Mặc dù chưa có khung pháp lý riêng về repo, song các công
ty chứng khoán vẫn đang triển khai nghiệp vụ này bình
thường
Mặc dù chưa có khung pháp lý riêng về dịch vụ cầm cố cổ
phiếu (repo) song các công ty chứng khoán vẫn đang triển
khai nghiệp vụ repo bình thường.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Repo cổ phiếu thế nào cho an toàn?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Repo cổ phiếu thế nào cho an
toàn?
Mặc dù chưa có khung pháp lý riêng về repo, song các công
ty chứng khoán vẫn đang triển khai nghiệp vụ này bình
thường
Mặc dù chưa có khung pháp lý riêng về dịch vụ cầm cố cổ
phiếu (repo) song các công ty chứng khoán vẫn đang triển
khai nghiệp vụ repo bình thường.
Năm 2009, họat động repo ở các công ty chứng khoán có gì
mới? Bao giờ hoạt động repo sẽ tăng trở lại chưa? Có nên hạn
chế repo cổ phiếu vào lúc này? Những rủi ro của repo cổ phiếu
trong thời gian qua chủ yếu do những nguyên nhân nào? Cái khó
nhất trong quy trình repo là gì?
Với góc nhìn của người trong cuộc, các công ty chứng khoán đã
chia sẻ những suy nghĩ cũng như khó khăn và thuận lợi khi triển
khai hoạt động repo.
ACBS chủ yếu repo cổ phiếu ngân hàng
(Ông Nguyễn Ngọc Chung – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng
khoán ACB - ACBS)
“Quy trình thực hiện Repo tại ACBS trong năm 2009 có thay đổi
theo xu hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Đến
tháng 2/2009, danh mục Repo của ACBS là 9 cổ phiếu OTC, chủ
yếu là cổ phiếu các ngân hàng.
Tuy nhiên tùy theo nhu cầu cụ thể của khách hàng, ACBS có thể
xem xét Repo các loại cổ phiếu nằm ngoài danh mục phù hợp với
chính sách quản lý rủi ro của công ty.
Hoạt động Repo của ACBS tập trung vào các khách hàng có
năng lực tài chính tốt và không có nợ xấu tại các tổ chức tín
dụng.
Với tình hình ảm đạm hiện nay của thị trường chứng khoán niêm
yết, thị trường OTC cũng sụt giảm nghiêm trọng về khối luợng và
giá trị giao dịch, dẫn đến hoạt động Repo chưa có tín hiệu khả
quan.
Ngoài ra để quản lý rủi ro biến động giá, các công ty chứng khoán
rất thận trọng trong nghiệp vụ Repo trước tình hình giá biến động
giảm hiện nay.
Rủi ro trong hoạt động Repo tập trung ở rủi ro thanh khoản, rủi ro
giá và rủi ro về đối tác.
Năm 2008 vừa qua, thị trường liên tục giảm giá và giá trị giao
dịch giảm mạnh làm gia tăng rủi ro thanh khoản và rủi ro giảm
giá.
Nếu trong quy trình quy định rõ các mức cảnh báo, xử lý thì công
ty sẽ ngăn chặn kịp thời rủi ro phát sinh, đảm bảo an toàn nguồn
vốn.
Ngoài ra, trong quá trình xem xét đáp ứng nhu cầu Repo của nhà
đầu tư nếu các công ty chứng khoán không có cơ chế xem xét
năng lực tài chính và thiện chí hợp tác của đối tác thì sẽ gặp khó
khăn trong việc ngăn chặn rủi ro này”.
Quy trình repo có nhiều thay đổi
(Ông Nguyễn Văn Trung – Phó tổng giám đốc Công ty Chứng
khoán VNS)
“Năm 2008, cùng với diễn biến phức tạp của thị trường chứng
khoán, hoạt động Repo cổ phiếu tại các công ty chứng khoán đã
gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, trong năm 2009, quy trình Repo cổ phiếu cho khách hàng
tại VNS đã có nhiều thay đổi, chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tối đa
rủi ro như các yêu cầu về đánh giá khách hàng, tài sản đảm bảo,
tỷ lệ repo giảm xuống, thời gian repo ngắn, danh mục cổ phiếu
repo được lựa chọn khắt khe hơn...
