Bệnh lý rối loạn lipid máu, chủ yêu gắn với bệnh tim mạch như bệnh
mạch vành, xơ vữa động mạch.
Rối loạn lipid máu là những bệnh kết hợp với nồng độ bất thường của lipid
huyết. Rối loạn này có nguồn gốc trực tiếp do rối loạn gen, hoặc do môi
trường sống, lối sống; hoặc có thể do nguyên nhân thứ phát, là hậu quả của
các bệnh khác nhưL đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm tụy cấp.
Bệnh lý rối loạn lipid máu, chủ yêu gắn với bệnh tim mạch như bệnh mạch
vành, xơ vữa động mạch.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Rối loạn Lipid máu và bệnh tim mạch –Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rối loạn Lipid máu và
bệnh tim mạch – Phần 1
Bệnh lý rối loạn lipid máu, chủ yêu gắn với bệnh tim mạch như bệnh
mạch vành, xơ vữa động mạch.
Rối loạn lipid máu là những bệnh kết hợp với nồng độ bất thường của lipid
huyết. Rối loạn này có nguồn gốc trực tiếp do rối loạn gen, hoặc do môi
trường sống, lối sống; hoặc có thể do nguyên nhân thứ phát, là hậu quả của
các bệnh khác nhưL đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm tụy cấp.
Bệnh lý rối loạn lipid máu, chủ yêu gắn với bệnh tim mạch như bệnh mạch
vành, xơ vữa động mạch.
1. Triglycerides
Giá trị của xét nghiệm: Để đánh giá nguy cơ bệnh tim tiến triển
Khi nào cần xét nghiệm: Test Triglycerid là một bộ phận nằm trong gói
kiểm tra mức độ lipid, được tiến hành trên bệnh nhâ có yếu tố nguy cơ bệnh
tim, hoặc bệnh nhân đang được điều trị chứng triglycerides cao
Chi tiết về xét nghiệm
Triglyceride là một dạng chất béo và là một trong những nguồn năng lượng
chính cho cơ thể. Hầu hết chúng được tìm thấy trong mô, nhưng một số khác
lưu thông trong máu để cung cấp năng lượng cho cơ làm việc. Sau khi ăn,
mức triglycerid trong máu tăng lên, do cơ thể chuyển năng lượng chưa cần
sử dụng thành dạng triglycerid để dự trữ trong mô mỡ. Trái lại trong khoảng
thời gian giữa các bữa ăn, triglycerid từ mô mỡ này sẽ được giải phóng ra để
cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết triglycerid được tìm thấy trong
máu là ở dạng tỉ trọng rất thấp (VLDL).
Nồng độ cao của triglycerid có liên quan mật thiết đến nguy cơ về bệnh tim
mạch tiến triển. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể là
nguyên nhân dẫ đến mức triglycerid và nguy cơ tim mạch cao như thiếu tập
thể dục, thừa cân, thuốc lá, uống rượu quá mức, bệnh tiểu đường và bệnh
thận.
Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim khác bao gồm:
• Tuổi (đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên)
• Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn, hoặc dùng thuốc huyết
áp cao)
• bệnh sử gia đình có người bị bênh tim mạch
Đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, thì test triglycerid là
chỉ số cận lâm sàng vô cùng cần thiết bởi nồng độ glucose trong máu càng
cao sẽ kéo theo sự tăng của triglycerid.
Trung bình 5 năm, bệnh nhân nên đi khám nghiệm triglycerid một lần. Bên
cạnh test triglycerid, thông thường bệnh nhân sẽ làm thêm các test
cholesterol toàn phần, test HDL và LDL. Đối với những người đã được chẩn
đoán rõ ràng các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc những người đang được điều
trị mức triglycerid cao, xét nghiệm này nên được tiến hành sớm hơn.
