Đặt vấn đề: Điều trị HIV/AIDS bằng ARVs có thể kéo dài suốt đời, vì vậy những tác dụng phụ không
mong muốn có thể xuất hiện, trong đó rối loạn lipid là một vấn đề mới được đề cập gần đây.
Mục tiêu: Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới.
Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Rối loạn lipid máu trong nghiên cứu được ghi nhận ở 159/217(73,3%) bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS được điều trị bằng ARVs bậc 2, trong đó rối loạn kiểu nhóm 1 (tăng cholesterol + triglycerid) là 89
(41%) bệnh nhân, nhóm 2 (tăng cholesterol + triglycerid + LDL‐C) là 84 (38,7%) và nhóm 3 (tăng cholesterol +
triglycerid + LDL‐C và giảm HDL‐C) là 52 (24%). Tăng Cholesterol được ghi nhận 47,9% (Trị số trung bình
5,42 ± 1,84 mmol/L), Triglycerid 71,4% (Trị số trung bình 4,35 ± 3,34 mmol/L), LDL ‐C 58,1% (Trị số trung
bình 4,68 ± 3,31 mmol/L) và giảm HDL‐C 35% (Trị số trung bình 1,17 ± 0,50 mmol/L). Rối loạn lipid máu có
liên quan đến với tuổi và nồng độ Hb.
11 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hiv/aids điều trị arv bậc 2 tại bệnh viện bệnh nhiệt đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống. Phục hồi miễn dịch đánh giá dựa vào sự
gia tăng tế bào T CD4 +, giảm tải lượng virus
dưới ngưỡng phát hiện, không xuất hiện các
bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, việc điều
trị này thường đưa đến tăng cholesterol toàn
phần, LDL‐C và triglyceride. Trong phác đồ có
thuốc ức chế men sao chép ngược không có gốc
(non‐nucleos(t)ide reverse transcriptase
inhibitors = NNRTI), có sự gia tăng cholesterol
toàn phần, LDL‐C và triglycerids, tăng
triglyceride thường không nghiêm trọng như
phác đồ có sử dụng PI. Thời gian điều trị kéo dài
cũng gây rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của
chúng tôi thấy bệnh nhân có tiền sử điều trị
ARV bậc 1 từ 12‐36 tháng tỉ lệ rối loạn lipid máu
nhiều hơn. Nghiên cứu của Calza L(2) trên 130
bệnh nhân năm 2005 cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid
máu sau 12 tháng điều trị 42,2%. Tỉ lệ trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 409
nghiên cứu của chúng tôi là 40,6%, chỉ nói được
bệnh nhân có tiền sử dùng ARV bậc 1 thời gian
12‐ 36 tháng có rối loạn lipid máu nhiều hơn
nhưng lại không có khác biệt thống kê giữa các
nhóm.
Liên quan tiền căn sử dụng d4T phác đồ ARV
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
có tiền sử điều trị d4T trước khi chuyển sang
phác đồ ARV bậc 2 tỉ lệ rối loạn lipid máu nhóm
1 là 40,8%, nhóm 2 là 36,7% và nhóm 3 là 27,6%.
Nghiên cứu của Katherin) cho thấy bệnh nhân có
tiền sử điều trị d4T thì tỉ lệ rối loạn lipid máu
nhiều hơn khi chuyển sang phác đồ so với người
không có tiền sử điều trị d4T. Một nghiên cứu
khác của Johannes R(5) và cộng sự thực hiện năm
2004 có tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân sử
dụng d4T sau 42 tháng là 27%, tương tự với
nghiên cứu của chúng tôi.
Liên quan tiền căn sử dụng NVP phác đồ ARV
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2
NVP được ghi nhận ít gây rối loạn lipid máu
hơn so với các thuốc khác trong nhóm NNRTIs.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giữa bệnh
nhân có và không có tiền sử điều trị NVP không
có khác nhau khi chuyển sang điều trị phác đồ
ARV bậc 2. Nghiên cứu của Marianne S(9) cho
thấy NVP gây rối loạn lipid máu thấp hơn các
thuốc cùng nhóm NNRTIs.
