Rụng tóc: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị

Bình thường, quá trình phát triển tóc được chia ra thành các giai đoạn khác

nhau như: phát triển (anagen), trung gian (catagen) và ngừng phát triển

(telogen).

Thời gian giai đoạn phát triển của lông/tóc thường vào khoảng từ 2 đến 6 năm,

trung bình là 3 năm (1.000 ngày). Thời gian của giai đoạn trung gian từ 1 đến 2

tuần. Còn ở giai đoạn ngừng phát triển kéo dài khoảng 3 đến 5 tháng (trung bình là

100 ngày) trước khi tóc/lông rụng đi.

Ở da đầu bình thường, khoảng 85 –90% tóc ở giai đoạn phát triển, 10 –15% ở

giai đoạn ngừng phát triển, giai đoạn trung gian thường khoảng 1%. Nếu tính

trung bình da đầu có khoảng 100.000 sợi tóc, thì có khoảng 100 sợi tóc sẽ rụng

hàng ngày. Tốc độ phát triển của tóc da đầu vào khoảng 0,37 mm/ngày. Trái lại

với quan điểm thường cho rằng việc cạo râu/tóc hoặc chu kỳ kinh nguyệt sẽ tác

động đến sự phát triển của lông/tóc. Vậy nếu như một người không cắt tóc thì sợi

tóc có thể phát triển trung bình tới độ dài 25 đến 100 cm, tuy nhiên cá biệt có một

số người tóc có thể dài tới 170 cm.

Lông/tóc gồm các loại sau: lông tơ (xuất hiện ở thời kỳ trong bào thai và vài tháng

sau đẻ), lông (là sợi lông ở thân mình, tay, chân) và tóc (có thể có ở tất cả vị trí da

trên cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân, môi, móng, môi bé sinh dục, thân dương vật

và bao da quy đầu).

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tóc rụng, nhưng chủ yếu được chia thành

2 loại nguyên nhân: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Việc khám, đánh giá

lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ giúp chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc. Ngoài ra,