Hiện nay, danh mục cổ phiếu nhận repo không cố định mà thay
đổi trong từng thời kỳ, tùy theo diễn biến của thị trường, giá cổ
phiếu và những nhận định phân tích về cổ phiếu của công ty.
Để triển khai được nghiệp vụ repo cổ phiếu, có hai yếu tố chính
để công ty chứng khoán xem xét, đó là diễn biến thị trường và
năng lực tài chính của khách hàng.
Điểm khó khăn nhất trong quy trình repo cổ phiếu chính là việc
yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản khi giá cổ phiếu sụt giảm đến
tỷ lệ quy định và việc thanh lý hợp đồng, bán tài sản nhưng thị
trường mất tính thanh khoản.
Với những diễn biến của thị trường hiện nay, VN-Index vẫn trong
chu kỳ giảm giá, thanh khoản kém, do đó, nhu cầu thực hiện repo
cổ phiếu của khách hàng là không lớn. Nghiệp vụ repo sẽ sôi
động hơn khi thị trường có những biến động tăng, giảm, giá trị
giao dịch lớn.
Những rủi ro trong năm 2008 của việc repo cổ phiếu chủ yếu do
những nguyên nhân: kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp trong năm
đã khiến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị
ảnh hưởng, nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ
phiếu giảm mạnh.
Do đó, nhiều hợp đồng repo đã không tất toán được như cam
kết, gây rủi ro cho công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, tình trạng
mất thanh khoản của thị trường cũng làm ảnh hưởng tới việc xử
lý các hợp đồng repo. Thị trường sụt giảm, hiệu quả đầu tư của
nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài sản
của nhà đầu tư vì thế cũng giảm đi”.
Repo sẽ sôi động vào nửa cuối năm 2009
(Bà Cao Thị Hồng – Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán
quốc tế - VIS)
“Danh mục cổ phiếu mà VIS nhận repo tùy thuộc vào thị trường.
Một trong những tiêu chí đặt ra đó là cổ phiếu tốt, có tính thanh
khoản.
Tuy nhiên, không có cổ phiếu tốt vĩnh viễn và cũng không có cổ
phiếu xấu vĩnh viễn, cho nên ở từng thời điểm khác nhau VIS sẽ
công bố danh sách nhận repo khác nhau. Ngược lại, tùy vào tình
hình vốn của VIS cho phép thời điểm nào có thể nhận repo và
ngược lại.
Theo tôi, khả năng đến nửa cuối năm 2009 thì hoạt động repo sẽ
trở nên sôi động vì:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán đã sụt giảm quá nhiều, nhà
đầu tư dài hạn nhận thấy thời điểm hợp lý để đầu tư vì thực chất
repo là một đòn bẩy về tài chính, và để tăng vốn đầu tư thì nhà
đầu tư tìm đến với hoạt động repo.
Thứ hai, về phía đơn vị cung cấp tài chính, lãi suất giảm cùng với
gói kích cầu của Chính phủ, nguồn vốn trong ngân hàng trở nên
dồi dào hơn, chi phí vốn rẻ hơn, các ngân hàng sẵn sàng mở hầu
bao cho hoạt động repo. Hai điều kiện cung và cầu gặp nhau nên
có khả năng là hoạt động repo sẽ có khởi sắc vào nửa cuối năm
2009.
Cũng nói thêm rằng, sau năm 2007 thị trường lao dốc liên tục nên
một số công ty chứng khoán và ngân hàng ngưng thực hiện hoạt
động repo. Đến đầu năm 2009, cùng với việc bớt căng thẳng về
vốn thì lãi suất được cải thiện, hoạt động repo được các công ty
triển khai nhiều.