Liên quan tiền căn sử dụng EFV phác đồ ARV
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2
Trong nhóm thuốc NNRTIs, EFV được ghi
nhận gây rối loạn lipid máu nhiều hơn so với
NVP. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận bệnh
nhân có tiền căn sử dụng EFV trước khi chuyển
sang phác đồ ARV bậc 2 tỉ lệ rối loạn lipid máu
nhiều hơn so với không sử dụng ở cả 3 kiểu rối
loạn (42,5% và 38,9%; 40,2% và 33,7%; 25,2% và
22,2%). Một nghiên cứu cắt ngang của Eric W(13)
thực hiện tại Cameroon được tiến hành từ tháng
11 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, 138 bệnh
nhân HIV chưa điều trị ARV và 138 người khác
được điều trị ít nhất 12 tháng với phác đồ bao
gồm NVP hoặc EFV. Kết quả cho thấy nhóm
dùng EFV thì có tỉ lệ rối loạn lipid máu nhiều
hơn. Như vậy, bệnh nhân có tiền căn sử dụng
EFV tỉ lệ rối loạn lipid máu sẽ cao hơn so với
nhóm bệnh nhân không có sử dụng thuốc này
trước khi chuyển sang phác đồ bậc 2.
Mối liên quan rối loạn lipid máu và thời gian
sử dụng ARV bậc 2
Nghiên cứu của chúng tôi trên 217 bệnh
nhân với thời gian điều trị ARV bậc 2 được chia
ra làm ba loại: dưới 12 tháng, từ 12 đến 36 tháng
và trên 36 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ rối loạn lipid máu nhóm 1 ở bệnh nhân có thời
gian điều trị ARV trên 36 tháng nhiều hơn 21‐36
tháng và dưới 36 tháng (44,8%, 39,3% và 40%). Ở
bệnh nhân có rối loạn nhóm 2 được dùng thuốc
trên 36 tháng cũng cao hơn 2 kiểu nhóm còn lại.
Rối loạn kiểu nhóm 3 ở bệnh nhân điều trị từ
trên 36 tháng cao hơn nhóm bệnh nhân điều trị
dưới 12 tháng (27,5% vs 20%). Như vậy, bệnh
nhân có thời gian điều trị ARV lâu hơn có rối
loạn lipid máu nhiều hơn nhưng không có khác
biệt thống kê. Nghiên cứu của Katherine(6) trên
1035 bệnh nhân cho thấy thời điều trị ARV bậc 2
lâu rối loạn lipid máu nhiều hơn (không có khác
biệt thống kê), nghiên cứu của Adewole O(1) năm
2010 tại Nigeria trên 130 bệnh nhân cho thấy
bệnh nhân điều trị ARV trên 12 tháng có rối loạn
lipd máu nhiều hơn so với nhóm dưới 12 tháng.
Thời gian điều trị ARV dài hơn có rối loạn lipid
máu nhiều hơn nhưng không có khác biệt thống
kê. Như vậy, so với một số nghiên cứu trên thế
giới, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu đã thực hiện.
Mối liên quan rối loạn lipid máu và tế bào T
CD4+ ở bệnh nhân sử dụng ARV bậc 2
Kết quả nghiên cứu liên quan giửa số lượng
tế bào T CD4+ và rối loạn lipid máu của chúng tôi
cho thấy rối loạn kiểu nhóm 1 khi T CD4+ (tế
bào/mm3 máu) dưới 200 là 45,3%, cao hơn bệnh
nhân có số lượng tế bào T CD4+ trên 200. Rối loạn
kiểu nhóm 2 ở bệnh nhân có số lượng tế bào T
CD4+ thấp hơn cũng có rối loạn lipid máu nhiều
hơn (41,5% so với (38,5%). Đối với rối loạn kiểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 410
nhóm 3, tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân có T
CD4+ dưới 200 và trên 200 tỉ lệ lần lượt là 24,5%
và 23,8%. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy bệnh nhân có số lượng T CD4+ dưới 200
sẽ có rối loạn lipid máu nhiều hơn (không có
khác biệt thống kê giữa các nhóm), phù hợp với
một số nghiên cứu khác đã thực hiện trên thế
giới. Nghiên cứu của Catharina(3) thực hiện trên
12.513 bệnh nhân ở Tanzania (2011) cho thấy có
sự gia tăng trị số trung bình của triglyceride và
LDL‐C khi số lượng tế bào T CD4+ dưới 200.
