Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009

Kểtừkhi tiến hành quá trình đổi mới bắt đầu vào năm 1986, các doanh nghiệp

Việt Nam, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏvà vừa (DNN&V), đã thểhiện

sức bật mạnh mẽtrong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển, và tăng

trưởng. Thành công của các DNN&V đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và

thu nhập, giúp cải thiện mức sống của người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc

xóa đói giảm nghèo.

2. Thách thức trong thập kỷtới (2011 – 2020) là duy trì được sựphát triển bền

vững dựa trên các thành quả đã đạt được. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ ấn tượng

trong phát triển kinh tế, nhưng thu nhập bình quân tính theo đầu người vẫn ởmức thấp

và tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ởmột số địa phương. Trong bối cảnh các nước khác

tiếp tục tiến hành mạnh mẽcác cải cách, đổi mới và trởnên cạnh tranh hơn, Việt Nam

không thểthỏa mãn với các kết quả đã đạt được.

3. Việc đánh giá kỹsựphát triển của khu vực DNN&V trong thời gian qua, xác

định những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó tìm hiểu xem Chính phủcó thểtiến hành

những hoạt động nào đểgiúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu là rất cần thiết. Chính

phủcũng cần thực hiện các phương thức hợp tác cụthểvới khu vực DNN&V đểgiúp

hiện thực hóa tiềm năng to lớn của khu vực này nhằm tiếp tục đổi mới, sáng tạo, và

cạnh tranh trên các thịtrường trong nước và quốc tế.

