-Là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn
phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh thường là đồng thời
nhưng ít nhất cũng cách nhau khoảng vài ngày. Mối liên quan của chúng với
những rối loạn cảm xúc điển hình (F30-F39) và với các rối loạn phân liệt (F20-F24) là không chắc chắn, chúng được coi như một thể loại riêng, bởi vì chúng rất
phổ biến nên không bỏ qua được.
- Hoạt động hưng cảm:
. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: lôi cuốn, hữu ích.
. Tâm thần phân liệt: vô lý, si dại, khó hiểu, phá hoại.
- Ngôn ngữ:
. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: ngôn ngữ có mục đích, có ý nghĩa sát thức
tại.
. Tâm thần phân liệt: ngônngữ xa rời thực tại, khó hiểu.
- Cảm xúc:
* Hưng cảm: RLCX lưỡng cực khoan khoái, dễ chịu: TTPL đơn điệu,
nghèo nàn, ít di động.
* Trầm cảm: RLCX lưỡng cực buồn sinh thể: TTPL vô cảm xúc, bàng
quan.
-Thời gian giữa cơn: giữa cơn rối loạn cảm xúc hoàn toàn bình thường.
Giữa cơn TTPL ít nhiều biến đổi nhân cách, thiếu hoà hợp, tự kỷ, thế năng tâm
thần giảm sút.
-Tiến triển của bệnh: TTPL càng tiến triển, nét phân liệt ngày càng rõ rệt.
Theo một số tác giả sau cơn thứ 3 TTPL làm biến đổi nhân cách rõ rệt.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
(Kỳ 3)
B. Chẩn đoán phân biệt:
1. Rối loạn phân liệt cảm xúc F25:
- Là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn
phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh thường là đồng thời
nhưng ít nhất cũng cách nhau khoảng vài ngày. Mối liên quan của chúng với
những rối loạn cảm xúc điển hình (F30-F39) và với các rối loạn phân liệt (F20-
F24) là không chắc chắn, chúng được coi như một thể loại riêng, bởi vì chúng rất
phổ biến nên không bỏ qua được.
- Hoạt động hưng cảm:
. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: lôi cuốn, hữu ích.
. Tâm thần phân liệt: vô lý, si dại, khó hiểu, phá hoại.
- Ngôn ngữ:
. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: ngôn ngữ có mục đích, có ý nghĩa sát thức
tại.
. Tâm thần phân liệt: ngôn ngữ xa rời thực tại, khó hiểu.
- Cảm xúc:
* Hưng cảm: RLCX lưỡng cực khoan khoái, dễ chịu: TTPL đơn điệu,
nghèo nàn, ít di động.
* Trầm cảm: RLCX lưỡng cực buồn sinh thể: TTPL vô cảm xúc, bàng
quan.
- Thời gian giữa cơn: giữa cơn rối loạn cảm xúc hoàn toàn bình thường.
Giữa cơn TTPL ít nhiều biến đổi nhân cách, thiếu hoà hợp, tự kỷ, thế năng tâm
thần giảm sút.
- Tiến triển của bệnh: TTPL càng tiến triển, nét phân liệt ngày càng rõ rệt.
Theo một số tác giả sau cơn thứ 3 TTPL làm biến đổi nhân cách rõ rệt.
2. Trạng thái sa sút trí tuệ:
- Khoái cảm, giải thể bản năng, hoang tưởng tự cao rõ rệt.
- Lâm sàng: rối loạn cảm xúc lưỡng cực trí tuệ không sa sút, bệnh nhân
không mất hoàn toàn khả năng tự kiểm soát hành vi tác phong.
Sa sút trí tuệ: Trí tuệ sa sút, bệnh nhân mất khả năng tự kiểm soát hành vi,
tác phong.
- Cận lâm sàng: Sa sút trí tuệ: Dịch não tuỷ BW (+).
- Triệu chứng thần kinh: bệnh nhân sa sút trí tuệ có biểu hiện tay run, nói
khó, lưỡi thập thò.
IV. ĐIỀU TRỊ
A. Nguyên tắc chung:
Điều trị triệu chứng: Nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc
trầm). Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện.
- Trầm cảm: nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự sát cao.
- Hưng cảm: nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động gây ra
B. Điều trị giai đoạn trầm cảm:
Hoá dược:
* Lựa chọn thuốc:
- Nếu lo âu, kích thích chiếm ưu thế thì nên dùng thuốc chống trầm cảm
gây êm dịu như Amitriptyline liều từ 50-150 mg/ngày.
- Nếu tình trạng ức chế chiếm ưu thế thì dùng chống trầm cảm hoạt hoá
Survector 100-250 mg/ngày hoặc chống trầm cảm trung gian Anafanil 50-150
mg/ngày.
