Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên

Phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện bác

của mình để chỉ ra những điểm (đúng) sai/ (hợp lý) bất hợp lý/ (khả thi) bất khả thi/ (khả

dụng) bất khả dụng, của đối tượng, vấn đề được đem ra tra vấn. Vì người phản biện

luôn cần giữ vị thế độc lập và tính khách quan nên ý kiến phản biện thường có tính khác

biệt, thậm chí có tính đối lập.

Mục đích của phản biện nói chung là mang lại nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối

tượng và từ đó, có giải pháp phù hợp/ hiệu quả tác động lên đối tượng. Vì thế, năng lực

phản biện là năng lực nắm bắt, khai minh chân lý; chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh

báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làm xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc

nhận thức lại các đối tượng/ vấn đề trong chuyên môn hoặc trong sách lược, chiến lược

liên quan đến quốc kế, dân sinh, liên quan đến toàn xã hội. Suy cho cùng, năng lực phản

biện, chủ yếu là năng lực phát hiện những điểm bất cập/ bất hợp lý, bất khả thi, bất khả

dụng và cất lên tiếng nói cảnh báo có ý nghĩa trên cơ sở lật trở vấn đề, quan sát đối tượng

từ nhiều phía (nhất là phía nghịch, mặt trái). Phản biện là hành động thúc đẩy tái nhận