Đối với người lớn, kết quả kiểm tra triglycerid được phân loại như sau:
Bình thường
Ít hơn 150 mg / dl (1,7 mmol / L)
Tiệm cận mức cao
150-199 mg / dl (1.7-2.2 mmol / L)
Cao
200-499 mg / dl (2.3-5.6 mmol / L)
Rất cao:
Lớn hơn 500 mg / dl (5,6 mmol / L)
Lưu ý: Những giá trị này được dựa trên mức độ ăn kiêng chất béo
Khi chất béo trung tính là vô cùng cao (lớn hơn 1.000 mg / dl (11,30 mmol /
L)) thì đó có thể là một nguy cơ phát triển bệnh viêm tụy.
Các kết quả xét nghiệm triglycerid có thể thay đổi tùy thuộc độ tuổi và thể
trạng bệnh nhân. Do đó cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bac sĩ trực
tiếp chăm sóc sức khỏe của bạn.
* Câu hỏi thường gặp
1. Chiến lược điều trị nhằm làm giảm lượng triglycerid máu ?
Đối với nhiều người, triglycerid cao là do các rối loạn khác như bệnh tiểu
đường, béo phì, suy thận, hoặc nghiện rượu. Với những trường hợp này, bạn
cần được chữa trị nguyên nhân bệnh lý chính. Ngược lại nếu triglycerid cao
không phải do nguyên nhân khác gây nên, thì đồng thời lượng cholessterol
của bệnh nhân cũng cao, do đó cần điều trị cả hai. Biện pháp tốt nhất vẫn là
bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Trương hợp nặng hơn thì có thể dùng một số thuốc có tác dụng hạ lipid máu
như somatostatin
2. Tôi có thể theo dõi mức độ Triglycerid bằng test tại nhà được không?
Một vài sản phẩm có thể giúp bạn theo dõi mức độ lipid, bao gồm triglycerid
ở nhà. Có hai cách xét nghiệm: bạn thu thập mẫu ở nhà và sau đó gửi đến
phòng thí nghiệm, hoặc bạn tự tiến hành xét nghiệm hoàn toàn.
1. VLDL là gì và liên quan đến triglycerid như
thế nào?
Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) là một trong ba loại lipoprotein. Hai
dạng còn lại là lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) và lipoprotein tỉ trọng thấp
(LDL). Mỗi loại này chứa một hỗn hợp tỉ lệ khác nhau của cholesterol,
protein và triglycerid. LDL chứa tỉ lệ cholesterol cao nhất còn HDL chứa
nhiều protein nhất. VLDL chứa lượng nhiều nhất của triglycerid. Do VLDL
chứa lượng lớn triglycerid lưu hành trong tuần hoàn, nên người rta có thể
thông qua nó để ước lượng nồng độ của VLDL-cholesterol bằng cách chia
giá trị triglycerid (mg / dl) cho 5.
Hiện nay do không có cách đơn giản, trực tiếp đo VLDL-cholesterol, nên
việc tính toán gián tiếp từ triglycerid vẫn được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên
phương pháp này chỉ đúng khi lượng triglycerid ≤ 400mg/dl.
Rối loạn Lipid máu và
bệnh tim mạch – Phần 2
2. Cholesterol
Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim.
Khi nào cần xét nghiệm: Người lớn cần được kiểm tra 5 năm/ 1 lần, thường
xuyên hơn nếu được điều trị cholesterol cao hay có một hoặc nhiều yếu tố
nguy cơ bệnh tim mạch. Trẻ em và thanh thiếu niên với các yếu tố nguy cơ
cũng nên kiểm tra mức cholesterol của mình
Chi tiết về xét nghiệm
Cholesterol là một steroid cần thiết cho cuộc sống. Một số chức năng chủ
yếu của cholessterol như:
- Góp phần hình thành màng tế bào trong tất cả
các cơ quan và các mô trong cơ thể của bạn.
- Sử dụng để làm kích thích tố cần thiết cho sự
phát triển và sinh sản.