- Nếu lo âu chiếm ưu thế dùng thuốc chống trầm cảm mới không 3 vòng,
không IMAO như Prozac 20-60 mg/ngày hoặc Stablon 12,5-37,5 mg/ngày.
* Thời gian điều trị: điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường phải được
điều trị trong thời gian dài 4-6 tháng đối với trầm cảm mức độ trung bình, 6 tháng
đến 1 năm đối với hội chứng trầm cảm nặng. Việc chấm dứt điều trị cần được tiến
hành dần dần trong 1 đến 2 tháng.
C. Điều trị giai đoạn hưng cảm:
1. Thuốc an thần kinh: các thuốc an thần kinh được chỉ định để điều trị cơn
hưng cảm.
- Chống loạn thần và làm yên dịu:
. Aminazine 50-300 mg/ngày
. Levomepromazin 50-300 mg/ngày
. Tercian 50-300 mg/ngày
. Thioridazine 50-300 mg/ngày
- Chống loạn thần mạnh, có tác dụng tối đa đối với các loại hoang tưởng,
ảo giác:
. Haloperidol 5-20 mg/ngày
Thuốc an thần kinh luôn luôn phải được điều chỉnh tuỳ theo sự dung nạp
và hiệu quả
2. Thuốc điều chỉnh khí sắc:
- Muối Lithium: Muối Lithium có hiệu quả điều trị nhưng chỉ tác dụng sau
khoảng 8 ngày sử dụng, vì vậy phải được kết hợp với một thuốc an thần kinh lúc
khởi đầu. Sự kết hợp này cần phải có sự theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng chặt
chẽ, đặc biệt phải theo dõi nồng độ tập trung của Lithium trong máu, trong khoảng
cho phép từ 0,5-1,2 mEq/lít.
- Carbamazepin (Tegretol): Hiệu quả điều trị của Carbamazepin xảy ra
nhanh hơn so với Lithium và trong khoảng 3 ngày, được ưu tiên sử dụng trong
trường hợp bệnh hưng trầm cảm có chu kỳ ngắn kết hợp với một thuốc an thần
kinh lúc khởi đầu điều trị. Cần chú ý theo dõi lâm sàng chặt chẽ để đề phòng dị
ứng. Liều dùng: 200-800 mg/ngày.
- Valpromide (Depamide): Depamide là chế phẩm của acide
dipropylacetique (Depakin) đã được sử dụng trong điều chỉnh các rối loạn khí sắc
của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ 1965.
- Thuốc có tác dụng:
. Làm ổn định cảm xúc.
. Yên dịu và tăng hiệu lực yên dịu của các thuốc hướng thần khác.
Được chỉ định:
- Depamid + An thần kinh ở giai đoạn cấp tính giảm nhanh tình trạng loạn
thần và hưng cảm tâm lý vận động hơn là dùng an thần kinh đơn thuần.
- Dự phòng tái phát bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực giảm số cơn và thời
gian kéo dài cơn.
. Giảm số lần tới nhập viện từ 60-80%.
. Giảm cường độ cơn (nếu cơn xuất hiện).
Liều lượng:
. Liều cao: 900-1200 mg
. Trung bình: 600-900 mg
. Liều thấp duy trì: 300-600 mg
Sử dụng liều lượng thuốc tuỳ thuộc vào khả năng dung nạp của từng cá thể
điều trị "đa trị liệu" thì liều cần ít hơn khi sử dụng "đơn trị liệu". Thuốc chia làm 2
lần trong ngày 8 giờ sáng và 8 giờ tối.
V. PHÒNG BỆNH
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường hay tái phát người bệnh có thể có
nhiều giai đoạn phát bệnh trong suốt cuộc đời của mình và giữa những giai đoạn
này bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, do vậy việc điều trị dự phòng là hết sức cần
thiết.
- Chỉ định dự phòng: người bệnh bị mỗi năm 1 cơn, hoặc 2 năm 3 cơn.
Thuốc dự phòng: Các muối Lithium, Carbamazepin, Depamide với liều lượng duy
trì.
- Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác và nghỉ ngơi của người bệnh,
đặc biệt tránh tình trạng quá căng thẳng về cảm xúc. Cần chú ý theo dõi người
bệnh vào mùa thu, mùa hè là những mùa hay phát bệnh. Điều trị sớm ngay từ khi
có các triệu chứng đầu tiên như: Rối loạn giấc ngủ, suy nhược, giảm hoạt động
hay tăng hoạt động rõ rệt so với các trạng thái thông thường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_loan_cam_xuc_luong_cuc_ky_3_0789.pdf