Sản phụ khoa - Chẩn đoán thai nghén

Trên thực tế lâm sàng, người ta chia các dấu hiệu thai nghén làm ba nhóm :

- Dấu hiệu hướng tới có thai.

- Dấu hiệu có thể có thai.

- Dấu hiệu chắc chắn có thai.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sản phụ khoa - Chẩn đoán thai nghén, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHỤ KHOA - CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN Trên thực tế lâm sàng, người ta chia các dấu hiệu thai nghén làm ba nhóm : - Dấu hiệu hướng tới có thai. - Dấu hiệu có thể có thai. - Dấu hiệu chắc chắn có thai. I. DẤU HIỆU HƯỚNG TỚI CÓ THAI Bao gồm những dấu hiệu chủ quan của người mẹ : 1.Tắt kinh : Là dấu hiệu đáng tin cậy để chẩn đoán, đối với những phô nữ khoẻ mạnh, có tiền sử kinh nguyệt đều đặn, đang không cho con bú, và không có xáo trộn tinh thần đặc biệt. Nghiên cứu dấu hiệu tắt kinh giúp ta xác định kinh cuối cùng để dự đoán ngày sinh sau này theo cách tính của Nagelé ( lấy ngày + 7, tháng - 3) 2. Các dấu hiệu giao cảm : Thường xuất hiện vào tháng thứ nhất, và biến mất vào cuối tháng thứ ba, các dấu hiệu đó là : 2.1. Rối loạn tiêu hoá : Buồn nôn, nôn đặc biệt vào các buổi sáng, táo bón, tăng tiết nước bọt. 2.2. Rối loạn thần kinh -nội tiết : Tính dễ bị kích thích, chán ăn hoặc thèm ăn thức ăn gì đó, buồn ngủ hay mệt mỏi. 2.3. Rối loạn tiểu tiện : Tiểu rắt, thường xảy ra trong những tháng đầu do tình trạng gia tăng các mạch máu và tử cung trong hố chậu to dần lên đè vào bàng quang. Cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu khung. 3. Thay đổi ở vú : Vú lớn lên, các tĩnh mạch ưới da nổi nhiều, quầng vú thẫm màu, các hạt Montgomery nổi rõ. Các thay đổi này thường rõ ở người con so, nhưng cüng có thể gặp khi không có thai như trường hợp thai tưởng ( pseudocyesis ), u nang buồng trứng, dùng thuốc an thần... 4. Niêm mạc âm đạo cổ tử cung tím so với màu hồng bình thường khi không có thai ( Dấu hiệu Jacquemier ) 5. Chất nhầy cổ tử cung đông lại, điều này phản ánh sự tiết progesterone. 6. Tăng sắc tố ở da: dấu hiệu này không hằng định, khi có khi không II. CÁC DẤU HIỆU CÓ THỂ CÓ THAI Xuất hiện thường trễ hơn, bao gồm : 1. Bụng lớn: từ sau tháng thứ ba là đã có thể sờ thấy tử cung qua thành bụng. Tử cung ngày càng lớn và bụng ngày càng to thêm. 2. Cơn go Braxton-Hicks: từ tuần lễ 9-10 trở đi tử cung có những cơn go nhưng không làm cho sản phô đau, cơn go không đều và có thể sờ được. Cơn go không có khi có thai ở trong ổ bụng, nhưng có thể có trong trường hợp tử cung ứ máu hay tử cung có nhân xơ. 3. Dấu hiệu Noble : Do khi có thai thân tử cung lớn lên và tròn ra, ta có thể nhận biết được dấu hiệu này bởi ngón tay đưa vào túi cùng bên âm đạo. 4. Dấu hiệu Hégar: Đó là sự hoá mềm của cổ tử cung, thân tử cung, và mềm nhất là ở eo tử cung. Bằng cách thăm khám phối hợp hai tay, đây là cảm giác mà các ngón tay tiếp nhận được như chạm vào nhau. Đối với dấu hiệu Hégar ta không nên tìm kiếm một cách thô bạo III. DẤU HIỆU CHẮC CHẮN CÓ THAI Bao gồm nghe được tim thai, sờ được cử động thai, nắn được phần thai và thấy được xương thai qua quang tuyến hoặc qua siêu âm. 1. Tim thai : Với ống nghe gỗ ta có thể nghe được tim thai từ tuần lễ thứ 20-22, với nhịp 120-140/phút. Với máy Dophương phápler ta có thể nghe được tim thai từ tuần lễ thứ 10-12 trở đi. Khi nghe tim thai nên phân biệt với mạch mẹ thường có tần số chậm hơn nhiều, bằng cách vừa nghe tim thai vừa bắt mạch mẹ ( động mạch quay ). 