pdf65 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng sau suy giảm kinh tế, tại Quyết ñịnh 443/Qð-TTg ngày 4/4/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết ñịnh hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nhưng không quá 24 tháng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn của ngân hàng ñể ñầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 134. Chính sách hỗ trợ lãi suất là chính sách kích cầu ñúng ñắn và kịp thời của Chính phủ, nhận ñược sự ñồng tình, ủng hộ và phối hợp triển khai ñồng bộ và có hiệu quả của chính quyền các ñịa phương, hệ thống ngân hàng, khu vực doanh nghiệp ñặc biệt là DNN&V. Cơ chế hỗ trợ lãi suất ñược ban hành và phổ biến một cách công khai, rõ ràng, minh bạch và ñược giám sát chặt chẽ ñối với các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện và ñối tượng thụ hưởng là tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng ñể sản xuất, kinh doanh; các NHTM ñã khẩn trương thực hiện bằng việc ban hành cơ chế nghiệp vụ, làm tốt công tác thông tin truyền thông ñối với khách hàng vay. 135. Cho ñến nay, cơ chế hỗ trợ lãi suất ñược vận hành khá thông suốt; các ñịa phương, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại chưa thấy có hiện tượng tiêu cực trong việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất. Nhìn chung, cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hỗ trợ lãi suất cho việc mua máy móc, thiết bị, 25 Theo website của Báo ñiện tử ðảng Cộng sản Việt Nam: 3 T r a n g 49 | vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng và hỗ trợ lãi suất cho các ñối tượng chính sách triển khai bước ñầu ñã có tác ñộng tích cực và thiết thực ñối với hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất; phù hợp với mục tiêu ñề ra là giảm chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, từ ñó giữ ñược việc làm cho người lao ñộng. Cơ chế hỗ trợ lãi suất ñã thúc ñẩy các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tồn kho, tăng vòng quay vốn ñể tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp ñã chủ ñộng tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ñầu tư mới. Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng 136. ðể ñẩy mạnh hoạt ñộng hỗ trợ DNN&V tiếp cận nguồn tài chính thông qua chính sách bảo lãnh tín dụng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh các quỹ bảo lãnh tín dụng ñịa phương, Chính phủ ñã giao thêm Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V trong phạm vi cả nước. 137. Thực hiện Quyết ñịnh số 14/2009/Qð-TTg về Quy chế Bảo lãnh cho DNN&V vay vốn của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ñã ký hợp ñồng bảo lãnh ñối với 20 Ngân hàng thương mại và bắt ñầu triển khai nghiệp vụ trên toàn quốc từ ñầu tháng 3/2009. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển, tính ñến hết tháng 11/2009, Ngân hàng ñã bảo lãnh cho các doanh nghiệp với tổng số tiền là 6.686 tỷ ñồng, trong ñó có 1.020 chứng thư, 149 dự án và 871 phương án kinh doanh ngắn hạn. 138. Ngân hàng Phát triển Việt Nam ñã ñẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xem xét thẩm ñịnh và chấp thuận bảo lãnh ñể giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận ñược các nguồn vốn vay. Hỗ trợ lao ñộng mất việc làm 139. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, ñóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy ñịnh cho người lao ñộng bị mất việc làm, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 30/2009/Qð-TTg ngày 23/02/2009 về việc hỗ trợ ñối với người lao ñộng mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Ngoài ra, các chương trình cho vay ñối với học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao ñộng tiếp tục ñược thực hiện theo ñúng kế hoạch. 140. Các ñịa phương ñã chủ ñộng rà soát, ñánh giá tình hình lao ñộng, việc làm ở ñịa phương trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ñã ñề ra nhiều giải pháp nhằm thúc ñẩy sản xuất, thu hút lao ñộng trên ñịa bàn; chủ ñộng hướng dẫn, ñối thoại với doanh nghiệp ñể triển khai các biện pháp tổ chức sắp xếp lại công việc, thời gian lao ñộng nhằm ổn ñịnh việc làm, thu nhập cho người lao ñộng, ñồng thời ñã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ñối với người lao ñộng mất việc làm theo chính sách của Nhà nước. 141. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên ñoàn Lao ñộng thành phố ñã chỉ ñạo các Liên ñoàn lao ñộng quận - huyện, Công ñoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp T r a n g 50 | thành phố rà soát, tiếp xúc các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao ñộng ñể kịp thời hỗ trợ giải quyết việc làm cho công nhân bị mất việc, theo dõi thường xuyên tình hình biến ñộng lao ñộng tại các doanh nghiệp, phối hợp kịp thời ñể giới thiệu việc làm mới cho công nhân. Tính ñến hết tháng 4/2009, thành phố ñã tư vấn cho 20.612 trong tổng số 25.608 lao ñộng tìm ñược việc làm mới (ñạt 80,49%). Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng hỗ trợ 50 doanh nghiệp có khó khăn về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, bàn bạc với các doanh nghiệp lập phương án sắp xếp lại lao ñộng do suy giảm kinh tế gây ra. 142. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp ñang gặp khó khăn, còn nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ trợ cấp thôi việc ñối với người lao ñộng, nhưng các khoản nợ này tồn ñọng từ năm 2008, trong khi ñó ñối tượng cho vay theo quy ñịnh tại Quyết ñịnh 30/2009/Qð-TTg phải là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong năm 2009 nên chưa giải quyết ñược. Các hỗ trợ khác 143. Trong thời gian qua, Chính phủ ñã chỉ ñạo các bộ, ngành, ñịa phương triển khai thực hiện các giải pháp chủ yếu nhằm thúc ñẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Cụ thể: - Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, ñề án ñã ñược giao tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành ñộng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương ðảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp có lượng tồn kho lớn, ñầu ra gặp khó khăn như phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hoá chất, ñường, - Xây dựng Chương trình ñổi mới công nghệ quốc gia và Chương trình quốc gia về thúc ñẩy năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam giai ñoạn 2009-2020. - Xây dựng ðề án ñẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai ñoạn 2009- 2010 và xây dựng cơ chế hỗ trợ khuyến khích việc sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Thực hiện các giải pháp về xúc tiến, ñẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. - Chỉ ñạo các cơ quan ñại diện ở nước ngoài ñẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa của Việt Nam. Thúc ñẩy việc kí kết các Hiệp ñịnh khu vực mậu dịch tự do (FTA), thúc ñẩy các cơ chế, sáng kiến hợp tác khu vực. Hoàn thành việc kí kết Hiệp ñịnh ðối tác kinh tế với Nhật Bản (VJEPA); hoàn tất các thủ tục tham gia ban ñầu với tư cách quan sát viên ñặc biệt vào ñàm phán Hiệp ñịnh ðối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). T r a n g 51 | 3.2 HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN DNN&V Hợp tác phát triển DNN&V trong khuôn khổ ña phương 144. Với vai trò ngày càng ñược khẳng ñịnh trong ñời sống kinh tế xã hội, các DNN&V trở thành ñối tượng và chủ ñề phổ biến ở nhiều diễn ñàn, hội nghị trong khuôn khổ hợp tác ña phương như diễn ñàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), Diễn ñàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp hội hợp tác các quốc gia ðông Nam Á (ASEAN) và những tổ chức khác mà Việt Nam là thành viên. 145. Các hoạt ñộng hợp tác ña phương chính thức trong các tổ chức này thường diễn ra dưới hình thức hội nghị ở cấp nguyên thủ, cấp Bộ trưởng, hay cấp chuyên viên. Bên cạnh các sự kiện chính thức ở cấp Chính phủ có thể có các sự kiện dành cho cộng ñồng doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến như diễn ñàn ñối thoại giữa cộng ñồng doanh nghiệp các nước với các nhà lãnh ñạo, các hội thảo chuyên ñề, các hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến ñầu tư, thương mại, v.v.. 146. Nhìn chung, nội dung cơ bản về phát triển DNN&V tại các hội nghị thường ñề cấp ñến các mặt như: • Trao ñổi thông tin về chiến lược và chính sách ñối với DNN&V ở mỗi nước; • Xây dựng các khuyến nghị chung về chiến lược và chính sách phát triển DNN&V trong khuôn khổ của mỗi