Sản xuất giống cá tràu đen chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại NghệAn

Phong trào nuôi cá tràu tại NghệAn bắt đầu phát triển từnăm 2004, đến năm

2010 đã phát triển mạnh tại các địa phương vùng đồng bằng với nhiều hình thức

nuôi manglại hiệu quảkinh tếcao. Nguồn thức ăn rất dồi dào, nhân công rẻ, thị

trường tiêu thụlớn là điều kiện đểquy hoạch xây dựng các vùng nuôi cá tràu tập

trung, tạo nguồn nguyên liệu cho chếbiến ởquy mô công nghiệp phục vụthị

trường tiêu thụnội địa và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp cá

giống ởNghệAn chưa đáng kể, việc lưu giữgiống cá bốmẹqua mùa đông chưa

thành công, việc sản xuất giống không kịp thời vụ. Đểtìm giải pháp khắc phục

những tồn tại vềvấn đềcon giống cung cấp cho phong trào nuôi tại NghệAn, dự

án “Ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệxây dựng mô hình sản xuất giống cá

tràu đen (Channa striata) chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ

An” đã được triển khai thực hiện.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sản xuất giống cá tràu đen chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại NghệAn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất giống cá tràu đen chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống cá tràu đen (Channa striata) chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An Đơn vị thực hiện: Trung tâm giống thủy sản Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Ks Trần Văn Võ Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống cá tràu đen (Channa striata) chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An Đơn vị thực hiện: Trung tâm giống thủy sản Nghệ An Chủ nhiệm dự án: Ks Trần Văn Võ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phong trào nuôi cá tràu tại Nghệ An bắt đầu phát triển từ năm 2004, đến năm 2010 đã phát triển mạnh tại các địa phương vùng đồng bằng với nhiều hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn thức ăn rất dồi dào, nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện để quy hoạch xây dựng các vùng nuôi cá tràu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến ở quy mô công nghiệp phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp cá giống ở Nghệ An chưa đáng kể, việc lưu giữ giống cá bố mẹ qua mùa đông chưa thành công, việc sản xuất giống không kịp thời vụ. Để tìm giải pháp khắc phục những tồn tại về vấn đề con giống cung cấp cho phong trào nuôi tại Nghệ An, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống cá tràu đen (Channa striata) chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An” đã được triển khai thực hiện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật Dự án đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, trại cá tràu giống Hoàng Anh, Tiền Giang; Trại sản xuất giống thủy sản Minh Tâm ở Tiền Giang cho 4 cán bộ kỹ thuật về: kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ; kỹ thuật chọn cá bố mẹ cho đẻ; phương pháp cho cá đẻ; kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá giống. Đơn vị chuyển giao quy trình công nghệ đã cử chuyên gia đến Trung tâm giống thủy sản Nghệ An tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật các biện pháp kỹ thuật từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, chọn cá và phân biệt cá đực, cá cái, kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ, thăm trứng, đánh giá chất lượng trứng, ghép cặp cá bố mẹ cho đẻ, ấp trứng và ương nuôi cá giống, biện pháp chẩn đoán phát hiện bệnh và phương pháp phòng trị bệnh. 2. Xây dựng mô hình sản xuất giống cá tràu đen Dự án đã lựa chọn 3 địa điểm để xây dựng mô hình: Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý - Diễn Châu với diện tích 300m2 ; hệ thống bể của hộ gia đình ông Nguyễn Long Vân (thị xã Cửa Lò) với diện tích 120m2 và hộ gia đình ông Lê Công Thìn (Hưng Nguyên) với diện tích 500m2. Dự án đã xây dựng mới hệ thống bể ương nuôi cá bột lên cá giống gồm: 12 bể có kích thước 2,5m x 1,8m x 1m ; Làm mái che hệ thống bể 66m2 ; Sửa chữa hệ thống ao nuôi cá bố mẹ; Lắp đặt hệ thống kích nước cho ao cá đẻ, hệ thống cấp nước và hệ thống sục khí cho bể ương. 3. Tổ chức sản xuất thử nghiệm Dự án đã tuyển chọn 150 cặp cá bố mẹ tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ và tại Nghệ An để tiến hành sản xuất thử nghiệm. a. Nuôi vỗ và chăm sóc cá bố mẹ Cá bố mẹ được nuôi trong ao có tường cao hơn mực nước cao nhất 0,6m, xung quanh bờ được chắn lưới nilon cao 0,8m để chống cá nhảy ra ngoài. Trước khi thả xuống ao, cá bố mẹ được tắm qua nước muối 3% trong khoảng thời gian 10 phút. Từ ngày thứ 3 bắt đầu cho cá ăn 2 lần/ngày sáng và chiều. Khẩu phần ăn trong tuần đầu là 4%, sau tăng dần lên theo nhu cầu ăn của cá. Thức ăn được cho vào sàn rộng 0,6m2 đặt cách mặt nước 15-20cm, cách bờ 50cm. Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn và điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với nhu cầu ăn của cá. Cứ 3-4 ngày thì thay bớt nước cũ trong ao (30-50% lượng nước trong ao) và cấp thêm nước sạch. Xử lý ao nuôi định kỳ bằng vôi bột hòa nước té khắp mặt ao (3kg/100m2 mặt nước) để phòng bệnh cho cá. Năm 2009, cá bố mẹ nhập về được chăm sóc tốt, thức ăn phù hợp nên nhanh béo, tỷ lệ cá thành thục đạt trên 50%. Cá bố mẹ được tuyển chọn tại địa phương trong tỉnh thành thục sớm hơn, đạt tỷ lệ cao hơn cá được nhập từ miền Nam. Năm 2010, đàn cá bố mẹ được nuôi lưu giữ qua mùa đông nên một số bị hao hụt, bị nhiễm bệnh. Số còn lại được đem vào nuôi vỗ sớm, kết quả tỷ lệ thành thục cao hơn năm 2009. Hệ số thức ăn cho cá bố mẹ năm 2009 cao hơn năm 2010 do cá mới tập kết về nên nhóm thực hiện đã cho cá ăn theo nhu cầu. Năm 2010 đã điều chỉnh quy trình chăm sóc, định kỳ kiểm tra độ béo của cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. b. Chọn cá cho đẻ và các phương pháp cho cá đẻ Trong năm 2009, chọn cá cho đẻ bằng phương pháp tiêm kích dục tố thu được 95.000 con cá bột. Năm 2010, cá bố mẹ được lựa chọn nuôi vỗ tích cực từ đầu tháng 2, cá phát dục tốt. Cho cá đẻ đầu tháng 3 bằng phương pháp cho cá ghép cặp đẻ tự nhiên không dùng kích dục tố. Kết quả năm 2010 đạt cao hơn năm 2009, tỷ lệ cá đẻ/tổng đàn ở 2 ao ngang nhau. Số cá bột thu được từ 6.000-7.500 con/1 con cá cái tham gia đẻ. c. Thu trứng và ấp trứng Trứng cá đẻ xong được vớt đưa vào ấp riêng từng tổ trong chậu hoặc trong bể xi măng (bể 4,5m2). Mực nước ấp trong bể là 0,4-0,5m (trong chậu là 0,2-0,3m). Trong quá trình ấp, thường xuyên cho nước lưu thông nhẹ và vệ sinh vớt trứng hỏng (có màu trắng đục); ở nhiệt độ 25-30oC, sau 25-30 giờ, trứng nở thành ấu trùng, sau 2-3 ngày cá hết noãn hoàng. Sau khi cá nở hết 1-2 ngày thì cho vào bể một ít phù du (Moina) để khi cá hết noãn hoàng thì đã có sẵn thức ăn tự nhiên, tránh trường hợp những con hết noãn hoàng trước ăn thịt lẫn nhau. d. Ương cá bột lên cá hương Trong 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã tiến hành sản xuất 4 đợt, triển khai ương nuôi đảm bảo quy trình kỹ thuật, tỷ lệ ương đạt khá cao (>70%). Tuy nhiên, đợt sản xuất đầu tiên (ngày 10/6/2009) đạt thấp do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều trong thời kỳ cá chuyển thức ăn. e. Ương cá hương thành cá giống Quá trình ương trong giai đoạn cá hương thành cá giống đạt tỷ lệ khá cao (61%). Để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá trong quá trình ương nuôi làm căn cứ để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, dự án đã tiến hành kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 5 ngày/lần. Qua đó cho thấy: Giai đoạn cá bột lên cá hương có tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng, chậm hơn giai đoạn cá hương lên cá giống. Cá sản xuất vụ thu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá vụ xuân do đáp ứng được lượng phù du (Moina), nhiệt độ nước vụ thu (tháng 8-10) ổn định hơn, mùa xuân - hè thường có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. Nhưng nguồn giống sản xuất vụ thu không xuất bán được do thời tiết mùa đông tại Nghệ An khắc nghiệt, người nuôi không thả được giống. Vì vậy, cần phải nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lưu giữ cá giống qua mùa đông để cung cấp sớm cho người nuôi từ đầu năm sau. 4. Kết quả triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá tràu đen từ con giống do dự án sản xuất Sau 8 tháng nuôi tại Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý với số lượng 3000 con (cỡ cá giống 6-8cm), trọng lượng cá đạt 0,6-0,8kg/con. Tại hộ gia đình ở Hưng Nguyên, số lượng 5000con/500m2 ao (cỡ cá giống 6-8cm), trọng lượng cá đạt 0,5- 0,7 kg/con. Tại hộ gia đình ở Cửa Lò, số lượng 7.200 con (cỡ giống 6-8cm), trọng lượng cá đạt 0,5-0,8 kg/con. Qua kết quả triển khai nuôi thử nghiệm thương phẩm từ nguồn giống do dự án sản xuất và đối chứng với nguồn giống nhập từ miền Nam về cho thấy: Nguồn giống nhập từ miền Nam về khi thả vào bể thì có hiện tượng cá chết rải rác trong 10 ngày đầu. Đây là hiện tượng các hộ nuôi cá tràu trong tỉnh thường gặp trong những năm qua, trong năm 2010 có nhiều hộ đã mất trắng ngay từ đợt thả giống đầu tiên. Nguồn giống do dự án sản xuất khi thả để nuôi thương phẩm thì không có hiện tượng cá chết rải rác, tỷ lệ hao hụt thấp. Trong 3 mô hình triển khai nuôi thí điểm, mô hình nuôi trong bể của hộ gia đình ông Long Vân tại Cửa Lò từ nguồn giống do dự án sản xuất đạt tỷ lệ sống cao (năng suất đạt 25kg/m2), tuy nhiên kích cỡ cá thu hoạch sau 8 tháng nuôi chỉ đạt 0,5-0,8kg/con. Mô hình nuôi trong ao tại Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý và tại hộ gia đình ở Hưng Nguyên cho tỷ lệ sống tương đối cao nhưng kích cỡ cá thu hoạch sau 8 tháng nuôi không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng của cá tại 2 bể nuôi (bể nuôi thử nghiệm và bể nuôi đối chứng) không có sự chệnh lệch nhiều, mặc dù mật độ bể cá nhập từ miền Nam về thấp hơn bể cá do dự án sản xuất (do cá bị chết trong 10 ngày đầu). Điều đó khẳng định con giống được sản xuất tại Nghệ An đảm bảo chất lượng tốt. 5. Hiệu quả của dự án Dự án sản xuất giống cá tràu đen thành công đã tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận được nguồn giống tại chỗ đảm bảo chất lượng. Nếu nhân rộng mô hình của dự án cho các cơ sở sản xuất, các hộ nuôi có điều kiện thì sẽ mang lại hiệu quả lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. a. Hiệu quả kinh tế Qua kết quả đạt được của mô hình nuôi thương phẩm khảo nghiệm chất lượng con giống do dự án tạo ra, đồng thời so sánh với mô hình nuôi đối chứng và kết quả của những năm thả giống nhập từ miền Nam cho thấy: mô hình sản xuất giống tại chỗ cho hiệu quả kinh tế cao, cá giống có giá thành thấp hơn giống nhập từ miền Nam, tỷ lệ sống trong quá trình nuôi thương phẩm cao hơn, chất lượng cá giống ổn định phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Hiệu quả từ mô hình sản xuất cá giống: Chi phí đầu tư ban đầu là 26.510.000 đồng, doanh thu đạt 31.500.000 đồng, lợi nhuận trong sản xuất giống đạt 4.990.000 đồng. Hiệu quả từ mô hình nuôi thương phẩm: Trại sản xuất giống thuỷ sản Yên Lý đạt lãi ròng 17.900.000 đồng; Hộ gia đình tại Hưng Nguyên đạt lãi ròng 28.550.000 đồng; Hộ gia đình tại Cửa Lò, mô hình nuôi giống do Dự án sản xuất đạt lãi ròng 26.190.000 đồng; Mô hình nuôi giống nhập từ miền Nam đạt lãi ròng 18.160.000 đồng. b. Hiệu quả xã hội Kết quả của dự án đã được tập huấn cho bà con ngư dân, nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như công tác phòng trị bệnh cho cá tràu đã được bà con áp dụng trong nuôi cá thương phẩm. Nhiều người dân nuôi cá trong tỉnh đến tham quan học tập kinh nghiệm của dự án và được cán bộ kỹ thuật của đơn vị thực hiện dự án tư vấn hỗ trợ kỹ thuật. Khai thác tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, điều kiện tự nhiên phù hợp cho cá tràu đen sinh sản, sinh trưởng, phát triển, dự án bước đầu đã xây dựng được quy trình sản xuất giống cá tràu đen phù hợp với điều kiện sinh thái tại Nghệ An. Mô hình sản xuất giống được nhân rộng sẽ tạo điều kiện cho phong trào nuôi cá tràu tại Nghệ An phát triển bền vững. Tuy nhiên, do thời tiết mùa đông tại Nghệ An lạnh nên việc triển khai lưu giữ cá bố mẹ, tổ chức sản xuất giống sớm để cung cấp cho người nuôi kịp thời vụ còn gặp khó khăn cần được nghiên cứu khắc phục để có thể nhân rộng mô hình./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngu_nghiep_11__1109.pdf
Tài liệu liên quan