Mối liên quan rối loạn lipid máu và ALT ở
bệnh nhân được điều trị phác đồ bậc 2
Nồng độ ALT trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi là 37,16 ± 36,07 IU/L. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nhóm 1 tỉ lệ rối loạn lipid
máu khi ALT ≥ 45 và <40 lần lượt là 44,2% và
31.1%. Nhóm 2 (cũng cho kết quả tương tự
(41,7% so với 38,5%) và nhóm 3 kết quả lần lượt
là (24,5% và 22,2%). Tuy có tỉ lệ rối loạn cao hơn
nhưng không có khác biệt thống kê giữa các
nhóm. Tăng men gan kèm rối loạn lipid máu
cũng có thể do bệnh lý chuyển hóa ở gan.
Nghiên cứu của Adewole(1) (2010) cho thấy
không có sự liên quan giữa viêm gan và rối loạn
lipid máu. Tăng men gan liên quan đến rối loạn
lipid máu trên bệnh nhân điều trị ARV bậc 2
chưa được nghiên cứu nhiều. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi chưa phù hợp với một số
nghiên cứu trên thế giới nên cần có nhiều
nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn để
kết luận vấn đề này.
Mối liên quan của Hb đến rối loạn lipid máu ở
bệnh nhân được điều trị phác đồ ARV bậc 2
Điều trị ARV đã cải thiện rõ rệt về lâm sàng,
bệnh nhân hết nhiễm trùng cơ hội, sinh hoạt tốt
hơn và cải thiện tình trạng thiếu máu. Hb trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi 13,66 ± 1,81
g/L. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và nồng
độ Hb trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
như sau bệnh nhân có Hb trên 12g/L có rối loạn
lipd máu nhiều hơn nhóm bệnh nhân thiếu
máu. Ở nhóm 3, bệnh nhân điều trị ARV bậc 2,
Hb trên 12g/L rối loạn có liên đến rối loạn lipid
máu và có khác biệt giữa 2 nhóm (26% và 13,9%
với p= 0,049). Một nghiên cứu tại Hàn Quốc của
Ozdemir A(11) thực hiện năm 2007 trên 427 bệnh
nhân ghi nhân nhóm bệnh nhân có chỉ số Hb
trên 14g/L sẽ có rối loạn lipid máu nhiều hơn.
Giải thích điều này có thể do Hb <12g/L gặp ở
những bệnh nhân có tình trạng suy kiệt kèm
thiếu máu, BMI sẽ thấp nên tình trạng rối loạn
lipid máu sẽ thấp hơn. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên,
liên quan giữa chỉ số Hb và rối loạn lipid máu
trên bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng ARV bậc 2
chưa được khảo sát nhiều trong các nghiên cứu
trên thế giới.
KẾT LUẬN
Rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của
chúng tôi được ghi nhận ở 159/217 (73,3%) bệnh
nhân, trong đó các chỉ số rối loạn kiểu nhóm 1
(tăng cholesterol và triglyceride) là 41%, nhóm 2
(tăng cholesterol, triglyceride và LDL‐C) là
38,7% và nhóm 3 (tăng cholesterol + triglycerid +
LDL‐C và giảm HDL‐C) là 24%. Tăng
Cholesterol được ghi nhận 47,9% bệnh nhân với
trị số trung bình 5,42 ± 1,84 mmol/L, tăng
triglyceride 71,4% với trị số trung bình 4,35 ±
3,34 mmol/L, tăng LDL‐C 58,1% với trị số trung
bình 4,68 ± 3,31 mmol/L và giảm HDL‐C 35%
với trị số trung bình 1,17 ± 0,50 mmol/L.
Các yếu tố tuổi, thời gian nhiễm HIV, thời
gian sử dụng ARV bậc 1, thời gian sử dụng ARV
bậc 2, trị số ALT, Hb có liên quan đến rối loạn
lipid máu nhưng không có giá trị thống kê.
