Sai lầm là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý hoặc tính chất thực tế của
hành vi mà người đó thực hiện.
Trong trường hợp sai lầm, thái độ tâm lý của một người đối với hành vi và hậu quả
do hành vi gây ra bị ảnh hưởng, do đó nghiên cứu sai lầm có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc xác định lỗi và giới hạn trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối
với trách nhiệm hình sự
Sai lầm là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý hoặc tính chất thực tế của
hành vi mà người đó thực hiện.
Trong trường hợp sai lầm, thái độ tâm lý của một người đối với hành vi và hậu quả
do hành vi gây ra bị ảnh hưởng, do đó nghiên cứu sai lầm có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc xác định lỗi và giới hạn trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
1. Sai lầm về pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý của hành vi
mà người đó thực hiện.
a. Người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của minh là tội phạm
nhưng thực tế luật không qui định hành vi đó là tội phạm.
b. Người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình không phải là tội
phạm nhưng thực tế luật quy định hành vi đó là tội phạm.
Trong trường hợp này người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành
vi mà người đó thực hiện được qui định trong luật hình sự và người thực hiện hành
vi có lỗi vì để có lỗi không đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được tính trái
pháp luật của hành vi mà chỉ cần người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi.
Ngoài hai trường hợp nêu trên, hiện có ý kiến cho rằng sự hiểu lầm về hậu quả
pháp lý (về tội danh, về loại và mức hình phạt) của hành vi mà người phạm tội đã
thực hiện cũng là một trường hợp sai lầm về pháp luật.
2. Sai lầm về thực tế
Sai lầm thực tế là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của hành vi
của mình.
Có những trường hợp sai lầm thực tế sau:
a. Sai lầm về khách thể: là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã
hội mà hành vi của họ xâm hại tới.
Trong trường hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội có khách thể mà họ cố ý định thực hiện hoặc tội có khách thể bị xâm hại
thực tế nếu họ có lỗi vô ý.
Ví dụ định chiếm đoạt vũ khí quân dụng (xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân
dụng) nhưng thực tế lại chiếm đoạt khẩu súng giả (súng nhựa) trong trường hợp
này người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm về tội "chiếm đoạt vũ khí
quân dụng". (điều 230 BLHS).
b. Sai lầm về đối tượng: là sai lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực
hiện tội phạm.
Cần phân biệt sai lầm về đối tượng với sai lầm về khách thể. Trong trường hợp sai
lầm về đối tượng, người phạm tội không có sai lầm về khách thể dự định xâm hại
mà tác động vào một đối tượng khác với đối tượng dự định tác động. Sai lầm về
đối tượng không ảnh hưởng gì đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Ví dụ: định trôm cắp tài sản của A nhưng thực tế lại trộm cắp nhầm tài sản của B,
trong trường hợp này, người phạm tội không có sai lầm về khách thể mà chỉ có sai
lầm về đối tượng.
c. Sai lầm về quan hệ nhân quả: là sai lầm của chủ thể trong việc đánh giá sự
phát triễn của hành vi đã thực hiện của mình.
Ví dụ người phạm tội nhằm bắn A để giết A nhưng đã bắn chệch vào B làm B
chết. Trong trường hợp này, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội cố ý mà họ muốn thực hiện và còn phải chịu trách nhiệm về tội vô ý mà họ đã
gây ra do sai lầm (nếu họ có lỗi vô ý).
d. Sai lầm về công cụ, phương tiện: là sai lầm của chủ thể về tính chất của công
cụ, phương tiện sử dung khi thực hiện hành vi.
Ví dụ như dùng thuốc độc để giết người, nhưng thực tế thuốc độc do để lâu ngày
nên đã mất tính độc nên không gây ra hậu quả chết người. Trong trường hợp này
người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý mà học định thực
hiện.
Sai lầm về công cụ, phương tiện cũng có thể xảy ra trong trường hợp người phạm
tội không có ý định gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ người y tá do vội vàng đã phát nhầm thuốc cho bệnh nhân dẫn đến bệnh
nhân chết do uống nhầm thuốc, Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội vô ý khi thỏa mãn các dấu hiệu của lỗi vô ý.
13. Theo tập tục của 1 dân tộc ít người, nếu người mẹ chết ngay sau khi sinh thì
phải chôn sống đứa trẻ cùng với người mẹ. Vợ A chết sau khi sinh nên A đã chôn
con mình cùng với vợ.
Hỏi: A có phải chịu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam hay không (dùng
lý thuyết về sai lầm để giải quyết).
Theo tập tục của dân tộc A, vợ chết sau khi sinh nên A đã chôn sống con mình
cùng với vợ. A thực hiện hành vi này với hiểu lầm hành vi của mình không trái
pháp luật, theo luật tục của dân tộc mình mặc dù theo quy định của BLHS thì hành
vi có dấu hiệu cấu thành tội giết người. Theo lý thuyết về sai lầm thì đây là sai lầm
về pháp luật.
Mặc dù A tưởng hành vi của mình không trái pháp luật nhưng hành vi của A đã có
dấu hiệu cấu thành tội giết người (giết trẻ em) nên A phải chịu TNHS theo quy
định của BLHS.
Sai lầm về khách thể
Vào 10 giờ đêm, A đang đi trên 1 đường vắng người thì phát hiện một thanh niên
đang đi cùng chiều. A liền lấy dao áp sát vào người thanh niên đó (B), uy hiếp đòi
B đưa tiền, B nói không có, A một tay dùng dao uy hiếp B, một tay móc vào túi
sau của B lấy được chiếc bóp trên tay. Khi mở ra thì bóp không có tiền mà chỉ có
giấy tờ tùy thân.
Bằng lý thuyết về sai lầm, hãy xác định A phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi của mình hay không? tại sao?
Hành vi của A uy hiếp, cướp tài sản (tiền và vật có giá trong bóp) của B xâm hại
đến khách thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được luật hình sự bảo vệ. A
có sự hiểu lầm về tính chất của khách thể dự định xâm hại là quan hệ tài sản,
tưởng trong bóp B có tiền, nhưng thực tế không có. Theo lý thuyết sai lầm về
khách thể thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có khách thể mà A cố ý thực
hiện. Hành vi của A có dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản theo qui định của
BLHS.
Sai lầm về đối tượng tác động
Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi sinh hoạt
của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ. A lẻn vào
nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp nhưng không thấy B phản ứng. Giám
định pháp y xác định B đã chết trước đó vì một cơn đau tim.
Hỏi:
1. A có phạm tội hay không?
A phạm tội.
2. Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với A:
- Lý thuyết về quan hệ nhân quả?
- Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.
Theo lý thuyết về quan hệ nhân quả thì hành vi dùng dao găm đâm nhiều nhát liên
tiếp vào B, nhưng B đã chết trước đó vì một cơn đau tim. Thì hậu quả cái chết của
B không phải do hành vi của A gây ra.
Ở đây có sự sai lầm về đối tượng tác động, hành vi của A dùng dao găm đâm
nhiều nhát liên tiếp nhằm giết B với đối tượng tác động ở đây là tính mạng của B,
nhưng do không biết B đã chết trước đó, đối tượng tác động trên thực tế mà B đã
thực hiện là thân thể đã chết của B.
Khách thể mà A xâm hại là quan hệ nhân thân không thay đổi. Do đó A vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76_1187.pdf