, đặc biệt là ở những người yếu đuối, uỷ mị.
Biểu hiện của Hysteria rất đa dạng, khiến người ta dễ nhầm
với các bệnh thực thể khác. Thông thường thì người bị
bệnh sẽ hay gặp các cơn khóc, cười, rồi ngất xỉu. Có người
bị co giật, rối loạn vận động hoặc liệt, mất cảm giác, câm,
điếc, rối loạn trí nhớ. Các triệu chứng này có thể diễn ra
trong thời gian ngắn hoặc dài,tuy nhiên chúng thường
giảm và mất nhanh khi được các bác sĩ dùng các liệu pháp
tâm lý như ám thị, thôi miên hoặc dùng thuốc an thần, giải
lo âu.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Sang chấn tâm lý -Tâm bệnh dưới mái nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sang chấn tâm lý - tâm
bệnh dưới mái nhà
Nguyên nhân việc nhiều
học sinh ngất xỉu hàng
loạt khiến các bậc phụ
huynh lo ngại, theo các
nhà nghiên cứu lại tiềm
ẩn ngay trong cách dạy
dỗ con cái của mỗi gia
đình.
Bệnh của người được
nuông chiều
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn (Phó viện trưởng Viện sức khỏe
tâm thần Việt Nam) đã bày tỏ sự đặc biệt lo lắng, bởi ngày
càng nhiều người bị mắc bệnh tâm căn Hysteria. Theo ông,
đây là một bệnh rối loạn tâm thần thường xuất hiện do các
sang chấn về tâm lý, hay gặp ở người trẻ tuổi, nữ bị nhiều
hơn nam, đặc biệt là ở những người yếu đuối, uỷ mị.
Biểu hiện của Hysteria rất đa dạng, khiến người ta dễ nhầm
với các bệnh thực thể khác. Thông thường thì người bị
bệnh sẽ hay gặp các cơn khóc, cười, rồi ngất xỉu. Có người
bị co giật, rối loạn vận động hoặc liệt, mất cảm giác, câm,
điếc, rối loạn trí nhớ... Các triệu chứng này có thể diễn ra
trong thời gian ngắn hoặc dài, tuy nhiên chúng thường
giảm và mất nhanh khi được các bác sĩ dùng các liệu pháp
tâm lý như ám thị, thôi miên hoặc dùng thuốc an thần, giải
lo âu.
Sang chấn tâm lý chính là nguyên nhân sâu xa gây nên
bệnh Hysteria. Theo các bác sĩ tâm thần, ngay sau những
sang chấn gây cảm xúc mạnh như tức giận, lo sợ hoặc vui
mừng quá mức, hoặc thất vọng nặng nề trong cuộc sống...
bệnh có thể xuất hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng có
những trường hợp bệnh xuất hiện một cách tự phát khiến
người ta không thể lý giải được. Điều đáng chú ý là
Hysteria hay gặp ở những người yếu đuối, thiếu tự chủ,
thiếu kiềm chế, kém chịu đựng, quen được chiều chuộng,
thích được chú ý, thích phô trương... Ngoài ra một số yếu
tố khác như chấn thương sọ não nhiễm khuẩn, nhiễm độc,
suy dinh dưỡng... làm suy yếu hệ thần kinh cũng là những
điều kiện thuận lợi cho bệnh phát
sinh.
Các biểu hiện về
mặt cơ thể của
Hysteria có thể là
các cơn cấp như co
giật giống động
kinh, uốn ván hoặc
múa giật, cơn ngất
xỉu, xảy ra do tác
động trực tiếp của
sang chấn tâm lý,
thời gian lên cơn
ngắn.
Tuy nhiên, các
động tác co giật rất
lộn xộn không định
Các rối loạn Hysteria dù là cơn
ngắn hay cơn dài thì đều có một
điểm chung là chỉ xảy ra ở chỗ
đông người, không bao giờ xuất
hiện khi người bệnh ở một mình
hoặc đang ngủ; Và những biểu hiện
rối loạn bệnh nhân mang tính chất
“kịch tính hoá”, nếu người xung
quanh càng chú ý quan tâm thì cơn
rối loạn càng kéo dài. Do bệnh có
căn nguyên tâm lý nên trước những
sang chấn tâm lý, Hysteria có thể
gây thành phản ứng dây chuyền tập
thể nhưng không phải là bệnh dịch.
Điều trị bằng... xây dựng nhân
cách
Các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh rằng, căn bệnh này xuất hiện
ở những đứa trẻ quen được chiều chuộng, thích gì được nấy
và ít khi bị làm trái ý. Nuông chiều con cái một cách vô lối
chính là nguồn cơn khiến cho trẻ có nguy cơ bị bệnh.
hình, bệnh nhân
vùng vẫy chân tay,
đạp chân đạp tay
xuống giường, uốn
cong người, cào
cấu gào thét hoặc
có khi tự xé quần
áo, giựt tóc, nằm
lăn ra sàn nhà. Một
số trường hợp bệnh
nhân có thể bị ngất,
người mềm yếu
dần, từ từ ngã ra,
nằm thiêm thiếp,
mắt chớp chớp.
Những đứa trẻ này lúc nào cũng nghĩ là mình hoàn toàn
đúng, vì thế khi phát hiện một điều gì đó không theo ý
mình, hoặc gặp những tình huống xúc động quá mạnh, cơn
ngất Hysteria đã tiềm ẩn trong cơ thể.
Ngay trong cơn ngất, người bệnh vẫn có những biểu hiện
đúng như tính cách thường ngày của mình. Họ biết là cơn
ngất chuẩn bị xảy ra, vì thế họ có ý thức chọn vị trí để “ngã
đẹp” nên thường ngã vào những chỗ rất sạch sẽ, an toàn,
nhờ đó là rất ít khi họ bị chấn thương.
Trong những cơn co giật hoặc cơn ngất Hysteria, ý thức
bệnh nhân không mất hoàn toàn, vẫn có khả năng phản ứng
với thái độ của những người xung quanh. Cơn ngất nhanh,
thoảng qua hay kéo dài còn phụ thuộc vào những điều họ
nghe được người khác nói (ngay trong cơn ngất, khả năng
nghe và phân tích thông tin của người bệnh vẫn còn). Nếu
ai đó có những lời nói xúc phạm họ, coi thường họ, cười
cợt họ vì cho rằng họ đang giả vờ bị bệnh, thì cơn ngất
Hysteria sẽ càng nặng nề hơn.
Ngược lại, nếu chúng ta quá chiều chuộng, quá lo lắng và
theo dõi họ quá sít sao, thì bệnh cũng sẽ nặng thêm, với
cách làm đó đã vô tình ám thị, khiến bệnh nhân tưởng bệnh
mình quá nặng!
Các bác sĩ tâm thần nhấn mạnh, muốn chữa khỏi bệnh cho
con em, các thành viên trong gia đình phải duy trì liệu pháp
tâm lý lâu dài bằng cách rèn luyện nhân cách cho người
bệnh; giúp họ thấy được nhược điểm của bản thân, phát
huy những mặt tích cực trong nhân cách, tăng tính tự chủ,
biết kiềm chế cảm xúc và hành vi của bản thân.
Trên thực tế, các vụ ngất xỉu tập thể thường xảy ra tại các
trường trung học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_chan_tam_ly_326.pdf