Tóm lại, qua nghiên cứu chúng tôi mới ghi
nhận có rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS nhưng chưa tìm được các yếu tố liên
quan cũng như diễn tiến cơ học nồng độ lipid
trong quá trình điều trị cũng như hậu quả của
rối loạn lipid trên bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adewole O, Eze S, Betiku, Anteyi E, Wada I, Ajuwon Z,
Erhabor G, (2010), “Lipid profile in HIV/AIDS patients in
Nigeria”, Afr Health Sci, 10(2), pp. 144–149
2. Calza L, Manfredi R, Chiodo F., et al, (2011), “Dyslipidaemia
associated with antiretroviral therapy in HIV‐infected
patients” Journals Antimicrobial Chemotherapy, 53(1), pp. 10‐14
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 411
3. Carlos D, Aberg J, et al. (2011), “Management of dyslipidemia
in HIV‐infected”, Clinical Infectious Diseases, 37, (5), pp. 613‐
627
4. Eoin R, Patrick W, (2011), “HIV and HAART‐Associated
Dyslipidemia Open Cardiovasc”, Med J, 5, pp. 49–63.
5. Johannes R, Vielhauer V, Beckmann RA.; Michl G, Wille L,
Salzberger B et al. (2004), “Stavudine Versus Zidovudine and
the Development of Lipodystrophy”, AIDS, 28, pp. 263‐279.
6. Katherine S, (2010), “Metabolic consequences and therapeutic
options in highly active antiretroviral therapy in human
immunodeficiency virus‐1 infection”, J Antimicrobial
Chemotherapy, 61(2), pp. 238‐245
7. Lê Bửu Châu (2009), “Diễn biến bệnh nhân nhiễm HIV người
lớn sau điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt
đới Tp.Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sỹ Y học.
8. Marianne S, Raffi F, Capeau J, Willy R, Marie R, Christian P,
et al (2008), “Factors related to lipodystrophy and Metabolic
Alterations in Patients with Human Immunodeficiency Virus
infection receiving highly active antiretroviral therap”, Clin
Infect Dis, 34(10), pp. 1396‐1405.
9. Nawakatare JM, (2012), “Assement ofrisk factor for
cardiovasculardiseases among HIV infected patiens artending
muhimbili national hospital care and treatment clinic”, Mmed,
30, pp. 470‐491
10. Nery MW, Martelli CM, Turchi MD, et al. (2011),
“Dyslipidemia in AIDS patients on highly active
antiretroviral therapy”, Braz J Infect Dis, 15(2), pp.151‐155.
11. Ozdemir A, Sevinç C, Selamet U, Türkmen F, (2007), “The
relationship between iron deficiency anemia and lipid
metabolism in premenopausal women”, Am J Med Sci, 334(5),
pp. 331‐3.
12. Pefura EW, Foueudjeu A, KengneAP, Kaze FJ, Ngogang J, et
al. (2011), “First‐line antiretroviral therapy and dyslipidemia
in people living with HIV‐1 in Cameroon”, AIDS Res Ther, 8,
pp. 25‐33.
13. Pefura Yone EW, Betyoumin AF, Kengne AP, Kaze Folefack
FJ, Ngogang J.. (2011), “First‐line antiretroviral therapy and
dyslipidemia in people living with HIV‐1 in Cameroon: a
cross‐sectional study”, AIDS Res Ther, 33 (8), pp. 1142‐1186.
14. Périard D, Telenti A, Cheseaux JJ, Halfon P, Reymond
MJ, Marcovina SM. (1999), “Atherogenic dyslipidemia in
HIV‐infected individuals treated with protease inhibitors. The
Swiss HIV Cohort Study”, Mesh, 100(7), pp. 700‐5.
15. Phạm Bá Hiền, Thẩm Chí Dũng, Trần Viết Tiến và Nguyễn
Văn Mùi, (2009), “Đánh giá tác dụng không mong muốn của
hai phác đồ điều trị bệnh nhân AIDS: Stavudine +
Lamivudine + Nevirapine và Zidovudine + Lamivudine +
Nevirapine”, Tạp chí Y học Dự phòng, 21, pp. 96‐102.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 401_0041.pdf