Ngành điện tử Việt nam tuy được manh nha từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng chỉ thực sự hình thành từ sau năm 1975 và trải qua 2 giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Năm 1975 sau khi thống nhất đất nước, Ngành điện tử dã tiếp quản 1 số xí nghiệp điện tử ở phía nam (liên Doanh với sony, National, Sanyo, . Và chủ yếu sản xuất sản phẩm tiêu dùng). Các xí nghiệp phía nam cùng với 1 số đơn vị phía bắc có sẵn hoặc mới thành lập đã tạo nên ngành công nghiệp điện tử non trẻ của Việt nam.
- Ngày 3/10/1975 Chính phủ đã có quyết định số 316-TTg v/v thành lập Tiểu ban phát triển công nghiệp điện tử trực thuộc Chính phủ. Tiểu ban này đã soạn thảo bản “Phương hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt nam” được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ cuối năm 1976.
- Cùng với việc đề ra chủ trương, Chính phủ đã chỉ đạo các xí nghiệp phía nam khẩn trương khôi phục và đi vào sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dung trong nước, đồng thời xây dựng 1 số xí nghiệp mới
21 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sản phẩm điện tử và thiết bị công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.veia.com.vnSẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TINHƯỚNG KHẢ THI CHO SẢN PHẨM TRỌNG ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘITrình bày: Lưu Hoàng Long Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp Điện tử Việt namHà nội ngày 25 tháng 4 năm 2015NỘI DUNG1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM2. ĐỀ XUẤT CÁC SẢN PHẨM TRỌNG ĐIỂM VỀ ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HÀ NỘI3. CÁC ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊTỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngành điện tử Việt nam tuy được manh nha từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng chỉ thực sự hình thành từ sau năm 1975 và trải qua 2 giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Năm 1975 sau khi thống nhất đất nước, Ngành điện tử dã tiếp quản 1 số xí nghiệp điện tử ở phía nam (liên Doanh với sony, National, Sanyo, ... Và chủ yếu sản xuất sản phẩm tiêu dùng). Các xí nghiệp phía nam cùng với 1 số đơn vị phía bắc có sẵn hoặc mới thành lập đã tạo nên ngành công nghiệp điện tử non trẻ của Việt nam. - Ngày 3/10/1975 Chính phủ đã có quyết định số 316-TTg v/v thành lập Tiểu ban phát triển công nghiệp điện tử trực thuộc Chính phủ. Tiểu ban này đã soạn thảo bản “Phương hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt nam” được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ cuối năm 1976. - Cùng với việc đề ra chủ trương, Chính phủ đã chỉ đạo các xí nghiệp phía nam khẩn trương khôi phục và đi vào sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dung trong nước, đồng thời xây dựng 1 số xí nghiệp mớiTỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM - Các xí nghiệp Z181 sản xuất dụng cụ bán dẫn; điện tử Bình hòa sản xuất điện trở, tụ điện; Điện tử Tân bình sản xuất loa, tụ xoay, mạch in, ... Đã xuất hiện trong thời kỳ này. Ngành điện tử Việt nam thời kỳ những năm 80 với nòng cốt là Liên hiệp các xí nghiệp Điện tử Việt nam đã có các sản phẩm sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. - Đầu những năm 90, sau khi Liên xô và các nước Đông Âu tan rã, ngành điện tử Việt nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu nguồn cung Nguyên vật liệu, và mất luôn thị trường xuất khẩu. Một số xí nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc cực kỳ khó khăn. Giai đoạn 2 (từ 1990 đến nay): Cùng với chủ trương đổi mới và hội nhập theo hướng kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp với hạ tầng hiện đại, đã tác động mạnh đến ngành điện tử Việt nam. Giai đoạn này có 1 số thời kỳ như sau: - Thời kỳ thăm dò (1991-1995): do ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ, các hang nước ngoài chưa đầu tư nhiều vào Việt nam, mới chỉ mở văn phòng