rụng tóc có thể do các nguyên nhân như: giảm phát triển của tóc, tăng quá trình

rụng tóc, tóc gẫy, hay sự chuyển từ tóc sang lông

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Rụng tóc: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rụng tóc: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị Bình thường, quá trình phát triển tóc được chia ra thành các giai đoạn khác nhau như: phát triển (anagen), trung gian (catagen) và ngừng phát triển (telogen). Thời gian giai đoạn phát triển của lông/tóc thường vào khoảng từ 2 đến 6 năm, trung bình là 3 năm (1.000 ngày). Thời gian của giai đoạn trung gian từ 1 đến 2 tuần. Còn ở giai đoạn ngừng phát triển kéo dài khoảng 3 đến 5 tháng (trung bình là 100 ngày) trước khi tóc/lông rụng đi. Ở da đầu bình thường, khoảng 85 – 90% tóc ở giai đoạn phát triển, 10 – 15% ở giai đoạn ngừng phát triển, giai đoạn trung gian thường khoảng 1%. Nếu tính trung bình da đầu có khoảng 100.000 sợi tóc, thì có khoảng 100 sợi tóc sẽ rụng hàng ngày. Tốc độ phát triển của tóc da đầu vào khoảng 0,37 mm/ngày. Trái lại với quan điểm thường cho rằng việc cạo râu/tóc hoặc chu kỳ kinh nguyệt sẽ tác động đến sự phát triển của lông/tóc. Vậy nếu như một người không cắt tóc thì sợi tóc có thể phát triển trung bình tới độ dài 25 đến 100 cm, tuy nhiên cá biệt có một số người tóc có thể dài tới 170 cm. Lông/tóc gồm các loại sau: lông tơ (xuất hiện ở thời kỳ trong bào thai và vài tháng sau đẻ), lông (là sợi lông ở thân mình, tay, chân) và tóc (có thể có ở tất cả vị trí da trên cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân, môi, móng, môi bé sinh dục, thân dương vật và bao da quy đầu). Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tóc rụng, nhưng chủ yếu được chia thành 2 loại nguyên nhân: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Việc khám, đánh giá lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ giúp chẩn đoán nguyên nhân rụng tóc. Ngoài ra, rụng tóc có thể do các nguyên nhân như: giảm phát triển của tóc, tăng quá trình rụng tóc, tóc gẫy, hay sự chuyển từ tóc sang lông. I. Rụng tóc không sẹo 1. Rụng tóc thể mảng  Rụng tóc thể mảng thường biểu hiện với triệu chứng tóc rụng nhanh, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, đôi khi có thể thấy xuất hiện ở vùng râu, lông mày, mi mắt... Kích thước các dát rụng tóc này thường từ 1 - 5 cm, đôi khi còn thấy một số sợi tóc bình thường hoặc sợi tóc bạc trên bề mặt dát rụng tóc. Khi khám tại vùng rìa của dát tóc rụng có thể thấy sợi tóc ngắn dạng “dấu chấm than”. 10% các trường hợp rụng tóc thể mảng nặng có biểu hiện kèm theo ở móng như chấm, đường lõm ngang hoặc dọc.  Rụng tóc thể mảng đôi khi tiến triển nặng gây rụng tóc toàn bộ và rụng toàn thể lông tóc.  Một số trường hợp rụng tóc thể mảng có thể tự khỏi mà không điều trị gì.  Các phương pháp điều trị dưới đây được lựa chọn trong điều trị rụng tóc thể mảng: o Tiêm corticoid tại chỗ: phương pháp này được cho là lựa chọn đầu tiên, hiệu quả và kinh tế nhất. Thuốc hay sử dụng là Triamcinolone, với liều điều trị ở đây thường áp dụng là 5mg/ml. ở những trường hợp rụng tóc nhiều, tiêm tại chỗ ít đem lại kết quả hoàn toàn. o Miễn dịch tại chỗ: một số chất được sử dụng cho rụng tóc thể mảng với diện tích lớn là DNCB (dinitrochlorobenzene), SADBE (squaric acid dibutyl ester), DPCP (diphenylcyclopropenone). Tuy vậy, các thuốc này đều là thuốc có nhiều tác dụng phụ như đỏ da, tróc vảy, thâm nhiễm. o Bôi corticoid tại chỗ: chỉ sử dụng corticoid dạng mạnh, nhưng kết quả thường đạt được ít như mong muốn. o PUVA: là phương pháp sử dụng psoralen dạng uống hoặc dạng bôi tại chỗ, phối hợp với chiếu ánh sáng tử ngoại bước sóng dài (UVA). Kết quả đạt được chỉ thấy sau khoảng 30 lần chiếu với liều