- Tạo các axít mật cần thiết để hấp thụ các chất
dinh dưỡng từ thực phẩm.
Một số lượng nhỏ cholesterol lưu thông trong máu trong các hạt gọi là
lipoprotein. Các lipoprotein bao gồm HDL-C, (cholesterol tốt) có chức năng
đào thải cholessterol thừa, và LDL-C (cholesterol xấu) có chức năng vận
chuyển cholessterol vào mô và các cơ quan. Test cholesterol được tiến hành
để định lượng cả hai dạng cholesterol này.
Cơ thể hấp thu cholesterol chủ yếu từ thức ăn. Nếu bệnh nhân có nguy cơ
bẩm sinh mắc cholesterol cao, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa
cholesterol thì nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe. Phần cholesterol thừa trong máu tồn tại thành mảng
trong các mạch máu. Mạch máu bị thu hẹp lại dần dần đến khi làm tắc mạch
máu hoàn toàn, người ta gọi đó là xơ vữa thành mạch.
Test Cholesterol khác biệt với các test khác ở chỗ nó không được dùng để
chẩn đoán hay theo dõi một bệnh, nhýng ðýợc sử dụng ðể ýớc tính nguy cõ
phát triển bệnh - cụ thể là bệnh tim. Giám sát và duy trì các mức cholesterol
là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe bình thường cho mọi người.
Test Cholesterol được khuyến cáo nên được tiến hành đối với người lớn
khỏe mạnh 5 năm/ 1 lần. Test này thường được thực hiện trong các gói khám
sức khỏe định kì, kết hợp với các xét nghiệm khác bao gồm HDL-C, LDL-C,
và triglycerid - thường được gọi là lipid profile.
Cholesterol có thể được chỉ định xét nghiệm thường xuyên hơn cho những
người đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Các nguy cơ chủ yếu
bao gồm:
• Hút thuốc lá
• Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên)
• Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp
cao)
• Tiền sử gia đình về bệnh tim
• Đã có một cơn đau tim trước đó
• Đái tháo đường
• thừa cân hay béo phì. Đối với một người bị béo phì, test cholesterol nên
được chỉ định 2 năm/ 1 lần.
Trẻ em có nguy cơ cao cần có kiểm tra mức cholesterol lần đầu tiên từ 2 đến
10 tuổi. Nếu kết quả ban đầu không đáng lo ngại, các thử nghiệm tiếp theo
được thực hiện lại trong 3-5 năm.
Đối với người lớn, Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm cholesterol
được xác định như sau
• mong muốn: mức cholesterol dưới 200 mg/dl (5,18 mmol / L): ít nguy cơ
mắc bệnh tim.
• Borderline cao: mức cholesterol trong khoảng 200-239 mg/dl (5,18-6,18
mmol / L) phản ánh rủi ro vừa phải. Bác sĩ có thể chỉ định làm lipid profile
để xem cholesterol cao là do lượng cholesterol xấu (LDL-C cao) hay
cholesterol tốt (HDL-C cao).
• rủi ro cao: mức cholesterol ≥ 240 mg/dl (6,22 mmol / L) được coi là nguy
cơ cao. Bác sĩ có thể đặt một profile lipid để xác định nguyên nhân
cholesterol cao của bạn trước khi quyết định hướng điều trị thích hợp.
* Câu hỏi thường gặp
1. Nguyên nhân gây cholesterol cao?
Cholesterol cao có thể là kết quả của một bệnh di truyền hay có thể kết quả
từ một chế độ ăn nhiều chất béo.
2. Nếu tôi có mức cholesterol cao, phương cách điều trị nào là thích hợp
nhất?
Bạn nên có một lối sống lành mạnh và thích hợp, bao gồm chăm tập thể dục,
có chế độ ăn uống ít cholesterol và chất béo. Nếu chế độ ăn uống và tập thể
dục chưa có hiệu quả thì có thể dùng thêm thuốc làm giảm LDL-C. Đôi khi,
hai loại thuốc khác nhau được sử dụng đồng thời để điều trị mức cholesterol
rất cao, somatostatin.
3. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi có nồng độ cholesterol cao?
Cholesterol cao làm tăng nguy cơ đau tim. Cholesterol càng cao thì nguy cơ
này càng cao. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ
đau tim, chẳng hạn như hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tuổi tác, và huyết áp
cao.
4. Tôi đã thay đổi chế độ ăn uống hoặc kiểu tập thể dục, nhưng cholesterol
của tôi vẫn tăng. Tại sao?
Mức độ cholesterol có thể dao động theo thời gian, nó tăng hoặc giảm trong
khoảng 10%. Những thay đổi này được gọi là các thay đổi sinh học và là
bình thường đối với quá trình trao đổi chất của con người.
5. Bác sĩ của tôi nói với tôi rằng tôi có mức cholesterol cao, nhưng ông ấy
yêu cầu tôi phải chờ một vài tháng và thử lại lần nữa. Tại sao?
Mức độ cholesterol có thể dao động theo thời gian. Một test cholesterol duy
nhất không phải luôn luôn có thể phản ánh mức độ "cholesterol" bình
thường. Do đó, người ta khuyến khích có ít nhất hai phép đo khác nhau một
vài tuần đến vài tháng ngoài trước khi bắt đầu điều trị.
3. HDL Cholesterol
Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim.
Khi nào cần xét nghiệm: Test HDL Là một phần của một gói kiểm tra lipid
profile hoặc cholesterol thường xuyên; ít nhất 5 năm/ 1 lần ở người lớn
Chi tiết về xét nghiệm
Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL cholesterol, HDL-C) là một trong những loại
lipoprotein mang cholesterol trong máu. HDL-C bao gồm chủ yếu của
protein và một số lượng nhỏ cholesterol. Nó được coi là có lợi vì có khả
năng loại bỏ cholesterol dư thừa từ các mô đến gan để xử lý. Do đó, HDL
cholesterol thường được gọi là cholesterol "tốt".
Khi mức cholesterol trong máu tăng lên (không đủ bị loại bỏ bởi HDL), nó
sẽ bị lưu giữ trên thành mạch máu. Những mảng cholesterol này dần dần
phát triển, cuối cùng có thể làm hẹp các mạch máu, hạn chế dòng chảy của
máu. Do đó HDL-C có thể làm giảm nguy cơ phát triển mảng bằng cách loại
bỏ cholesterol dư thừa từ máu của bạn.
Test HDL cholesterol (HDL-C) được sử dụng cùng với các xét nghiệm lipid
khác để theo dõi nồng độ cao của lipid và để xác định nguy cơ phát triển
bệnh tim. Nó cũng được chỉ định một cách thường xuyên nếu bệnh nhân
trước đó đã có nguy cơ bị bệnh tim mạch, hoặc đang trải qua đợt điều trị
nồng độ cholesterol cao. HDL-C thường không được chỉ định riêng lẻ, mà
được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, LDL
cholesterol (LDL-C), và triglycerid như là một phần của lipid profile. Người
lớn nên được kiểm tra ít nhất 5 năm/ 1 lần.
HDL-C có thể được chỉ định thường xuyên hơn cho những người đã có một
hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Yếu tố nguy cơ chủ yếu bao gồm:
• Hút thuốc lá
• Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên)
• Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp
cao)
• Gia đình lịch sử của bệnh tim.
• Đã có một cơn đau tim từ trước.
• Đái tháo đường
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ thấp, test lipid không cần thực
hiện thường xuyên. Còn trẻ em có nguy cơ cao cần phải có lipid profile đầu
tiên (bao gồm cả HDL-C) khi trong khoảng 2 đến 10 tuổi.
Test HDL-C cũng có thể chỉ định thường xuyên để đánh giá sự thành công
của tiến trình thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục , ngừng
hút thuốc nhằm mục đích gia tăng nồng độ HDL-C.