đại diện và kinh doanh nhỏ.TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM - Thời kỳ tăng tốc (1995-2000): Sau khi Mỹ bỏ cấm vận, các hãng nước ngoài ồ ạt vào Việt nam thành lập liên Doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài và hình thành 1 nền điện tử sản xuất thiết bị phát triển nhanh. - Thời kỳ bình ổn (2000-2005): cuộc khủng khoảng kinh tế châu á và toàn cầu khiến ngành điện tử thế giới nói chung và Việt nam nói riêng bị ảnh hưởng, tuy nhiên sau đó do nhu cầu tăng trở lại nên Ngành điện tử Việt nam mau chóng phục hồi. - Thời kỳ hội nhập (2005 đến nay): Sau khi hiệp định AFTA (khu mậu dịch tự do ASEAN) có hiệu lực và Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007, ngành điện tử Việt nam phát triển mạnh và thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn.TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2. Số liệu thống kê Những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử Việt nam có những bước đột phá rất mạnh trong cơ cấu các ngành công nghiệp cả nước. Sự tăng trưởng mạnh của công nghiệp điện tử đã góp phần không nhỏ trong tăng trưởng chung của Việt nam. - Thống kê về kim ngạch xuất khẩu của Việt nam những năm gần đây như sau: - Trong năm 2013 riêng giá trị xuất khẩu về điện thoại di động và thiết bị phụ cho điện thoại di động đạt 21.5 tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu của công nghiệp điện tử Việt nam. - Kể từ năm 2012 ngành Công nghiệp điện tử và CNTT lần đầu tiên vượt kim ngạch xuất khẩu dầu thô, và đứng đầu các ngành hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt nam.Kim ngạch xuất khẩu của ngành Điện tử và CNTT Việt nam201020112012201320143,4 tỷ USD6,9 tỷ USD20,5 Tỷ USD32.1 Tỷ USD35,7 Tỷ USDGhi chú: số liệu làm tròn từ thông tin của Tổng cục thống kê. Trong đó, năm 2014 điện thoại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 24,1 tỷ USD; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 11,6 tỷ USD.TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 3. Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ Trong tổng số các sản phẩm và dịch vụ điện tử, công nghệ thông tin trên bao gồm các sản phẩm chính như: - Điện thoại và linh kiện: Chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014 xuất khẩu 24.1 Tỷ USD. - Thiết bị máy in, máy tính và phụ kiện: Chiếm tỷ trọng thứ 2 sau điện thoại và linh kiện. - Các thiết bị khác: phân tán và doanh số thấp hơn nhiều so với hai loại trên. - Phần mềm và dịch vụ: chưa có số liệu chi tiết, nhưng tăng trưởng trong linh vực này khá tốt. - Doanh nghiệp Việt nam Chi tiết tại phần sau: thua kém rất nhiều so với các doanh nghiệp FDI. Sản phẩm của doanh nghiệp việt nam thông thường không có sản lượng lớn và tỷ trọng giá trị gia tăng thấp. Một số doanh nghiệp Việt nam làm phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI có sản lượng đủ lớn, tuy nhiên giá trị gia tăng không cao (4P, Viettronics Bình hòa, ). Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện chuyên sâu như Viettronics Bình Hòa làm cuộn cảm, Hanel PT làm các sản phẩm gốm áp điện có sức cạnh tranh nhất định, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và có giá trị gia tăng khá tốt. TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 4. Doanh nghiệp FDI và Công nghiệp Hỗ trợ Mặc dù công nghiệp điện tử Việt nam phát triển rất mạnh như hiện nay, nhưng thực chất là do đóng góp của các Doanh nghiệp FDI. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt nam, Các Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số các doanh nghiệp điện tử Việt nam nhưng lại sở hữu nhiều công nghệ cao, chiếm trên 80% thị trường trong nước và trên 90% kinh ngạch xuất khẩu. - Một số doanh nghiệp FDI có tỷ trọng lớn trong sả xuất của công nghiệp điện tử việt nam như sau: (+) SAMSUNG với các nhà máy đã đầu tư tại Bắc ninh và Thái Nguyên, các nhà máy sắp đầu tư tại bắc ninh và HCM. Cùng với đầu tư của SAMSUNG, các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho SAMSUNG cũng tham gia đầu tư tại Bắc Ninh và Thái Nguyên như: KSD Vina; Morips Vina; Orientech Vina, Rftech Vina Thái Nguyên, KET Vina, Skybye Vina, Melfas Vina, CTS Vina, Dongsung Vina Thái Nguyên, ... (+) CANON đầu tư nhà máy sản xuất máy in và máy photocopy tại bắc ninh và hà nội. TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (+) NOKIA đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh, INTEL đầu tư nhà máy đóng gói và đo kiểm linh kiện IC tại TP HCM. (+) LG đầu tư các nhà máy ở Hải phòng, cùng với 1 số nhà đầu tư khác trong chuỗi cung ứng của LG. (+) v.v... - Cùng với sự đầu tư của SAMSUNG và NOKIA, LG thì Việt nam đã trở thành 1 trong số các trung tâm sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới. - Cùng với sự đầu tư của CANON, SAMSUNG, LG thì Việt nam trở thành trung tâm sản xuất máy in, máy photocopy lớn trên thế giới. Đây là tiền đề cho các nhà cung ứng linh kiện và dịch vụ cho các lĩnh vực trên xây dựng các kế hoạch kinh doanh lớn hơn và dàn hạn. TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 5. Doanh nghiệp Việt nam Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất lớn, nhưng cũng giống như ngành dệt may, công nghiệp điện tử của việt nam không có giá trị gia tăng lớn như 1 số nước khác. Tỷ trọng công nghiệp điện tử đóng góp vào GDP cả nước không tương xứng với tỷ trọng của ngành điện tử trong kim ngạch xuất khẩu. - Các Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt nam chủ yếu sử dụng lợi thế về nhân công giá rẻ và ưu đãi đầu tư của Chính phủ Việt nam. Đặc biệt là nhà đầu tư SAMSUNG rất có nhiều ưu đãi khi đầu tư tại Việt nam. Chính vì vậy giá trị gia tăng nằm chủ yếu tại khâu sử dụng nhân công, năng lượng, ..., Các doanh nghiệp FDI làm sản phẩm phụ trong chuỗi cung ứng của họ cũng chủ yếu đầu tư vào Việt nam sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ và các ưu đãi kèm theo.- Để làm được việc tăng cường cung cấp nội địa các linh kiện cho các nhà sản xuất thiết bị cuối cùng, chúng ta phải xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh và cạnh tranh được về chất lượng và giá cả với các nhà cung cấp đến từ Trung quốc và các nước khác. Thông qua lợi thế về công nghiệp hỗ trợ nếu làm được, chúng ta lại sẽ thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài tại Việt nam. - Muốn tăng giá trị gia tăng và thông qua đó tăng GDP của Việt nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, không thể tăng giá trị nhân công lên nhiều (mất lợi thế cạnh tranh ban đầu), chính vì vậy cần phải tăng từ việc cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất FDI nêu trên. Chính vì vậy, việc thúc đẩy các doanh nghiệp việt nam sản xuất các sản phẩm Điện tử, CNTT và linh phụ kiện cho các nhà sản xuất khác, Qua đó sẽ tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong sản phẩm CNTT sản xuất tại Việt nam. TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 5. Doanh nghiệp Việt nam (cont.) Các doanh nghiệp điện tử bản địa của Việt nam cũng như rất nhiều doanh nghiệp trong nước khác hiện nay có năng lực cạnh tranh rất thấp, kể cả đối với thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và quốc tế. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối cũng như các giải pháp về cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, đồng thời cũng phải chọn những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt nam có ưu thế cạnh tranh. Về mặt sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa, có các loại sản phẩm như sau: - Điện tử tiêu dùng: Thiết bị nghe nhìn (âm thanh các loại, tivi CRT, lắp ráp tivi LCD, karaoke, ); Tủ lạnh các loại; Đèn LED tiết kiệm điện và chíp LED; Thiết bị gia dụng khác (nồi cơm điện, bếp từ, ); - Linh kiện: các cuộn cảm và choke coil, 1 số sản phẩm IC dạng prototype của Trung tâm IC DIRECT, - Điện tử chuyên dùng cho Công nghệ thông tin: Thiết bị chuyển mạch Multiplexer, Nguồn