UVA cao. o Bôi Minoxidil 2% - 5%: có thể sử dụng dưới dạng chỉ định hỗ trợ điều trị, kích thích quá trình mọc tóc. o Các thuốc khác như Cyclosporine, Tacrolimus... cũng có chỉ định trong điều trị rụng tóc thể mảng. 2. Rụng tóc do tác động lên các giai đoạn phát triển tóc  Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển: là sự rụng quá mức các nang tóc ở giai đoạn ngừng phát triển. Bình thường tỷ lệ tóc ở giai đoạn phát triển với giai đoạn ngưng phát triển là 10:1. Nhưng ở rụng tóc này, các sợi tóc ở giai đoạn ngưng phát triển nhanh chóng bị rụng đi nên tỷ lệ này giảm xuống. Một số nguyên nhân thường gặp ở đây là: sau đẻ 3 – 5 tháng (giai đoạn này, hầu hết các tóc chuyển từ giai đoạn phát triển sang giai đoạn ngưng phát triển), phẫu thuật, suy dinh dưỡng, sốt kéo dài, stress tâm lý nặng...  Rụng tóc ở giai đoạn phát triển: do ức chế tóc ở giai đoạn phát triển. Rụng tóc có thể do các nguyên nhân như điều trị hóa chất, tia xạ, ngộ độc, suy dinh dưỡng...  Việc điều trị rụng tóc này chủ yếu dựa vào tìm nguyên nhân và loại trừ nguyên nhân gây nên rụng tóc. 3. Rụng tóc nội tiết  Rụng tóc nội tiết hay rụng tóc Androgenetic là loại rụng tóc hay gặp nhất ở cả hai giới và thường mang tính chất gia đình. Nguyên nhân của rụng tóc là tăng nhạy cảm quá mức của các receptor androgen (hormon sinh dục nam) và a-reductase ở vùng da đầu phía trước cao hơn so với ở vùng da đầu phía sau.  Ở nam, rụng tóc thể này được gọi là rụng tóc kiểu hói nam. Tóc thường rụng bắt đầu ở vùng trên của thái dương và rụng dần lên trên, tạo nên kiểu chân tóc hình “M” và có thể tiến triển thành hói toàn bộ vùng trán tới đỉnh.  Ở nữ, rụng tóc được gọi là theo kiểu hói nữ. Tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, nhưng chủ yếu vùng đỉnh. Vùng tóc ở phía trước thường ít rụng hơn, nên không thấy thay đổi đường chân tóc phía trán. Thường rụng tóc kiểu hói nữ không gây hói toàn bộ.  Các phương pháp và thuốc giúp điều trị rụng tóc nội tiết: o Minoxidil: dung dịch 2% thường chỉ định cho nữ và 5% chỉ định cho nam. Tốt nhất sử dụng dạng dung dịch bôi lên da đầu 2 lần/ngày. o Finasteride: Theo FDA của Mỹ thì Finasteride có chỉ định sử dụng trong điều trị rụng tóc nội tiết của cả nam và nữ. Nhưng trên thực thực hành, Finasteride chỉ sử dụng cho bệnh nhân nam. Hiệu quả điều trị của Finasteride được đánh giá tốt đặc biệt ở nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 18 - 40. Liều sử dụng 1 mg/ngày và thời gian điều trị trong 6 tháng đến 1 năm. o Cấy chuyển tóc: phương pháp được sử dụng khá nhiều ở các nước phát triển. Cấy chuyển tóc có thể bằng phương pháp chuyển vạt da đầu, cấy chuyển dạng đảo, hoặc cấy chuyển từng sợi. o Các thuốc khác có thể sử dụng trong rụng tóc nội tiết là Dutasteride, Cyproterone acetate, Flutamide, Spironolactone,... 4. Tật nhổ tóc  Tật nhổ tóc là do thói quen người bệnh thường nhổ tóc, lông mày hoặc mí mắt. Tật nhổ tóc thường gặp ở trẻ gái dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ trai và người lớn tuổi.  Biểu hiện là mảng tóc rụng, giới hạn của mảng này không rõ. Tóc rụng ở mảng không đều, với các sợi tóc có chiều dài khác nhau. Bề mặt mảng tóc rụng lởm chởm với các sợi tóc chưa nhổ được hết. Người bệnh thường than phiền cảm giác đau, khó chịu nang lông, hoặc vùng da đầu nên cần nhổ tóc để đỡ đau.  Việc điều trị tật nhổ tóc thường dựa vào các biện pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi. Một số thuốc có thể áp dụng là Clomipramine, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine... 5. Rụng tóc khác  Rụng tóc giang mai: ở giang mai thời kỳ thứ hai, các tổn thương ngoài da là đào ban, sẩn cũng có thể xuất hiện ở vùng da đầu. Những tổn thương dẫn đến rụng tóc theo kiểu “rừng thưa”. Nhiều tác giả khuyên rằng: ở tất cả các thể rụng tóc lan tỏa đều cần phải làm xét nghiệm RPR để loại trừ nguyên nhân rụng tóc do bệnh giang mai gây nên.  