tổ chức ñể khuyến khích các nước thành viên cùng thực hiện; • Xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu về DNN&V, các chương trình tăng cường năng lực chung cho các DNN&V của các nước thành viên. 147. Thể thức và tần suất tổ chức các sự kiện tương ñối ña dạng tùy thuộc vào nguyên tắc hoạt ñộng và cơ cấu hợp tác của từng thể chế hợp tác. Trong khuôn khổ hợp tác APEC và ASEAN về DNN&V, các quốc gia và nền kinh tế thành viên cùng nhau thống nhất một kế hoạch hợp tác chung thông qua các kỳ họp Nhóm công tác của các cơ quan DNN&V (SMEWG) diễn ra 2 lần một năm. Vấn ñề hợp tác phát triển DNN&V trong khuôn khổ APEC ñược ñẩy mạnh hơn thông qua Hội nghị các Bộ trưởng APEC về DNN&V (APEC SMEMM) diễn ra mỗi năm một lần gối ñầu với ngay sau mỗi phiên họp SMEWG. 148. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, các nước thành viên cùng nhau xây dựng và thực hiện ðề án chính sách phát triển DNN&V ASEAN (ASEAN Policy Blueprint for SME Development - APBSD) giai ñoạn 2004-2014 và Kế hoạch hành ñộng Viên Chăn (The Vientiane Action Programme - VAP) về DNN&V giai ñoạn 2004-2010. Tại cuộc họp SMEWG lần thứ 24, diễn ra từ ngày 20-21/5/2009 tại Malaysia, 10 nước ASEAN tiến hành rà soát, ñánh giá tình hình thực hiện ðề án APBSD sau 5 năm, những tiến bộ ñạt ñược và tác ñộng ñối với nỗ lực xúc tiến DNN&V tại mỗi nước so với thời ñiểm trước khi thực hiện ñề án vào năm 2004. Việc ñánh giá ðề án tạo ñiều kiện ñể các nước có ñược bức tranh tương ñối tổng quát về hiệu quả của hoạt ñộng trợ T r a n g 52 | giúp của Chính phủ ñối với DNN&V, các nước có cơ hội so sánh, chia sẻ kinh nghiệm từ ñó có những ñiều chỉnh cần thiết trong công tác trợ giúp các doanh nghiệp. Trên cơ sở bối cảnh cụ thể của từng nước, các giải pháp ưu tiên (hỗ trợ tiếp cận tài chính, ñổi mới công nghệ, hoàn thiện khung pháp lý, thành lập các vườn ươm doanh nghiệp, thiết lập Quỹ Phát triển DNN&V khu vực ASEAN v.v) ñược ñề xuất ưu tiên thực hiện từ nay ñến năm 2014 ñể hỗ trợ các DNN&V vượt qua khủng hoảng tài chính và khôi phục sản xuất. Các nước thành viên cũng ñang tích cực triển khai các công việc cần thiết ñể cho ra ñời phiên bản ñầu tiên Sách trắng và thống kê về DNN&V khu vực ASEAN. 149. Trong khuôn khổ hợp tác APEC về DNN&V, nền kinh tế chủ nhà, tùy thuộc vào bối cảnh và ưu tiên phát triển DNN&V trong từng thời kỳ ñề xuất chủ ñề chính và các tiểu chủ ñề của năm. Trên cơ sở ñó các nền kinh tế thành viên xây dựng chương trình công tác của nước mình và chương trình công tác chung khu vực APEC cũng như các dự án ưu tiên thực hiện hưởng ứng chủ ñề do nền kinh tế chủ nhà ñưa ra. Singapore, nền kinh tế chủ nhà APEC năm 2009, ñưa ra chủ ñề cho SMEMM lần thứ 16 và SMEWG lần thứ 29 là “hỗ trợ các DNN&V tiếp cận thị trường toàn cầu và vượt qua các rào cản thương mại”, với 03 tiểu chủ ñề: (i) tự do hoá thị trường nhằm tăng cường tiếp cận thị trường cho DNN&V các nền kinh tế APEC; (ii) thúc ñẩy hợp tác kinh doanh thông qua khuyến khích kết nối xuyên biên giới và (iii) hỗ trợ quốc tế hoá các DNN&V. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác ña phương về DNN&V 150. Từ năm 2003 ñến nay, các cơ quan liên quan ñến DNN&V ở Việt Nam ñã tham gia thường xuyên các hoạt ñộng hợp tác trong khuôn khổ APEC và ASEAN, như các hội nghị Bộ trưởng về DNN&V, hội nghị nhóm công tác của các cơ quan DNN&V và nhiều hội thảo chuyên ñề khác. 151. Tại các sự kiện nói trên, Việt Nam tích cực thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác. Kinh nghiệm của Việt Nam về cải thiện môi trường ñầu tư kinh doanh thông qua cải cách thủ tục hành chính, chính sách thuế, ñất ñai, tín dụng, thủ tục ñăng ký kinh doanh v.v ñược ñánh giá cao tại các hội nghị. Việt Nam cũng học hỏi ñược từ các quốc gia và nền kinh tế khu vực những sáng kiến tốt về cổng thông tin, quỹ hỗ trợ, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V; phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh BDS, ñối thoại công tư trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý ñổi mới sáng tạo ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và sự tham gia của khu vực tư nhân ñể áp dụng vào thực tiễn hoạch ñịnh và thực thi chính sách phát triển DNN&V của Việt Nam. 152. Năm 2006, lần ñầu tiên Việt Nam là chủ nhà tổ chức Hội nghị Bộ trưởng DNN&V APEC và các Hội nghị Nhóm công tác DNN&V. Tuyên bố Hà Nội về “Tăng cường năng lực cạnh tranh cho DNN&V trong thương mại và ñầu tư” do Việt Nam ñưa ra ñược ủng hộ và ñánh giá cao. Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và ðầu tư) ñã ñóng vai trò chủ yếu trong các hoạt ñộng này. 153. Ngoài ra, Việt Nam ñã hợp tác xây dựng và thực hiện nhiều sáng kiến, dự án chung trong khuôn khổ APEC như: sáng kiến Daegu, dự án hỗ trợ các DNN&V ñổi mới sáng tạo, dự án nghiên cứu ñánh giá chi phí tuân thủ các quy ñịnh về thuế của doanh nghiệp, dự án tạo thuận lợi cho DNN&V kinh doanh, dự án mỗi làng nghề một sản phẩm, v.v.. T r a n g 53 | 154. Tương tự, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam ñã phối hợp với các nước thực hiện một số dự án chung như: thiết lập trung tâm dịch vụ DNN&V toàn diện với liên kết cấp vùng và tiểu vùng, xây dựng giáo trình chung ASEAN về ñào tạo DNN&V, v.v.. 155. Bên cạnh các hoạt ñộng hợp tác ña phương Việt Nam cũng ñã có nhiều hoạt ñộng hợp tác song phương về DNN&V với một số quốc gia và nền kinh tế. ðến nay, Cục Phát triển doanh nghiệp ñã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển DNN&V với cơ quan DNN&V của một số quốc gia và nền kinh tế như Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v.. 156. Bên cạnh các mặt tích cực, các hoạt ñộng hợp tác quốc tế về DNN&V của các nước ñang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiệu quả hợp tác phụ thuộc nhiều vào mức ñộ cam kết, tính chủ ñộng và năng lực cán bộ, nguồn lực tài chính sẵn có của mỗi nước. Các nhà tài trợ với việc phát triển DNN&V ở Việt Nam 157. Từ nhiều năm qua, các nước phát triển, các ñối tác phát triển, nhiều tổ chức tài trợ song phương và ña phương (sau ñây xin gọi chung là các nhà tài trợ) ñã tiến hành các hoạt ñộng hỗ trợ tại các nước ñang phát triển, các nền kinh tế chuyển ñổi tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, ðông Âu. Các nhà tài trợ tham gia hoạt ñộng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế-xã hội, bao gồm các vấn ñề liên quan ñến phát triển DNN&V/khu vực tư nhân. Phần lớn các hoạt ñộng tài trợ diễn ra dưới hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA). 158. Các nhà tài trợ có rất nhiều loại, bao gồm các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á/Phi/Mỹ, Công ty Tài chính quốc tế (IFC)...; các tổ chức ña quốc gia tiêu biểu như các cơ quan thuộc hệ thống của Liên Hiệp quốc (UNDP, ILO...), Liên minh Châu Âu; các nhà tài trợ song phương tiêu biểu như Australia (AusAid), Bỉ (BTC), Canada (CIDA), ðan Mạch (DANIDA), Nauy (NORAD), Pháp (AFD), Phần Lan, ðức (KfW), Italia, Nhật Bản (JICA, JBIC), Thụy Sĩ (SIDA), Thụy ðiển (SDC, SECO), Anh (DFID) và Hoa Kỳ (USAID)...; một số quỹ tín thác ña phương nhận vốn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế ñể hoạt ñộng vì mục ñích chung; các tổ chức phi chính phủ Quốc tế như Oxfam (Quebec/Anh/Hồng Kông, Bỉ) cũng có rất nhiều hoạt ñộng hỗ trợ DNN&V/khu vực tư nhân ở khắp nơi trên thế giới. 159. Tại Việt Nam, các nhà tài trợ thể hiện mối quan tâm và có nhiều sáng kiến hỗ trợ DNN&V, nhất là từ sau năm 2000 dưới hình thức các chương trình, dự án. Các nhà tài trợ thường có hình thức, nội dung và mục tiêu hỗ trợ khác nhau, từ ñó, cách quản lý, cơ chế giám sát, quy mô hoạt ñộng, cách tiếp cận, ñịa ñiểm, ñối tượng hỗ trợ... của các chương trình, dự án cũng khác nhau. Tuy nhiên, ñiều dễ nhận thấy là càng ngày vai trò của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong các chương trình, dự án hỗ trợ của các nhà tài trợ càng ñược tăng cường, nhất là quyền tự chủ, tự quyết ñịnh và tự chịu trách nhiệm. 160. Nội dung chủ yếu và ñáng chú ý mà các nhà tài trợ tập trung hỗ trợ sự phát triển của DNN&V ở Việt Nam trong những năm gần ñây là: T r a n g 54 | • Hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh và ñầu tư theo hướng loại bỏ các rào cản về gia nhập thị trường; • Hỗ trợ tăng cường việc thực hiện luật pháp và quy ñịnh ở cấp ñịa phương; • Tăng cường tiếp cận các nguồn lực cho DNN&V như ñất ñai, tài chính, tín dụng, và nhân lực; • Thúc ñẩy các dịch vụ phát triển kinh doanh dành cho DNN&V; • Tăng cường tiếng nói của cộng ñồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và ñịa phương. 