Theo sự phát triển chung của các ngành khoa học hiện nay, dị tật bẩm sinh cũng
đã phần nào phát hiện được từ trước sinh. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau
đẻ hoặc một thời gian sau mới phát hiện được.
Theo sự phát triển chung của các ngành khoa học hiện nay, dị tật bẩm sinh cüng đã
phần nào phát hiện được từ trước sinh. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau đẻ
hoặc một thời gian sau mới phát hiện được. Về cơ bản dị tật có thể chia theo hệ
thống cơ quan của cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hoá., về hình thể có thể nhẹ
không gây hậu quả nghiêm trọng như thừa ngón chân tay nhưng cüng có thể nặng
gây biến dạng nhiều đến cơ thể. Dù vậy trong khuôn khổ bài này, chúng ta chỉ chú ý
tới các dị tật thường gặp và các dị tật cần có xử trí cấp cứu kịp thời để cứu sống
người bệnh.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sản phụ khoa – chăm sóc trẻ dị tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHỤ KHOA – CHĂM SÓC TRẺ DỊ TẬT
Theo sự phát triển chung của các ngành khoa học hiện nay, dị tật bẩm sinh cũng
đã phần nào phát hiện được từ trước sinh. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau
đẻ hoặc một thời gian sau mới phát hiện được.
Theo sự phát triển chung của các ngành khoa học hiện nay, dị tật bẩm sinh cüng đã
phần nào phát hiện được từ trước sinh. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau đẻ
hoặc một thời gian sau mới phát hiện được. Về cơ bản dị tật có thể chia theo hệ
thống cơ quan của cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hoá..., về hình thể có thể nhẹ
không gây hậu quả nghiêm trọng như thừa ngón chân tay nhưng cüng có thể nặng
gây biến dạng nhiều đến cơ thể. Dù vậy trong khuôn khổ bài này, chúng ta chỉ chú ý
tới các dị tật thường gặp và các dị tật cần có xử trí cấp cứu kịp thời để cứu sống
người bệnh.
1. Dị tật đường tiêu hoá cần can thiệp sớm
1.1. Không hậu môn
Là một phát hiện bắt buộc đối với tất cả sơ sinh sau đẻ, kiểm tra hậu môn xem có
nếp nhăn và lỗ hậu môn không?
- Dấu hiệu:
+ Không có lỗ hậu môn.
+ Có nếp nhăn hậu môn, có vết lỗ hậu môn nhưng không thấy có phân su, đặt ống
thông hậu môn không vào được.
- Chuyển viện ngay đến cơ sở phẫu thuật (chuyển càng sớm, tỷ lệ cứu sống càng
cao).
1.2. Tắc - teo ruột
- Dấu hiệu:
+ Nôn ngay từ ngày thứ 1 - 2 sau đẻ.
+ Chất nôn vàng hoặc xanh như mật.
+ Bụng chướng rõ, nhìn thấy quai ruột nổi.
+ Trẻ không ỉa phân su.
+ Thăm trực tràng rỗng.
- Xử trí:
+ Ngừng cho ăn, thường xuyên hút dịch.
+ Chuyển ngay đến cơ sở phẫu thuật.
1.3. Tắc tá tràng
- Dấu hiệu:
+ Nôn liên tục ngay sau đẻ.
+ Nôn ra mật xanh, vàng hoặc dịch trong.
+ Chướng bụng không rõ do tắc ở cao.
- Xử trí:
+ Thường xuyên hút dịch, ngừng cho ăn.
+ Chuyển viện ngay đến cơ sở phẫu thuật.
1.4. Phình đại tràng bẩm sinh
Do dãn - phì đại đoạn đại tràng o nhu động ruột bất thường vì có đoạn vô hạch
gây tắc cơ năng.
- Dấu hiệu:
+ Không có phân su trong 24 giờ đầu sau đẻ.
+ Bụng chướng dần một vài ngày sau đẻ.
+ Nôn chớ nhiều.