Tuy nhiên, lượng nhà đầu tư quan tâm không nhiều vì họ chưa
an tâm về thị thường khi kinh tế vẫn đang tiếp tục suy thoái... đó
là lý do trong 2 tháng đầu năm 2009, hoạt động repo không nhộn
nhịp.
Tôi nghĩ là rất khó để nói điểm nào là điểm đáy của thị trường và
việc hạn chế repo tùy thuộc vào những phân tích và dự đoán
riêng của các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng.
Nếu họ nhận định cổ phiếu cần repo là tốt và thời điểm này giá đã
thấp rồi thì hoạt động repo khá an toàn, ngược lại nếu nhận định
chưa đến thời điểm thì sẽ chưa đẩy mạnh hoạt động repo, ngoài
ra còn phụ thuộc vào từng cổ phiếu và vào tình hình của các tổ
chức, định chế tài chính có thực hiện hoạt động repo này.
Trong thời gian qua, có thể nhắc đến hai rủi ro điển hình trong
hoạt động repo là: giá cổ phiếu xuống quá nhanh trong một thời
gian ngắn và tính thanh khoản không có.
Một điều khoản quan trọng trong hoạt động repo là khi giá giảm
xuống đến một điểm nào đấy thì hoặc đơn vị nhận repo sẽ bán cổ
phiếu đi để lấy lại vốn đã cấp cho khách hàng hoặc yêu cầu nhà
đầu tư nộp thêm tiền vào.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, giá chứng khoán giảm liên
tục và thậm chí một số mã chứng khoán không có thanh khoản
nên cổ phiếu không thể bán được dẫn đến rủi ro cho hoạt động
repo.
Cái khó nhất trong quy trình repo cổ phiếu là phải đánh giá được
cổ phiếu tốt. Việc tránh được rủi ro, dịch vụ này có thành công,
an toàn hay không dựa vào năng lực của tổ chức cung cấp dịch
vụ khi đánh giá cổ phiếu mà tổ chức đó nhận repo.
Trên thực tế, việc đánh giá, lựa chọn cổ phiếu repo là khâu khó
nhất trong quy trình thực hiện sản phẩm repo”.
Rủi ro từ repo đến từ nhiều phía
(Ông Nhữ Đình Hòa – Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán
Bảo Việt -BVSC)
“Mục đích của dịch vụ repo cổ phiếu chưa niêm yết tại BVSC là
nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các khách hàng của BVSC thông qua
việc BVSC thực hiện mua có kỳ hạn một số loại cổ phiếu chưa
niêm yết nằm trong danh sách cổ phiếu repo. Danh mục cổ phiếu
repo sẽ tùy theo từng thời điểm.
Theo dự báo của chúng tôi hoạt động repo sẽ tăng mạnh trở lại
khi thị trường cổ phiếu niêm yết có những dấu hiệu phục hồi rõ
ràng và xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Đồng thời khi thị trường phục hồi, tính thanh khoản của các cổ
phiếu OTC tăng lên thì phía BVSC cũng có điều kiện mở rộng
danh mục cổ phiếu repo hoặc hạn mức repo, điều này sẽ góp
phần tăng thêm tính hấp dẫn của dịch vụ repo và hỗ trợ nhà đầu
tư được tốt hơn.
Thực chất của việc repo cổ phiếu là tận dụng nguồn vốn vay,
chính vì vậy trong điều kiện thị trường bất lợi như hiện nay việc
repo cổ phiếu nên hạn chế để giảm thiểu rủi ro cho cả nhà đầu tư
cũng như cho công ty chứng khoán.