DC, GPON, điện thoại IP , thiết bị đầu cuối truyền dẫn, thu phát sóng, thiết bị CNTT cho quân sự. Một số thiết bị CNTT như Máy tính để bàn, màn hình máy tính tuy nhiên chủ yếu là lắp ráp;TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 5. Doanh nghiệp Việt nam (Cont.) - Điện tử y tế: các thiết bị như máy theo dõi bệnh nhân, điện tim, máy x-quang các loại, bơm tiêm điện, spo2, siêu âm đen trắng, thiết bị trị liệu laser y khoa, - Điện tử Công nghiệp: Thiết bị công tơ điện tử, thiết bị báo cháy, thiết bị an ninh, thiết bị điều khiển cho Công nghiệp, thẻ thông minh và thẻ từ, - Dịch vụ gia công: phát triển mạnh hơn, tuy nhiên không đủ lớn để gia công cho các hãng như samsung, apple - Các sản phẩm khác: Điện tử cho giao thông, các bảng và biển báo điện tử, các cây xăng, các bảng mạch in, TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 5. Doanh nghiệp Việt nam (Cont.) Một thực trạng hiện này của các sản phẩm điện tử của các doanh nghiệp nội địa Việt nam là sản phẩm trên có sản lượng chưa đủ lớn, sức cạnh tranh chưa cao. Một số nguyên nhân có thể liệt kê sau: - Thị trường: do thị trường trong nước không đủ lớn, hoặc phân khúc thị trường mà doanh nghiệp trong nước làm quá cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất. Doanh nghiệp chưa phát triển được thị trường nước ngoài để đẩy mạnh sản phẩm. - Giá thành: một số sản phẩm có giá thành cao, chưa cạnh tranh. - Công nghệ và chất lượng: chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Phần lớn doanh nghiệp điện tử Việt nam chưa đầu tư đúng mức vào Nghiên cứu phát triển sản phẩm, nên sức cạnh tranh cũng như việc đổi mới sản phẩm còn kém. - Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh: một số doanh nghiệp trốn thuế (nhập hàng hóa nguyên chiếc hoặc linh kiện lắp ráp) nên có giá cạnh tranh hơn nhưng lại phá hỏng nền công nghiệp sản xuất trong nước, một số mặt hàng nước ngoài bán dưới giá thành để chiếm lĩnh thị trường, - Nhà nước chưa quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp điện tử Việt nam. - Tâm lý của người tiêu dùng: thích dùng hàng ngoại, kể cả các doanh nghiệp nhà nước khi mua sắm đều như vậy.ĐỀ XUẤT SP CNTT TRỌNG ĐIỂM CỦA HÀ NỘI 1. Tình hình chung - Việt nam, với lợi thế là Trung tâm gia công lớn về hai khu vực: “Điện thoại di động và phụ kiện” và “Máy in, máy photocopy và phụ kiện” trên thế giới nhờ sự đầu tư của các Doanh nghiệp FDI, có điều kiện ban đầu để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử. - Ngoài lợi thế về thị trường sẵn có trong nước, các chính sách của Chính phủ Việt nam cũng thể hiện rõ quyết tâm phát triển ngành công nghiệp CNTT, Trong đó có thể kể đến 1 số văn bản gần đây: + Quyết định 392/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành CN CNTT đến năm 2020, tầm nhìn 2025. + Cuộc vận động người Việt nam ưu tiên dùng Hàng việt nam - Nhu cầu tiêu dung trong nước ngày càng tăng, lợi thế của Hà nội nằm trong khu vực tiêu thụ sản phẩm CNTT lớn trong nước (cùng với TP HCM), gần khu sản xuất điện tử tập trung phía bắc (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hànội), nguồn nhân lực của Hanội là một trong những nguồn nhân lực tốt nhất đất nước, Doanh nghiệp về điện tử và CNTT đóng tạ địa bàn Hà nội là các doanh nghiệp lớn nhất Việt nam (các tập đoàn, Tổng công ty, ) ĐỀ XUẤT SP CNTT TRỌNG ĐIỂM CỦA HÀ NỘI 2. Sản phẩm công nghệ thông tin - Sản phẩm chuyển mạch, thiết bị CNTT cho mạng hạ tầng CNTT: Multiplexer, Switch, Nguồn, - Thiết bị đầu cuối: GPON, ip Phone và ip PABX. - Thiết bị truyền dẫn không dây, wifi - Thiết bị truyền hình kỹ thuật số - Camera và linh kiệnĐỀ XUẤT SP CNTT TRỌNG ĐIỂM CỦA HÀ NỘI 3. Sản phẩm Điện tử dân dụng - Đèn chiếu sang tiết kiệm điện LED - Thiết bị điện tử gia dụng - Thiết bị âm thanh 4. Sản Phẩm điện tử công nghiệp, giao thông - Thiết bị phục vụ lưới điện thông minh: công tơ điện tử, thiết bị bảo vệ lưới điện, đo lường điện khác, - Thiết bị báo cháy điện tử, Thiết