Đối với người lớn:
Nồng độ HDL
Nguy cơ bệnh tim mạch
ít hơn 40 mg/dl (1,0 mmol/L) cho nam và dưới 50 mg/dl (1,3 mmol/L) cho
phụ nữ,
dấu hiệu gia tăng nguy cơ bệnh tim.
từ 40-50 mg/dl (1.0-1.3 mmol/L) dành cho nam giới và khoảng 50-59 mg/dl
(1.3-1.5 mmol/L) cho phụ nữ
ít có nguy cơ
60 mg/dl (1,55 mmol/L) hoặc cao hơn
rất ít có nguy cơ
* Câu hỏi thường gặp
1. Chiến lược điều trị cho mức HDL thấp là gì?
Mức thấp của HDL-C ít khi được điều trị bằng thuốc, bởi một số loại thuốc
được sử dụng để giảm LDL-C cũng có thể làm tăng HDL-C. Cách tốt nhất là
thay đổi lối sống của bạn như ngừng hút thuốc, tập thể dục hay cai rượu…
4. LDL Cholesterol
Giá trị của xét nghiệm: Để theo dõi cho nguy cơ phát triển bệnh tim.
Khi nào cần xét nghiệm: Test LDL Là một phần của một gói kiểm tra lipid
profile hoặc cholesterol thường xuyên; ít nhất 5 năm/ 1 lần ở người lớn
Chi tiết về xét nghiệm
LDL là một loại lipoprotein mang cholesterol trong máu. LDL được coi
cholesterol "xấu" bởi nó làm tăng lượng cholesterol ở thành mạch, góp phần
gây nên chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim. Do đó trong số các dạng tồn
tại khác nhau của cholesterol trong máu, LDL được coi là loại có ý nghĩa
quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ bệnh tim.
Test LDL cholesterol được sử dụng cùng với các xét nghiệm lipid khác để
theo dõi nồng độ cao của lipid và để xác định nguy cơ phát triển bệnh tim.
Nó cũng được chỉ định một cách thường xuyên nếu bệnh nhân trước đó đã
có nguy cơ bị bệnh tim mạch, hoặc đang trải qua đợt điều trị nồng độ
cholesterol cao. LDL-C thường không được chỉ định riêng lẻ, mà được chỉ
định cùng với các xét nghiệm khác, bao gồm cholesterol, HDL cholesterol
(HDL-C), và triglycerid như là một phần của lipid profile. Người lớn nên
được kiểm tra ít nhất 5 năm/ 1 lần.
HDL-C có thể được chỉ định thường xuyên hơn cho những người đã có một
hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim. Yếu tố nguy cơ chủ yếu bao gồm:
• Hút thuốc lá
• Tuổi (người đàn ông 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ 55 tuổi trở lên)
• Cao huyết áp (huyết áp của 140/90 hoặc cao hơn hoặc dùng thuốc huyết áp
cao)
• Gia đình lịch sử của bệnh tim.
• Đã có một cơn đau tim từ trước.
• Đái tháo đường
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ thấp, test lipid không cần thực
hiện thường xuyên. Còn trẻ em có nguy cơ cao cần phải có lipid profile đầu
tiên (bao gồm LDL-C) khi trong khoảng 2 đến 10 tuổi.
Theo PHẦN trình giáo dục cholesterol quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn có không
có yếu tố nguy cơ khác, mức LDL-C có thể được đánh giá như sau:
• Ít hơn 100 mg / dl (2,59 mmol / L)
tối ưu
• 100-129 mg / dl (2.59-3.34 mmol / L)
Gần tối ưu
• 130-159 mg / dl (3.37-4.12 mmol / L)
Tiệm cận mức cao
• 160-189 mg / dl (4.15-4.90 mmol / L)
Cao
• Lớn hơn 189 mg / dl (4,90 mmol / L)
Rất cao
Các yếu tố nguy cơ có thể làm thay đổi khoảng giá trị mong muốn của LDL.