Theo tôi, rủi ro của hoạt động repo trong thời gian qua chủ yếu do
những nguyên nhân như: chưa đánh giá đúng mức mã chứng
khoán trong danh mục repo; danh mục cổ phiếu repo nghèo nàn,
chưa thu hút được khách hàng; danh mục cổ phiếu repo, lãi suất
repo chưa kịp thời thay đổi phù hợp với diễn biến của thị trường;
phạm vi triển khai dịch vụ repo còn hạn chế, không thu hút được
khách hàng; chưa có giải pháp chăm sóc khách hàng một cách
hiệu quả; quy trình nghiệp vụ repo chưa hoàn thiện”.
Nên hạn chế repo cổ phiếu
(Ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối dịch vụ, Công ty Chứng
khoán SME)
“Năm 2009, quy trình repo tại SMES sẽ được hoàn thiện hơn để
đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Các sản phẩm repo cũng
sẽ được mở rộng gồm: repo cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết,
repo trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu của các ngân hàng, các công
ty chứng khoán, tập đoàn lớn), repo cổ phiếu ủy thác đấu giá (hỗ
trợ vay vốn cho khách hàng đấu giá ủy thác qua công ty).
Theo tôi, tình hình repo cổ phiếu chưa thể tăng trở lại vì hiện tại
các công ty chứng khoán đều rất thận trọng trong việc repo cổ
phiếu tránh lặp lại tình trạng bong bóng chứng khoán như năm
2008. Mặt khác các cổ phiếu tại thời điểm hiện tại tính thanh
khoản chưa cao.
Thời điểm hiện nay nên hạn chế repo cổ phiếu để nền kinh tế nói
chung và chứng khoán nói riêng có thời gian để phục hồi.
Những rủi ro trong năm 2008 của việc repo cổ phiếu chủ yếu do
những nguyên nhân: cổ phiếu mất tính thanh khoản do đó khách
hàng không thanh toán; tình trạng bong bóng chứng khoán
(khách hàng repo cổ phiếu rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến
giá bị đẩy lên); các nội dung hợp đồng repo chưa hoàn thiện về
nội dung và ràng buộc giữa các bên liên quan (các công ty
thường là người chịu thiệt hoặc là nắm giữ luôn các cổ phiếu
repo hoặc là bán lỗ thu hồi một phần dư nợ)”.
Quy trình repo của SBS năm 2009 vẫn như cũ
(Ông Ngô Tạo Hùng – Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán chưa
niêm yết, Công ty chứng khoán Sacombank - SBS)
“Quy trình repo của SBS năm 2009 vẫn như cũ, không thay đổi
so với 2008. Danh mục repo tại SBS là danh mục mở, với gần 50
công ty. Với lãi suất repo bây giờ khá hấp dẫn và giá cổ phiếu
khá thấp so với tình hình hoạt động của nhiều công ty tốt nên tình
hình repo từ đây tới cuối năm 2009, theo tôi vẫn rất khả quan.
Thời gian này không nên hạn chế repo chứng khoán mà chỉ nên
hạn chế giá repo mà thôi (không nên repo chứng khoán giá quá
cao so với năng lực tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp).
Trong thời gian qua, những rủi ro về nghiệp vụ repo chủ yếu là
do: thị trường chứng khoán thế giới cũng như thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời gian qua đã giảm mạnh, đặc biệt là
các loại chứng khoán OTC, tính thanh khoản của chứng khoán
cũng giảm mạnh; biên độ dao động giá của OTC rất lớn nên đôi
khi trong việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Cho tới thời điểm này SBS đã hoàn toàn chủ động trong việc xử
lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với nghiệp vụ repo.
Vấn đề mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến repo là giá repo
và lãi suất.
Nên để hấp dẫn được nhà đâu tư, các công ty chứng khoán có
nghiệp vụ repo đều phải chú trọng về vấn đề này. Để hạn chế
những rủi ro trong nghiệp vụ repo,không nên repo giá chứng
khoán quá cao so với tình hình tài chính và kinh doanh của doanh
nghiệp đó”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- repo_co_phieu_the_nao_cho_an_toan.pdf