bị RFID, - Các thiết bị phục vụ giao thông thông minh: Bảng tín hiệu giao thông, điều khiển giao thông, thu phí điện tử, dẫn đường điện tử, bán vé điện tử, cân động kiểm tra quá tải, 5. Sản phẩm Điện tử y tế - Máy chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, x-ray - Máy xét nghiệm - Máy theo dõi chẩn đoán dựa vào tín hiệu sinh học - Xử lý chất thải y tếKIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI Mặc dù chủ trương khuyến khích sản xuất các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin nhưng hầu như thực tế rất ít sản phẩm công nghệ thông tin nội địa hoặc doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ thông tin (không kể các doanh nghiệp FDI). Thực trạng này có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể liệt kê một số các nguyên nhân như sau: - Vấn đề thị trường: Mặc dù đã có chủ trương Người Việt nam dùng hàng Việt nam, tuy nhiên thực tế mua sắm của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, thiết bị công nghệ thông tin của Việt nam sản xuất hầu như khó tiêu thụ do các rào cản về kỹ thuật và phi kỹ thuật rất nhiều. Người Việt nam vẫ có tâm lý thích mua hàng ngoại hơn hàng trong nước nhiều. - Vấn đề chính sách vĩ mô: Luật Công nghệ thông tin điều chỉnh bao gồm cả linh vực điện tử, các văn bản pháp quy và các chính sách về Điện tử là rất không rõ ràng, chủ yếu gộp chung vào các chính sách cho ngành Công nghiệp Công nghệ thông tin với ý nghĩa bao hàm cả lĩnh vực điện tử trong đó, trong khi thực tế Công nghiệp điện tử có đặc thù riêng. - Vấn đề thuế: Mặc dù chủ trương của nhà nước về phát triển sản xuất trong nước, tuy nhiên thuế nhập khẩu linh kiện lại rất cao, trong khi thuế nhập khẩu lại thấp (5% hoạc 0%), chính vi thế đẩy doanh nghiệp sản xuất thiết bị trong nước có giá thành cao hơn, điều này khuyến khích nhập khẩu nguyên chiếc thay vì sản xuất trong nước. - Vấn đề công nghiệp phụ trợ: Để sản xuất sản phẩm điện tử trong nước, hầu hết các linh kiện quan trọng đều phải nhập khẩu. Công nghiệp phụ trợ cho điện tử trong nước phát triển rất kém, chất lượng không cao và giá thành không cạnh tranh. KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI - Vấn đề đầu tư của Nhà nước: Mặc dù Công nghiệp điện tử được ưu tiên phát triển rất sớm, trong thời gian dài xác định là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam, tuy nhiên không hề có đầu tư lớn nào của nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp quan trọng này. Ngoài ra, việc tham gia WTO và các thỏa thuận FTA khác của Việt nam đều mở cửa ngành điện tử của Việt nam rất sớm, điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt nam chưa kịp chuẩn bị đã bị cạnh tranh khốc liệt, dẫn đến thua ngay trên sân nhà.KIẾN NGHỊ CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ, NGHÀNH Công nghiệp điện tử Việt nam có lợi thế phát triển, tạo ra giá trị gia tăng cao, có tiềm năng thu hút FDI và còn dư địa để có thể tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm nhập sieu. Để Công nghiệp điện tử Việt nam phát triển, thúc đẩy ngành công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các ngành kinh tế khác phát triển cùng, cần gấp rút có các hành động cụ thể ngay trong năm 2014, từ cấp Chính phủ, các Bộ ngành, các doanh nghiệp, cộng đồng các nhà khoa học và các nhà hoạt động trong lĩnh vực này. Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt nam đề xuất VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH một số giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy công nghiệp điện tử trong nước phát triển, cụ thể như sau: 1. Chính sách vĩ mô: Cần xây dựng đồng bộ và tách biệt chính sách cho ngành điện tử việt nam riêng rẽ, cụ thể phù hợp với thực tế. Không thể đồng nhất các chính sách về công nghiệp điện tử cùng với các chính sách về công nghiệp công nghệ thông tin như hiện nay. 2. Đầu tư hỗ trợ của nhà nước: Trong khuôn khổ cho phép của WTO và các thỏa thuận mà Việt nam tham