Khi điều trị các yếu tố nguy cơ này, mức LDL có thể coi là một đích điều trị,
cụ thể như sau:
• LDL dưới 100 mg / dl (2,59 mmol / L) nếu bạn có bệnh tim hay bệnh tiểu
đường .
• LDL thấp hơn 130 mg / dl (3,37 mmol / L) nếu bạn có 2 hoặc nhiều yếu tố
nguy cơ (nguy cơ trung gian cho bệnh tim).
• LDL thấp hơn 160 mg / dl (4,14 mmol / L) nếu bạn có 0 hay 1 yếu tố nguy
cơ (rủi ro thấp cho bệnh tim).
Ở phụ nữ khi mang thai, nồng độ cholesterol LDL có thể tăng. Phụ nữ nên
đợi ít nhất sáu tuần sau khi sinh để kiểm tra mức LDL-C
* Câu hỏi thường gặp
1.Chiến lược điều trị cho bệnh nhân có mức LDL cao?
Bước đầu tiên trong điều trị cao cholesterol LDL là việc áp dụng các thay
đổi lối sống, bao gồm giảm chất béo trong chế độ ăn uống, đạt và duy trì
trọng lượng cơ thể mong muốn, tập thể dục thường xuyên. Nếu thay đổi lối
sống không làm giảm dược cholesterol LDL , khi đó thuốc có thể được chỉ
định.
2. Sự thay đổi lối sống, như tập thể dục hoặc chế độ ăn uống có ảnh hưởng
như thế nào đến khả năng giảm LDL-C?
Mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lối sống phụ thuộc vào tứng cá nhân. Ví
dụ nếu chế độ ăn ít chất béo hơn (khoảng 7%) thì mức LDL cholesterol có
thể giảm đi khoảng 10%.
5 Apo A
Giá trị của xét nghiệm: Để xác định bện nhân có đủ hàm lượng Apo AI hay
không (đặc biệt là trong trường hợp HDL-C bị giảm), và để giúp xác định
nguy cơ phát triển bệnh mạch vành (CAD)
Khi nào cần xét nghiệm: Khi bạn có chứng lipid máu cao và / hoặc một bệnh
sử CAD của gia đình hay bệnh mạch máu ngoại vi; khi bác sĩ đang cố gắng
để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim; khi bạn đang theo dõi hiệu quả của
tiến trình điều trị rối loạn lipid và / hoặc thay đổi lối sống .
Rối loạn Lipid máu và
bệnh tim mạch – Phần 3
Chi tiết về xét nghiệm
Apolipoprotein là những thành phần protein trong phức hợp lipoproteincó
chức năng vận chuyển lipid trong hệ thống tuần hoàn. Hầu hết các
lipoprotein có cấu tạo giàu cholesterol hay triglycerid . Lipoprotein tỷ trọng
cao (HDL hay cholesterol tốt) bình thường chưa liên kết với lipid. HDL tới
các mô, thu thập cholesterol dư thừa rồi vận chuyển về gan. Tại gan,
chelesterol được tái sử dụng hoặc bài tiết vào mật. Đó là cách duy nhất mà
cơ thể sử ụng để loại bỏ cholesterol thừa. Chính vì nguyên nhân đó, HDL có
khả năng bảo vệ thành mạch khỏi nguy cơ xơ vữa mang lại bởi cholesterol.
Nếu coi HDL là chất vận chuyển cholesterol, thì Apolipoprotein A được coi
là chất dẫn đường cho HDL. . Nó kích hoạt các enzym nhằm chuyển
cholesterol từ các mô vào HDL, đồng thời giúp các thụ thể tại gan nhận ra
HDL cho quá trình xử lý cholesterol về sau. Có hai dạng apolipoprotein A
bao gồm Apo AI và Apo A-II. Apo I tồn tại nhiều hơn Apo A-II (khoảng 3-
1). Nồng độ của Apo AI có thể được đo trực tiếp đồng thời có xu hướng tăng
lên và giảm xuống cùng với mức HDL. Một số chuyên gia cho rằng Apo AI
có thể là một chỉ báo tốt hơn về rủi ro xơ vữa hơn so với các test HDL thông
thường.
