Sản phụ khoa - Các bước theo dõi chuyển dạ

Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất

là những cơn co tử cung là cho Cổ tử cung xoá mở dần và kết quả là thai và

nhau

được sổ ra ngoài. Một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra với tuổi thai từ 38 đến 42 tuần

( Trung bình 40 tuần) gọi là đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả

năng sống độc lập ngoài tử cung.

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sản phụ khoa - Các bước theo dõi chuyển dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHỤ KHOA - CÁC BƯỚC THEO DÕI CHUYỂN DẠ I - Đại cương: 1. ĐN: Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung là cho Cổ tử cung xoá mở dần và kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra với tuổi thai từ 38 đến 42 tuần ( Trung bình 40 tuần) gọi là đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung. 2. Một cuộc chuyển dạ đẻ có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Là giai đoạn xoá mở Cổ tử cung từ khi có chuyển dạ thực sự đến khi Cổ tử cung mở trọn. Giai đoạn 2: Là giai đoạn sổ thai từ khi Cổ tử cung mở trọn đến khi thai được sổ thai. Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau. Từ khi sổ thai đến rau sổ. *) Được gọi là chuyển dạ thực sự đến khi có các dấu hiệu sau: - Đau bụng từng cơn tăng ần có tính qui luật. - Ra dịch nhày hồng ở âm đạo. - CCổ tử cung (+) và có qui luật. - Có hiện tượng xoá mở Cổ tử cung. - Có sự thành lập đầu ối. II - Các bước chuyển dạ gồm: 1. Theo dõi về toàn thân: Mạch, nhiệt độ, HA và cân nặng, tình trạng phù, tình trạng da, niêm mạc, các bệnh lý phối hợp nếu có, đồng thời phải cho XN Albumin niệu. Khi khám toàn thân phải chú { đến đánh giá khung chậu. 2. Theo dõi về TC: Tử cung to hay nhỏ, bề cao tử cung bao nhiêu cm, vòng bụng? Tư thế TC như thế nào, TC có hình dạng gì đặc biệt không? TC có sẹo mổ cü không? có u không? có tình trạng đoạn ưới lên cao giãn mỏng hay không? Hỏi có xuất hiện vòng bandl hay không? 3. Theo dõi CCổ tử cung : - Xuất hiện tự nhiên ngoài ý muốn của sản phô. - Có tính chất chu kz, khá nhịp nhàng và đều đặn, tăng ần về cường độ, biên độ và thời gian. - CCổ tử cung gây đau: Ngưỡng đau khi áp lực cơ co 25-30mmHg. - Số lượng của cơ tử cung phô thuộc vào số lần đẻ và phô thuộc vào tình trạng chuyển dạ thuận lợi. - Việc theo dõi CCổ tử cung có thể dùng máy hay dùng tay ở giai đoạn chuyển dạ, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1a : Cứ 1giờ theo õi cơn co 1 lần. Giai đoạn 1b: Cứ 15-30 phút theo õi cơn co 1 lần và phải bắt 3 cơn co liên tục. 4) Theo dõi sự xoá mở Cổ tử cung. Giai đoạn xoá mở Cổ tử cung (Giai đoạn 1 chuyển dạ) được tình từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi Cổ tử cung mở hết. Giai đoạn này gồm 2 giai đoạn nhỏ là: *)Giai đoạn 1a: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi Cổ tử cung mở 0,4 cm, giai đoạn này chiếm 2/3 giai đoạn 1. *)Giai đoạn 1b: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi Cổ tử cung mở 0,4cm đến lúc mở chiếm hết 1/3 giai đoạn 1. Cổ tử cung được thăm khám khi nhập để chẩn đoán chuyển dự và xác định mức độ chuyển dạ sau đó được thăm khám khi vỡ ối hoặc khi có chuyển dạ kéo dài. Khi thăm khám cần kết hợp nhận định thêm Cổ tử cung dày hay mỏng. Mềm hay cứng có u cục gì không. 5) Nghe tim thai: Đánh giá tần số và tính chất của tim thai. Tim thai bình thường 120 lần -160 lần/1phút đều rõ. Bất thường khi: TT 160l/ph hoặc 120-160l/ph nhưng không đều, nghe khó, nghe xa xăm -> cần hồi sức tim thai . Nếu nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy : *)Giai đoạn 1a: Thì 30phút theo dõi tim thai 1 lần. *)Giai đoạn 1b: Thì 15 phút theo dõi tim thai 1 lần. Nghe sau ối vỡ tự nhiên, trước và sau bấm ối, sau mỗi cơn rặn. Nghe và đếm tim thai trong vòng 1 phút, đồng thời bắt mạch người mẹ khi nghe tim thai để tránh nhầm với mạch mẹ . 6) Theo dõi lượng ối: Xem xét về ối khi thăm khám Cổ tử cung rồi nhận định xem ối còn hay ối đã vỡ, nếu ối còn thì đầu ối thành lập hay chưa, nếu thành lập rồi thì đầu ối phồng ,dẹt, hay quả lê. Nếu ối đã vỡ đặc biệt trên 6 giờ thì phải cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phải đánh giá số lượng nước là bình thường, đa ối hay thiểu ối, ngoài ra phải đánh giá tính chất nước ối, nếu nước ối có màu lờ trắng đục là bình thường, nếu vàng xanh là suy thai mãn. nều có màu xanh bẩn là suy thai cấp, nước ối lẫn máu là rau tiền đạo hay bong non còn có màu đỏ như nước rửa thịt là thai chết lưu. 7) Sự bình chỉnh ngôi thai: Xác định ngôi thai dựa vào điểm mốc của ngôi, xác định xem ngôi ở cao, chúc hay chặt, đánh giá độ lọt của ngôi thai bằng dấu hiệu lọt, lọt cao, lọt trung bình hay lọt thấp. Sau giai đoạn lọt là giai đoạn xuống quay xổ. 8) Theo dõi bất thường khác: Quá trình theo dõi chuyển dạ cần theo dõi các yếu tố bất thường như ngôi bất thường, nhau tiến đạo, sa dây rốn, dây rau quấn cổ, sa chi, chảy máu, thời gian rặn lâu. Qua khám các bước theo dõi chuyển dạ cần đưa ra nhạn định, tiên lượng cuộc đẻ là đẻ dễ hay đẻ khó từ đó có biện pháp xử trí kịp thời. *)Tóm lại: Chuyển dạ là một quá trình sinh lí diễn ra qua 3 giai đoạn đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm được, để qua đó tiên lượng cuộc đẻ, dự kiến các khó khăn có thể xảy ra cho người mẹ và trẻ sơ sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftheo_doi_cbhuyen_da.pdf
Tài liệu liên quan