gia, nhà nước cần ưu tiên thúc đẩy công nghiệp điện tử việt nam phát triển bền vững, có chiều sâu. - Thành lập chương trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nước về điện tử, do Bộ TT-TT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ quản lý, đặt tại bộ TT-TT. Chương trình này phải hỗ trợ các doanh nghiệp để nghiên cứu sản phẩm về điện tử (kể cả dân dụng và chuyên dụng), có thể mua công nghệ quan trọng từ nước ngoài, sản xuất sản phẩm điện tử thay thế hàng nhập ngoại, tiến tới xuất khẩu. - Đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về điện tử, công nghệ thông tin cung cấp nơi thử nghiệm và phối hợp nghiên cứu cho các sản phẩm điện tử trong nước. KIẾN NGHỊ CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ, NGÀNH - Xây dựng một số sản phẩm điện tử và CNTT thành sản phẩm trọng điểm quốc gia, đồng thời triển khai các chính sách đồng bộ để hỗ trợ sản phẩm đó thành công. - Đầu tư nhập khẩu một số công nghệ nền tảng, tạo đà cho sự phát triển của công nghiệp điện tử trong nước. 3. Hỗ trợ thị trường cho các sản phẩm điện tử và CNTT trong nước: Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất sản phẩm trong nước. có thể đề xuất các giải pháp như sau: - Bộ TT – TT cần thành lập ngay Ban chỉ đạo cuộc vận động “người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” cấp bộ, có các hành động cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa điện tử và CNTT trong nước sản xuất được. - Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cần xây dựng các dư án hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trong nước, triển khai ngay trong năm 2014 và các năm tiếp theo. - Bộ TT-TT cần xác định danh mục các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời ưu tiên mua sắm sản phẩm này trong một số chương trình mua sắm công. yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị mua sắm xác định các tiêu chí để hàng hóa việt nam sản xuất có thể bán được khi các đơn vị này tổ chức đấu thầu mua sắm, kiểm soát việc dựng các hàng rào kỹ thuật và phi kỹ thuật để loại bỏ hàng hóa sản xuất trong nước (ví dụ: yêu cầu kinh nghiệm nhiều năm của nhà sản xuất, ). 4. Chính sách thuế: Điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp và khuyến khích sản xuất trong nước. 5. Xây dựng công nghiệp phụ trợ: Bộ TT – TT cần phối hợp với Bộ Công thương để xây dựng công nghiệp phụ trợ cho ngành điện tử và CNTT phát triển, tạo sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước và dễ thu hút đầu tư FDI đối với lĩnh vực điện tử và CNTT. Tạo ra chuỗi cung ứng trong nước các sản phẩm phụ trợ về điện tử có giá thành cạnh tranh và chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.KIẾN NGHỊ CÁC KIẾN NGHỊ VỚI HÀ NỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN TỬ VÀ CNTT Ngoài các kiến nghị với Chính phủ, các Bộ nghành liên quan, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt nam đề xuất với Hà nội một số nội dung sau: - Lập danh mục chi tiết các sản phẩm điện tử, CNTT ưu tiên sản xuất của Hà nội. Danh mục này sẽ phải có tiềm năng trở thành sản phẩm trọng điểm của Thành phố Hà nội. Và TP phải có chinh sách hõ trợ để thúc đẩy quá trinh này. - Thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất các sản phẩm điện tử, CNTT. - Thực hiện đung Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin – Truyền thông về ưu tiên sử dụng hàng hóa và dịch vụ trong nước, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa trong nước một cách mạnh mẽ hơn. - Tạo thị trường ban đầu, thông qua đặt hàng với sản lượng nhất định đủ lớn, để các sản phẩm điện tử và CNTT mới có điều kiện tiêu thụ ban đầu. - Phối hợp các Tập đoan, Tổng công ty để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Hanội trong linh vực Điện tử và CNTT Xin trân trọng cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2015_4_23_14_54_40_635653976808698750_thiet_bi_dien_tu_va_cntt_huong_kha_thi_ve_sp_chu_luc_388.ppt