Sự thiếu hụt Apo AI xuất hiện tương quan với một nguy cơ phát triển bệnh
mạch vành (CAD) và bệnh mạch máu ngoại vi.
Apo AI có thể được chỉ định như là một phần của một lipid profle để giúp
xác định nguy cơ phát triển CAD. Nó đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân
lịch sử gia đình mắc bệnh tim và / hoặc rối loạn lipid. Apo I cũng có thể
được chỉ định để chẩn đoán những rối loạn khác trong cơ thể dẫn đến thiếu
hụt Apo AI, hay để theo dõi hiệu quả tiến trình thay đổi lối sống và cách
điều trị rối loạn lipid của bệnh nhân.
Apo AI có thể được chỉ định cùng với Apo B-100 (Apo B) khi bác sĩ muốn
kiểm tra tỷ lệ Apo A / B (đôi khi được sử dụng như là một chỉ báo nguy cơ
CAD, về cơ bản cho thấy tỷ lệ cholesterol tốt/ xấu ).
Bác sĩ có thể chỉ định test Apo AI, cùng với các xét nghiệm khác, khi bệnh
nhân đang trải qua quá trình điều trị hạ lipid hoặc thay đổi lối sống (như chế
độ ăn uống giảm chất béo và gia tăng tập thể dục thường xuyên), để giám sát
hiệu quả của các thay đổi này.
Apo A-I thay đổi trong các trường hợp sau:
Tăng
• Suy thận mãn
• Dùng thuốc gây nghiên như: carbamazepin, estrogen, ethanol, lovastatin,
niacin, thuốc tránh thai, phenobarbital, pravastatin và simvastatin
• chứng rối loạn di truyền
hypoalphalipoproteinemia (hiếm gặp)
• Hút thuốc
• Đái tháo đường chưa kiểm soát
• Sử dụng statin
Giảm
• Chứng rối loạn di
hyperalphalipoproteinemia (hiếm gặp)
• Dùng các thuốc gây nghiên như: androgens, chẹn
beta, thuốc lợi tiểu, và progestins (tổng hợp
progesterone)
• Tập thể dục
• Mang thai
• Sụt cân
Do phụ nữ có xu hướng có HDL cao hơn, họ cũng có nồng độ của Apo AI
cao hơn so với nam giới.
Mặc dù Apo-I là một xét nghiệm rất hữa ích, nhưng nó vẫn không thể thay
thế các test xét nghiệm lipid thường quy khác để giúp chẩn đoán bệnh rối
loạn lipid. Apo-I thường được sử dụng như một giá trị tham chiếu trong quá
trình điều trị bệnh
* Câu hỏi thường gặp
1. Tôi có thể làm gì để nâng cao Apo -I?
Thường xuyên tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để tăng HDL và
Apo AI. Bằng cách giảm các chất béo trong chế độ ăn uống của bạn, việc
duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, và tập thể dục, bạn có thể giúp giảm
nguy cơ phát triển bệnh tim
6. Apo B
Giá trị của xét nghiệm: Để giúp đánh giá nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa
động mạch tim
Khi nào cần xét nghiệm: Khi bạn có lịch sử gia đình mắc bệnh tim và / hoặc
rối loạn lipid và bác sĩ đang cố gắng xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch;
đôi khi để giám sát điều trị lipid hoặc để giúp chẩn đoán nguyên nhân thiếu
hụt Apo B .