Rụng tóc do nấm ở da đầu: Nấm da đầu thường biểu hiện là các mảng đỏ, nhiều vảy, tóc rụng theo kiểu đứt gẫy thân tóc ngay trên chân tóc da đầu. Khi nhổ chân tóc còn lại, thấy có vảy bám xung quanh chân tóc. II. Rụng tóc có sẹo Rụng tóc có sẹo là biểu hiện của rụng tóc kèm theo sự phá hủy hoặc mất đi của nang tóc. ở giai đoạn cấp tính, ngoài rụng tóc còn có các biểu hiện như sẩn đỏ, mảng đỏ, sẩn nang lông, nút sừng nang lông, hoặc mụn mủ. Tuy nhiên, ở những trường hợp viêm sâu thì không thấy các biểu hiện trên mà đôi khi giống như rụng tóc không sẹo. Hầu hết các trường hợp rụng tóc sẹo cần phải sinh thiết để chẩn đoán xác định và đưa ra tiên lượng về khả năng mọc tóc sau điều trị. Các quá trình viêm của da đầu có thể do nhiễm khuẩn vi khuẩn, do nấm, do bệnh lý da tại vùng da đầu gây phá hủy các nang tóc đều có thể làm cho tóc rụng và để lại sẹo trên vùng tóc rụng đó. Nếu như quá trình này chỉ mới bắt đầu, việc điều trị kịp thời sẽ giúp cho tóc phục hồi và mọc lại bình thường. Tuy vậy, nếu phá hủy toàn bộ nang tóc tại vùng tổn thương thì điều trị có thể giúp làm khỏi bệnh da tại chỗ, còn tóc khó có thể mọc lại được. Điều trị rụng tóc có sẹo dựa chủ yếu vào các nguyên nhân gây rụng tóc. ở mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử trí khác nhau. Có nhiều bệnh gây rụng tóc có sẹo, dưới đây là một số bệnh lý hay gặp. 1. Rụng tóc do lupus đỏ  Rụng tóc trong lupus đỏ thường biểu hiện với 2 dạng lâm sàng:  Tổn thương rụng tóc có sẹo là ban đỏ, teo da, nút sừng nang lông, giãn mạch, tăng và giảm sắc tố tại chỗ. Bệnh nhân có biểu hiện rụng tóc này có thể hoặc không kèm theo biểu hiện khác của lupus đỏ hệ thống và lupus đỏ kinh.  Biểu hiện tóc khô, thưa, dễ gẫy ở vùng phía trước da đầu trong lupus đỏ hệ thống.  Khi sinh thiết tổn thương rụng tóc do lupus da mạn tính thường thấy tập trung nhiều tế bào lympho bào, dày sừng và nút sừng nang lông. 2. Rụng tóc do lichen phẳng nang lông  Biểu hiện là các sẩn hoặc dát đỏ quanh nang lông. Các sẩn nang lông có thể lan ra thân mình và các chi. Vùng tổn thương tóc rụng có thể thấy các điểm sẹo teo.  Ngoài ra, còn các tổn thương sẩn hình đa giác, màu đỏ tím ở vùng cổ tay.  Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sinh thiết thấy hình ảnh thâm nhiễm điển hình của lichen phẳng ở trung bì. 3. Rụng tóc do viêm nang lông decalvans  Viêm nang lông mụn mủ, vết trợt, vảy tiết tái phát nhiều lần, gây rụng tóc có sẹo màu trắng ngà.  Nguyên nhân có thể do phản ứng quá mạnh của cơ thể đối với các nhiễm khuẩn như tụ cầu. 4. Rụng tóc do kerion celsi  Hiện tượng nấm da đầu gây phản ứng mạnh, tạo nhiều tầng mủ ở da đầu. Kết quả quá trình viêm này gây rụng tóc có sẹo.  Bệnh Kerion celsi thường gặp ở trẻ nhỏ, sống ở gia đình có nuôi súc vật như chó, mèo.  Điều trị cần phối hợp kháng sinh chống nấm với trích rạch dẫn lưu mủ tại chỗ. 5. Rụng tóc do trứng cá sẹo lồi  Thường hay gặp ở người nam, trẻ tuổi, da sẫm màu, với hình thành các sẩn dạng trứng cá ở vùng gáy.  Sau các tổn thương này tiến tiển thành dạng sẹo lồi gây phá hủy các nang tóc.  Điều trị bằng tiêm corticoid tại chỗ, vitamin A acid, kháng sinh, phẫu thuật cắt bỏ dưới nang tóc. 6. Rụng tóc giả thể mảng của Brocq  Hiện tượng rụng tóc giống như thể mảng, không có hiện tượng viêm, hay dày sừng nang lông. Tuy vậy, vùng rụng tóc này tiến triển lặng lẽ gây nên sẹo tại chỗ và phá hủy các nang tóc. 7. Nguyên nhân khác Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây rụng tóc sẹo như  Do bỏng  U nhày  Các khối u ở da đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_9614.pdf
Tài liệu liên quan