2. Nắn được phần thai : Cho sản phô nằm ở tư thế sản khoa, dùng hai bàn tay nắn trên tử cung ta có thể thấy được cực đầu, cực mông của thai nhi; ở hai bên tử cung ta có thể sờ được các chi của thai nhi, và có thể cảm nhận được cử động thai, phần thai bập bềnh trong nước ối. 3. Siêu âm : Thông dụng, vô hại và cho phép chẩn đoán thai sớm và chắc chắn; nhất là siêu âm với đầu ò âm đạo. Với siêu âm ta có thể thấy : + Túi thai, từ tuần lễ thứ 5 sau khi tắt kinh. + Cấu trúc phôi từ tuần lễ thứ 7. + Tim thai từ tuần lễ thứ 7-8. + Hoạt động thai từ tuần lễ thứ 9. Trước tuần lễ thứ 14, với siêu âm đo chiều ài đầu mông là phương pháp tốt nhất để dự đoán tuổi thai ( sai lệch # 4 ngày ). IV. CÁC PHẢN ỨNG THỬ THAI Các phản ứng được thực hiện khi mà các dấu hiệu lâm sàng chưa rõ ràng, ta có thể làm 1. Phản ứng sinh học : Hiện nay các phản ứng sinh học hoàn toàn được thay thế bới các phản ứng miễn dịch và miễn dịch phóng xạ. Một số phản ứng sinh học đã được sử dụng : 1. 1. Phản ứng Galli-Mainini: Dùng nước tiểu của người phô nữ nghi có thai tiêm 5-12ml vào túi bạch huyết sau lưng ếch đực. Nếu nước tiểu có HCG sẽ kích thích phóng tinh-phản ứng ương tính nghĩa là có thai và ngược lại không phóng tinh ở rãnh ổ nhớp của ếch. Phản ứng âm tính nghĩa là không có thai. Đọc kết quả sau 2- 4 giờ. 1. 2. Phản ứng Friedman-Brouha: Tiêm 5ml nước tiểu của người phô nữ nghi có thai vào tĩnh mạch rìa tai thỏ cái tơ. Nếu nước tiểu có HCG sẽ kích thích buồng trứng thỏ gây phóng noãn- phản ứng ương tính, và ngược lại không phóng noãn- phản ứng âm tính. Đọc kết quả sau 48 giờ. 1. 3. Phản ứng Ascheim- Zondek: Tiêm 0, 5 ml nước tiểu người phô nữ nghi có thai, tiêm 3 lần/ ngày cho chuột nhắt cái tơ. Sau 96 giờ kể từ müi tiêm cuối cùng, mổ chuột ra quan sát bộ phận sinh dục. Phản ứng ương tính khi bộ phận sinh dục trưởng thành phát triển, xung huyết (chứng tỏ nước tiểu có HCG). Phản ứng âm tính khi không có phản ứng của bộ phận sinh dục chuột. 2. Phản ứng miễn dịch : Chiếm ưu thế hiện nay vì tính nhạy cảm, chính xác và kinh tế hơn. Phản ứng này dựa trên cơ sở là sự kết hợp giữa kháng nguyên là HCG của thai phô với kháng thể chuyên biệt tương ứng. Sự kết hợp này có thể thấy được bằng mắt thường nếu kháng nguyên hay kháng thể được gắn trên hồng cầu hay hạt latex. Phương pháp trực tiếp sử dụng hạt latex được bọc bởi kháng thể kháng HCG trộn với huyết tương hay nước tiểu của người phô nữ nghi có thai, hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra nếu có sự hiện diện của HCG nghĩa là người phô nữ có thai. Phương pháp gián tiếp sử dụng kháng thể kháng HCG trộn với huyết tương hay nước tiểu của người phô nữ nghi có thai, rồi trộn với hồng cầu hay hạt latex có gắn HCG, sẽ không có hiện tượng ngưng kết nếu có sự hiện diện của HCG (có thai). Thời gian cần thiết để đọc kết quả rút xuống còn # 2 phút đến 2 giờ; mức độ nhạy thay đổi từ 250- 3500mUI/ml. Phần lớn các kết quả sẽ ương tính sau 7 ngày trễ kinh. 3. Phản ứng miễn dịch phóng xạ : Phản ứng miễn dịch vừa nêu trên có thể ảnh hưởng bởi (1) protein, hồng cầu, Hb, các vi khuẩn trong nước tiểu, (2) các bệnh lý miễn dịch, (3) hoặc phản ứng chéo với tiểu đơn vị ( của LH, FSH, và hormone hướng giáp trạng vì có cấu trúc giống với cấu trúc của tiểu đơn vị ( HCG, cho nên phản ứng miễn dịch phóng xạ là một xét nghiệm chuyên biệt và nhạy cảm cho HCG, phản ứng ch o được loại trừ do thành tố tham gia miễn dịch là tiểu đơn vị ( HCG có cấu trúc khác hẳn với thành phần ( của LH, FSH, và hormone hướng giáp trạng. Mức độ nhạy cảm từ 2-4mUI/ml. Kết quả ương tính từ 8-9 ngày sau rụng trứng. V . CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chẩn đoán thai ngh n nói chung không khó, nhưng trong những ngày tháng đầu của thai nghén chúng ta cần phân biệt với một số trường hợp: - Tắt kinh: phân biệt với trường hợp mất kinh nhưng không có thai ví ụ đang cho con bú, xáo trộn tinh thần, thay đổi cuộc sống, . . . hay bệnh lý vô kinh không có thai. . . - Nghén: có thể gặp thai tưởng tượng ở phô nữ quá mong con. - Tử cung lớn: phân biệt với khối u trong ổ bụng hay trong hố chậu ví dụ u xơ tử cung, u nang buồng trứng. . . Ngoài ra cần phân biệt một số trường hợp thai bệnh l{ thường gặp trong những tháng đầu của thai kz như thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchan_doan_thai_nghen_.pdf
Tài liệu liên quan