+ Đặt ống thông hậu môn thấy có xì hơi ra và có ính phân su.
- Xử trí:
+ Hút dịch dạ dày.
+ Đặt ống thông hậu môn - chuyển viện ngay tới cơ sở phẫu thuật.
2. Dị tật gây suy hô hấp cấp
2.1. Teo - dò khí thực quản
- Dấu hiệu:
+ Miệng, müi trào ịch nhầy, nước bọt do không nuốt được.
+ Nôn - sặc, tím tái khi bú.
+ Bụng lép nếu chỉ teo thực quản.
+ Bụng chướng nếu có dò khí thực quản.
- Xử trí:
+ Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống qua đường miệng.
+ Hút dịch nhầy ở miệng müi liên tục trên đường đi.
+ Bế trẻ ở tư thế nửa ngồi.
+ Chuyển ngay tới cơ sở phẫu thuật.
2.2. Thoát vị hoành
Là có ruột lên khoang ngực qua lỗ khuyết ở cơ hoành
- Dấu hiệu:
+ Trẻ đẻ ra sau tiếng khóc là xuất hiện tím tái ngày một tăng lên.
+ Phần ngực bên thoát vị phồng lên.
+ Bụng lép.
+ Rì rào phế nang bên phổi bị chèn ép mất và ta có thể nghe tiếng lọc xọc co bóp
của ruột.
+ Tiếng tim nghe lệch so với vị trí bình thường.
- Xử trí:
+ Hút dịch, đặt trẻ ở tư thế đầu cao.
+ Đặt nội khí quản, bóp bóng áp lực ương qua ống nội khí quản (không dùng mặt
nạ).
+ Đặt ống hút dạ dày.
+ Chuyển cấp cứu tới cơ sở phẫu thuật chuyên khoa.
3. Một số dị tật khác
3.1. Thoát vị rốn
- Dấu hiệu:
+ Ruột - có thể có một phần gan qua rốn ra ngoài.
+ Các bộ phận này được bọc bởi một màng mỏng dễ rách khi đẻ.
+ Bụng xẹp.
- Xử trí:
+ Đắp gạc vô trùng - tẩm huyết thanh mặn 0,9% ấm.
+ Băng vô khuẩn.
+ Chuyển ngay đến cơ sở phẫu thuật.
3.2. Thoát vị màng não tủy
- Dấu hiệu:
+ Khối u nằm dọc theo cột sống.
+ Liệt 2 chi ưới.
+ Phân ra liên tục và nước tiểu giỏ giọt do rối loạn cơ vòng.
- Xử trí:
+ Đắp gạc vô khuẩn tẩm nước muối 0,9%.
+ Băng vô khuẩn.
+ Chuyển viện tới khoa phẫu thuật thần kinh.
3.3. Hở môi và khe hở vòm hàm
- Dấu hiệu:
+ Hở môi.
+ Khe hở vòm miệng: Cần dùng ngón tay út sạch đưa vào miệng trẻ sờ tìm xem có
khe hở không.
+ Trẻ bú khó khăn hoặc không bú được.
+ Hay sặc, sữa trào ra từ müi.
- Xử trí:
+ Hở môi: tư vấn cách cho bú.
+ Hở vòm miệng: tư vấn cách cho bú, mẹ phải bế trẻ ở tư thế sao cho trẻ luôn
ngậm kín được quầng vú để bú có hiệu quả.
+ Nếu trẻ không bú được phải đổ thìa ít một tránh sặc.
+ Chuyển đến chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.
+ Thời gian tốt nhất để mổ hở môi là 3 - 4 tháng tuổi, cho hở vòm miệng là 12 - 18
tháng tuổi.
3.4. Dị tật cơ xương khớp
3.4.1. Dị tật ở tay chân
- Thừa ngón, ính ngón: Chưa điều trị ngay, nhưng cần kiểm tra xem có phối hợp
với dị tật ở tim hoặc thận - tiết niệu không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tre_di_tat_.pdf