Trẻ bị rối nhiễu tâm lý rất cần sự quan tâm, chăm sóc,
gần gũi của người thân, nhất là các bậc phụ huynh. Sự
quan tâm của người thân sẽ giúp trẻ vượt qua những ý
nghĩ không tốt trong đầu có thể dẫn tới các hành động
dại dột, nguyhiểm đến tính mạng.
Đây là dạng chấn thương tâm lý có ảnh hưởng đến suốt đời
người bị hại. Những gì xảy ra ở lứa tuổi này rất đột ngột,
làm trẻ bối rối, do đó trẻ thường có mặc cảm tội lỗi (dù
mình là nạn nhân), dễ bị bệnh, ít chịu giao tiếp với người
lạ.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em
Trẻ bị rối nhiễu tâm lý rất cần sự quan tâm, chăm sóc,
gần gũi của người thân, nhất là các bậc phụ huynh. Sự
quan tâm của người thân sẽ giúp trẻ vượt qua những ý
nghĩ không tốt trong đầu có thể dẫn tới các hành động
dại dột, nguy hiểm đến tính mạng.
Rối nhiễu tâm lý vì bị lạm dụng tình dục (LDTD)
Đây là dạng chấn thương tâm lý có ảnh hưởng đến suốt đời
người bị hại. Những gì xảy ra ở lứa tuổi này rất đột ngột,
làm trẻ bối rối, do đó trẻ thường có mặc cảm tội lỗi (dù
mình là nạn nhân), dễ bị bệnh, ít chịu giao tiếp với người
lạ.
Thông thường phải mất một thời gian rất dài, có khi đến 20
năm sau, người bị hại mới có thể nói đúng, kể đúng được
sự việc mình bị LDTD. Do đó không nên hỏi những gì xảy
ra mà nên để bệnh nhân tự trình bày, kể lại thì tốt hơn.
Bs. Nguyễn Thị Diệu Anh, Khoa Tâm Lý BV NĐ1 cho
biết, để điều trị cho bé gái bị LDTD lúc 6 tuổi, bác sĩ đã
phải tiếp xúc trên 30 lần trẻ mới chịu giao tiếp trò chuyện
về tai nạn của mình. Ở 20 lần tiếp xúc đầu tiên, bác sĩ Diệu
Anh chỉ nghe cháu bé nói về vấn đề đau ở mắt hay chứng
mất ngủ.
Sau những lần tiếp xúc khó khăn đó, thông qua việc kiếm
người tài trợ kinh tế cho việc điều trị và cho gia đình, trẻ đã
chịu đi học lại. Người mẹ bình tâm hơn không còn trầm
cảm ủ rũ nữa. Bé gái đã vui và chấp nhận trường hợp tai
nạn của mình. Rồi giấc ngủ cũng ổn định, vết thương ở mắt
cũng dần hồi phục.
Bs. Diệu Anh cho biết, cho trẻ vẽ hình cũng là một phương
pháp giúp người điều trị nắm bắt được những suy nghĩ của
bệnh nhân. Bé gái này đã có 2 bức vẽ đơn giản: 1- đứa bé
đứng ở ngã 3 đường, 2- con chim con trên cành cây kêu
“Mẹ ơi”, nhưng cho ta thấy rõ tâm trạng, suy nghĩ của bé.
Hai bức vẽ của bé gái bị LDTD
2 bức vẽ đó cho thấy đứa trẻ và cả người mẹ cần được hỗ
trợ về tâm lý, cũng như tác hợp lại gia đình ly tán (người
cha bỏ đi vì không đồng ý với vợ việc bãi kiện để nhận một
số tiền đền bù). Chính bé gái cũng đã nói “Nếu có ba ở nhà,
con ngủ thấy yên tâm hơn”.
Rối loạn đau
Bs. Đặng Ngọc Thạch, Khoa Tâm lý BV NĐ2, đã tốn cả
năm để chữa trị tâm lý cho một bé trai 12 tuổi, luôn bị đau
trong xương khớp khi đi học hay chuẩn bị đi học, nhưng
không thấy dấu hiệu đau khi chơi game, xem TV.
Thậm chí người bác của bé trai này (cũng là 1 bác sĩ) cũng
phải đưa ra lời nhận định: “Bệnh giống như giả vờ, đây là
vấn đề liên quan nhiều đến tâm lý”.
Bs. Thạch cho biết, bệnh nhân này thờ ơ với tất cả sinh
hoạt, cảm xúc khá thu hẹp dù có trả lời những câu hỏi đưa
ra. Khi khám tư vấn bệnh nhân một mình về vấn đề đau thì
bệnh nhân gần như khỏe mạnh hoàn toàn. Trong khi đó tâm
lý người mẹ thì lúc nào cũng cực kỳ căng thẳng.
Theo Bà Marie Eve Hoffet, Hiệp hội Phân Tâm Paris, trẻ vị
thành niên Việt Nam bị các bệnh về tâm thể rất nhiều, áp
lực học thêm ở Việt nam cũng rất lớn. Trường hợp này cần
chú ý đến vấn đề xung đột nội tâm (vừa muốn chơi và vừa
muốn làm vui lòng cha mẹ trong việc học).
Bs. tâm lý Nguyễn Minh Tiến nhận định, trường hợp này
liên quan đến vấn đề tâm lý. Nên cho trẻ vẽ, nặn tượng,
đóng kịch v.v. Thông qua những việc trên, trẻ sẽ thoải mái
khi làm việc với bác sĩ. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu những
vấn đề xảy ra trong gia đình mà cha mẹ chưa cho bác sĩ biết
để tiến hành trị liệu.
Lo sợ rồi tự tử
Khoa Hồi sức cấp cứu BV NĐ1 đã cứu sống một trường
hợp tự tử bằng cách lấy khăn quàng treo cổ lên móc đinh
treo mùng. Đó là em Đ.T.Đ, 11 tuổi, ngụ tại Kiên Giang.
Em bỏ học, đi đá banh, chôm tiền chơi game, bị mẹ la rầy
và đánh đòn và lo sợ mẹ mách ba đánh thêm, nên hoảng
loạn dẫn đến có hành động dại dột.
Bs. Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức Cấp cứu BV NĐ1
cho biết, lúc em tỉnh táo hoàn toàn, trò chuyện với em được
biết, không chỉ bị mẹ đánh đòn mà em còn bị ám ảnh lo sợ
bởi lời “hăm dọa” của mẹ “tối nay tao về mách ba mày
đánh đòn tiếp”.
Khi trò chuyện với bố em, được bố cho biết vì là con một
nên cháu rất được cưng chiều nhưng bố mẹ luôn có biện
pháp răn đe, trừng phạt nếu cháu “mắc tội”. Cháu hay
“chôm tiền” của mẹ không nhiều, chỉ 10-20 ngàn đồng để
chơi game. Hiện cháu đang được khám và tư vấn tâm lý.
Qua những trường hợp này, chúng ta cần lưu ý đến cách
giáo dục trẻ vị thành niên. Đây là lứa tuổi đang lớn, thay
đổi tâm sinh lý rất nhiều, nên biện pháp áp đặt, răn đe và
trừng phạt trở nên không hiệu quả. Chỉ nên gần gũi, lắng
nghe, phân tích, giải thích phải trái cho trẻ. Đặc biệt đối với
những trẻ bị “tai nạn” như trường hợp bị LDTD trên càng
phải nắm bắt được tâm lý trẻ mới mong giúp trẻ vượt được
khủng hoảng tâm lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_nhieu_tam_ly_o_tre_em_4449.pdf