Chi tiết về xét nghiệm
Apo B-100 là một protein thiết yếu đối với các phức hợp lipoprotein tỷ trọng
rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Apolipoprotein B giúp
làm nên cấu trúc phức hợp và đóng vai trò chỉ dẫn để vận chuyển các lipid
thân nước (như cholesterol và triglycerides) vào tế bào. Apo B được nhận
biết bởi thụ thể tìm thấy trên bề mặt của nhiều tế bào. Những thụ thể này
thúc đẩy sự hấp thu cholesterol vào các tế bào.
Thực tế, có hai dạng Apolipoprotein B: Apo B-100 và Apo B-48. Apo B-48
được tạo ra trong ruột. Nó là một phần cấu trúc của chylomicrons, một
lipoprotein lớn chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển ban đầu của lipid đến
gan. Trong gan, cơ thể tái cấu trúc các lipid và kết hợp chúng với Apo B-100
(sản xuất trong gan) để tạo thành lipoprotein VLDL giàu triglycerid. Trong
máu, một loại enzyme gọi là lipoprotein lipase (LPL) loại bỏ triglycerid từ
VLDL để tạo lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL), rồi lipoprotein tỷ trọng
thấp (LDL) . Mỗi hạt VLDL chứa một phân tử của Apo B-100, được giữ lại
trong khi VLDL thu nhỏ để trở thành LDL giàu cholesterol hơn. Các xét
nghiệm cận lâm sàng hiện nay mới chỉ đo chỉ số Apo B-100.
Các cholesterol LDL và Apo B-100 rất quan trọng cho sự toàn vẹn của màng
tế bào, sự sản xuất hoóc môn giới tính, và sản xuất steroid. Tuy nhiên nếu bị
sản xuất quá mức, LDL có thể tạo mảng cholesterol bám trong thành động
mạch và dẫn đến xơ vữa thành mạch máu. Hội chứng này thu hẹp các mạch
và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bởi vậy cholesterol LDL (LDL-C) được
kiểm tra thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bệnh nhân.
Apo B-100 được chỉ định, cùng với các xét nghiệm lipid khác, để giúp xác
định nguy cơ của một cá nhân phát triển xơ vữa động mạch và bệnh mạch
vành (CAD). Nó không được sử dụng như một theo dõi sàng lọc cộng đồng
nói chung.
Đôi khi các bác sĩ sẽ đặt cả Apo AI (liên kết với lipoprotein mật độ cao
HDL) và Apo B-100 để có được một tỷ lệ A / B, nhằm cung cấp thêm thông
tin về bệnh lý rối loạn lipid máu.
Apo B-100 thay đổi trong các trường hợp sau:
Tăng
• Tiểu đường
• Sử dụng thuốc như: androgens, chẹn beta, thuốc lợi tiểu, progestins (tổng
hợp progesterones)
• Chứng tăng lipid do rối loạn di truyền (một chứng rối loạn trong máu gây
tăng cholesterol và triglycerides)
• Suy giáp
• hội chứng thận hư
• Mang thai (mức tăng tạm thời và giảm trở lại sau khi sinh)
Giảm
• Thuốc: estrogen (ở phụ nữ mãn kinh), lovastatin, simvastatin, niacin, và
thyroxine
• Cường giáp
• Suy dinh dưỡng
• Hội chứng Reye
• Sụt cân
• Phẫu thuật
• Abetalipoproteinemia (còn gọi là hội chứng thiếu Apolipoprotein B hoặc
Hội chứng Bassen-Kornzweig, một tình trạng di truyền rất hiếm)
• Bệnh gan mạn tính
* Câu hỏi thường gặp
1. Apo B-48 có cần phải xét nghiệm hay không?
Trong khi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm vào vai trò của chylomicrons
(các lipoprotein có chứa Apo B-48), hiện tại chưa có lý do cần thiết để xét
nghiệm Apo B-48.
1. Tôi có thể làm gì để giảm Apo B-100? <!--
[endif]-->
Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ giúp làm giảm Apo B-100 và
giảm nguy cơ bị bệnh tim.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_loan_lipid_mau_6549.pdf