161. ða phần trong số các dự án hỗ trợ kỹ thuật do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và ðầu tư ñiều hành thực hiện trong thời gian gần ñây: Dự án Hỗ trợ thành lập cơ cấu trợ giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh (UNIDO tài trợ); Dự án Cải cách Hệ thống ðăng ký kinh doanh quốc gia (UNIDO và Chính phủ Na Uy tài trợ); Dự án Hỗ trợ chương trình khu vực doanh nghiệp (BSPS) của DANIDA, chương trình phát triển DNN&V Việt ðức do GTZ tài trợ, chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam (VPSSP) của EU v.v... ñều có cấu phần cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Một số dự án lựa chọn từ 3-9 ñịa phương thí ñiểm ñể tiến hành các nghiên cứu, ñánh giá dựa trên các phương pháp luận nghiên cứu mới trong các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép ñầu tư, xây dựng, quản lý ñất ñai v.v... Các hoạt ñộng trong khuôn khổ các dự án ñã góp phần cải thiện ñáng kể thái ñộ của cán bộ chính quyền cấp tỉnh, tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện, thuận lợi cho doanh nghiệp. 162. Cơ chế giám sát có thể ñược thực hiện theo khung logic thiết kế trong văn kiện dự án; theo khung giám sát ñánh giá ñược xây dựng riêng; các ñoàn ñánh giá hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ; kiểm toán ñịnh kỳ của nhà tài trợ và ñối tác ñịa phương; hoặc theo tất cả các hình thức trên. Mỗi hình thức giám sát, ñánh giá có thể có ñiểm mạnh và ñiểm yếu riêng, ví dụ khung logic, ma trận chính sách hay khung giám sát có ưu ñiểm là cụ thể, dễ ñịnh lượng nhưng có nhược ñiểm là dễ bị lỗi thời, không cập nhật ñược các tiến triển trong tình hình mới, nhất là khi dự án ñược thực hiện trong thời gian nhiều năm. Các ñoàn ñánh giá có ưu ñiểm là cập nhật ñược tình hình, trao ñổi các vấn ñề cụ thể, tuy nhiên lại có nhược ñiểm là thời gian thực hiện thường ngắn (1-3 tuần) do ñó trong một số trường hợp chuyên gia tư vấn (quốc tế) ñược thuê ñể thực hiện việc ñánh giá không có ñược cái nhìn toàn diện, tổng thể về công việc của dự án ñã triển khai. 163. Về quy mô hoạt ñộng, các nhà tài trợ thiết kế nội dung phát triển DNN&V theo các quy mô khác nhau. Nội dung về DNN&V có thể chỉ là một cấu phần trong một dự án lớn về xoá ñói giảm nghèo, phát triển công nghiệp/nông nghiệp; hoặc có thể có quy mô bằng một dự án can thiệp một lĩnh vực nào ñó: hỗ trợ DNN&V tiết kiệm năng lượng, ñào tạo nâng cao năng lực cho DNN&V, cải thiện tiếp cận tài chính vi mô.... ðể triển khai một hỗ trợ tổng thể và tiết kiệm chi phí quản lý dự án, các nhà tài trợ cũng có thể thiết kế hỗ trợ tại các quốc gia ñối tác có năng lực hơn dưới dạng tiếp cận chương trình, ở ñó bao gồm nhiều hợp phần, tiểu dự án tác ñộng các khía cạnh khác nhau của công cuộc phát triển DNN&V. T r a n g 55 | 164. Trên phương diện ñịa ñiểm hay cấp ñộ can thiệp của các nhà tài trợ, có hai xu hướng chủ yếu trong việc lựa chọn quy mô của các hoạt ñộng tài trợ: tập trung ở trung ương/quy mô toàn quốc, hoặc tập trung ở các ñịa phương/các tỉnh. Việc hướng các hoạt ñộng hỗ trợ ñến khu vực trung tâm ñược coi là thuận lợi hơn cho các nhà tài trợ do có tầm ảnh hưởng rộng, năng lực ñối tác tốt hơn, tuy nhiên các hỗ trợ do ñó chỉ có thể giới hạn trong các công việc liên quan ñến hoạch ñịnh chính sách và triển khai chính sách ở quy mô hẹp. Việc tiến hành các hoạt ñộng hỗ trợ ở khu vực ñịa phương (cấp tỉnh) gặp nhiều khó khăn hơn do năng lực của chính quyền và các ñối tác ñịa phương phần nào còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kém thuận lợi ñể tiến hành các hoạt ñộng, tuy nhiên lại có thuận lợi là tiến hành ñược các hoạt ñộng hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp, từ ñó có thể xây dựng các bài học ñể nhân rộng tại các ñịa phương khác. 165. Nhiều nhà tài trợ song phương triển khai các dự án có ñịnh hướng thương mại và hướng sự quan tâm vào các ñịa bàn có nhiều doanh nghiệp ñóng góp vào sự phát triển quan hệ thương mại song phương, hợp tác ñầu tư và góp phần biến các khu vực này thành các ñầu tàu kinh tế hỗ trợ phát triển các khu vực lân cận. Một số khác, ñặc biệt là các tổ chức phi chính phủ (NGO), tập trung vào khu vực nông thôn với một số lượng lớn ñối tượng hưởng lợi và góp phần vào nỗ lực xóa ñói giảm nghèo ở hầu hết các ñịa bàn khó khăn, kém thuận lợi về vị trí ñịa lý. 166. Trên phương diện ñối tác, việc lựa chọn các ñơn vị ñối tác cho các dự án cũng rất ña dạng. Các nhà tài trợ có thể chọn cơ quan Chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội, viện nghiên cứu hay các loại tổ chức khác tuỳ thuộc chức năng nhiệm vụ quy ñịnh theo luật, dựa trên năng lực ñã ñược chứng tỏ, hoặc dựa trên mối quan hệ ñã có trong lịch sử. 167. Tuỳ mục ñích của các nhà tài trợ, ñối tượng hưởng lợi trực tiếp của các dự án có thể là các cơ quan quản lý việc phát triển DNN&V, các hiệp hội, nhà cung cấp dịch vụ, hoặc bản thân các DNN&V. Một số dự án cung cấp hỗ trợ cụ thể cho các nhóm ñối tượng thụ hưởng mục tiêu ñược xác ñịnh từ trước như những nữ doanh nhân, các công ty xuất khẩu nhỏ, các hộ sản xuất ñồ gốm, một số ngành có tiềm năng xuất khẩu v.v... 168. Nhằm mang lại sự ñiều phối tài trợ tốt nhất, cho hiệu quả cao nhất, việc ñiều phối các nỗ lực tài trợ cũng cần ñược xem xét tiến hành ở cả cấp quốc gia và cấp ñịa phương trong giai ñoạn hình thành, xây dựng ý tưởng dự án. Tuyên bố Paris về Tính hiệu quả của viện trợ ra ñời tháng 3 năm 2005 và các văn bản tương tự ñã giúp lồng ghép hiệu quả nhu cầu của ñịa phương với các mối quan tâm, năng lực và tổng hợp nguồn lực của các ñối tác phát triển. Phương hướng ñẩy mạnh các hoạt ñộng hợp tác: 169. Có thể nói, sau 10 năm tham gia hoạt ñộng hợp tác khu vực và quốc tế về DNN&V ñã mang lại những kết quả ñáng kể cho các cơ quan hoạch ñịnh chính sách phát triển DNN&V và cộng ñồng DNN&V của Việt Nam. Năng lực của các cán bộ tham gia công tác này ñược cải thiện từng bước, nhiều kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt có ñược thông qua các hoạt ñộng hợp tác hỗ trợ ñáng kể cho công tác hoạch ñịnh chính sách trong nước. 170. Các chương trình, dự án ODA ñược triển khai hiệu quả ñã góp phần ñáng kể trong việc hỗ trợ Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNN&V, hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận nhiều hơn nguồn tài T r a n g 56 | chính, hỗ trợ ñổi mới công nghệ và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt ñộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển các DNN&V góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của ðảng và Nhà nước trong công tác ñối ngoại. 171. ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác ñối ngoại về phát triển DNN&V trong khuôn khổ hoạt ñộng hợp tác ña phương, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có và ñặc ñiểm của từng thời kỳ, Việt Nam cần lưu ý một số giải pháp, phương hướng dưới ñây:  Như ñã ñề cập ở trên, hiệu quả hợp tác phụ thuộc rất lớn vào mức ñộ cam kết của mỗi quốc gia trong hợp tác. Vì vậy trước hết chúng ta cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của hợp tác quốc tế về DNN&V. Cần nhận thức rõ ràng và nhất quán rằng sự hỗ trợ của các nhà tài trợ nhằm mục ñích giúp các cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của mình trong hoàn cảnh còn hạn chế về năng lực, phương pháp tiếp cận, kiến thức và các nguồn lực khác.  Thứ hai, ñể ñạt hiệu quả của hoạt ñộng hợp tác, Chính phủ cần xem xét dành nguồn lực thích hợp cho hoạt ñộng hợp tác cũng như kế hoạch nhằm duy trì các kết quả và năng lực ñã có sau khi kết thúc các chương trình, dự án hỗ trợ của các nhà tài trợ ñóng vai trò then chốt trong việc ñảm bảo sự bền vững của các kết quả do hoạt ñộng hợp tác mang lại.  Thứ ba, nguồn nhân lực ñóng vai trò then chốt quyết ñịnh hiệu quả của hoạt ñộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DNN&V. Hiện tại, hoạt ñộng hợp tác về DNN&V của Việt Nam như phân tích ở trên còn nhiều bất cập do nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng và năng lực còn rất nhiều hạn chế cả về trình ñộ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Do ñó, cần bổ sung cán bộ, tăng cường năng lực về chuyên môn và ngoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsach_trang_dnnvv_viet_nam_2009_vietnamese_5418.pdf
Tài liệu liên quan