thức, điều chỉnh thái độ, tái kiến tạo giải pháp cho thích đáng, hiệu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG HỌC SINH SINH VIÊN PGS. TS. Nguyễn Thành Thi Trường ĐH Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh 1. Một cách hiểu về phản biện, năng lực phản biện Phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện bác của mình để chỉ ra những điểm (đúng) sai/ (hợp lý) bất hợp lý/ (khả thi) bất khả thi/ (khả dụng) bất khả dụng, của đối tượng, vấn đề được đem ra tra vấn. Vì người phản biện luôn cần giữ vị thế độc lập và tính khách quan nên ý kiến phản biện thường có tính khác biệt, thậm chí có tính đối lập. Mục đích của phản biện nói chung là mang lại nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối tượng và từ đó, có giải pháp phù hợp/ hiệu quả tác động lên đối tượng. Vì thế, năng lực phản biện là năng lực nắm bắt, khai minh chân lý; chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làm xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc nhận thức lại các đối tượng/ vấn đề trong chuyên môn hoặc trong sách lược, chiến lược liên quan đến quốc kế, dân sinh, liên quan đến toàn xã hội. Suy cho cùng, năng lực phản biện, chủ yếu là năng lực phát hiện những điểm bất cập/ bất hợp lý, bất khả thi, bất khả dụng và cất lên tiếng nói cảnh báo có ý nghĩa trên cơ sở lật trở vấn đề, quan sát đối tượng từ nhiều phía (nhất là phía nghịch, mặt trái). Phản biện là hành động thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ, tái kiến tạo giải pháp cho thích đáng, hiệu quả. Trong xã hội tri thức ngày nay, với tinh thần đề cao dân chủ, hội nhập, xã hội hóa giáo dục, không chỉ các chuyên gia trong hoạt động chuyên môn, hoạt động xã hội mới cần ý kiến phản biện/ năng lực phản biện, mà ngay cả trong học tập, cả người dạy lẫn người học cũng cần được/ bị phản biện, cần rèn luyện ý thức, kĩ năng phản biện. Trong trường hợp này, “phản biện” cần được hiểu theo nghĩa rộng: đối thoại giữa người học với người dạy, người học với người học, để chiếm lĩnh nội dung bài học (giai đoạn học đường), đồng thời rèn tập ở người học một số kĩ năng, phẩm chất cần cho việc phản biện chuyên môn, phản biện xã hội trong tư cách công dân, khi rời ghế nhà trường, bước vào hoạt động ở một lĩnh vực chuyên môn, xã hội cụ thể (giai đoạn hậu học đường). Như vậy, Phản biện học đường (hay phản biện trong học tập), chủ yếu là phản biện của học sinh/ sinh viên, giới hạn trong khuôn khổ học đường, thường là phản biện (hay đối thoại về) các khía cạnh/ vấn đề liên quan trực tiếp, gián tiếp đến những nội dung kiến thức, quan niệm mà bài học và môn học đặt ra (phân tích, luận giải về tác phẩm văn chương trong khuôn khổ chương trình cấp học) và phần nào, phản biện xã hội (phản biện trong sinh hoạt tập thể của nhóm, lớp và qua các bài văn nghị luận xã hội). 2. Tính chính đáng, khả thi của việc rèn luyện ở học sinh, sinh viên ngữ văn năng lực phản biện Trở lại với câu hỏi: Có cần thiết, khả thi không, việc hình thành phát triển năng lực phản biện ở học sinh, sinh viên qua dạy - học ngữ văn? Ở đây, có thể tìm câu trả lời cho tính chính đáng của công việc rèn luyện kĩ năng phản biện từ hai phía: mục tiêu, đặc trưng môn học và từ tính ích dụng, khả thi của việc hình thành năng lực phản biện. Từ phía thứ nhất: mục tiêu, đặc trưng của việc dạy học ngữ văn đã bao hàm một tiềm năng phát triển nhu cầu và năng lực phản biện của học sinh, sinh viên. Không thể hy vọng bất kì ai có năng lực phản biện tốt nếu ở họ các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết còn hạn chế. Các loại kĩ năng này tất nhiên, chủ yếu được hình thành, phát triển thông qua môn ngữ văn. Như vậy, tính chính đáng nằm ngay trong mục tiêu của bộ môn. Điều đó đã quá rõ ràng. Nhưng, khía cạnh cần nhấn mạnh ở đây, theo tác giả tham luận này, nằm ở phía khác: tính khác biệt và sự đa dạng thẩm mĩ trong sáng tác, tiếp nhận văn học hóa ra lại là mảnh đất màu mỡ, thích hợp để người đọc, người học nuôi dưỡng, phát biểu ý kiến cá nhân, tức là qua đó, họ sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để rèn luyện kĩ năng phản biện của mình. Cuộc tranh luận xung quanh những câu hỏi sau đây chẳng hạn, có thể cho ta nhiều cách trả lời, nhiều đáp án; có thể tạo ra những ý kiến khẳng định, bác bỏ, thuận chiều, nghịch chiều, phản biện lẫn nhau của học sinh, sinh viên: Triết lý sống vội vàng mà nhân vật “tôi” đề xướng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là nên đồng tình chia sẻ hay nên phê phán, chối từ?; Thực ra tác giả bài thơ Đàn ghi ta của Lorca có thái độ thế nào trước lời nguyện “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của Lorca, mà viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?; Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là đáng thương hay đáng ghét?; Nhân vật Hồn Trương Ba trong bi kịch của Lưu Quang Vũ có điểm khác biệt quan trọng nào so với nhân vật cùng tên trong truyện cổ tích Việt Nam?; Có đúng “Truyện Kiều còn thì nước ta còn” như ý kiến của Phạm Quỳnh hay không? Từ phía thứ hai: tính ích dụng, khả thi của việc hình thành năng lực phản biện ở học sinh sinh viên qua môn học ngữ văn cũng là điều dễ thấy. Năng lực phản biện - mà một phần bộc lộ qua kĩ năng lập luận phản bác cũng như lập luận khẳng định trong nói, viết - rõ ràng là hết sức cần thiết trong học tập và trong công việc, với đời sống cá nhân cũng như với tồn tại cộng đồng. Nó giúp ta tránh được tình trạng đồng thuận dễ dãi, hời hợt, xuôi chiều trong khoa học, đời sống, ngăn chặn tình trạng học vẹt, đọc vẹt, nói vẹt trong học đường. Nếu như có người khéo tổ chức, khơi gợi; nếu như có tình huống, hoàn cảnh thích hợp, không khí cởi mở, hào hứng, thì việc từng bước hình thành năng lực phản biện ở học sinh, sinh viên là hoàn toàn có thể. Như vậy, khả thi hay không, chủ yếu lệ thuộc vào chiến lược, phương pháp và kĩ thuật dạy học. 3. Về lựa chọn, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học để rèn luyện ở học sinh kĩ năng phản bác, phản biện qua dạy học Ngữ văn Năng lực phản biện rõ ràng là nên và cần được có rèn luyện cho các công dân tương lai trong bối cảnh hiện đại ngay từ trên ghế nhà trường. Nhưng bằng phương cách nào? Câu trả lời cụ thể, thỏa đáng không phải là nhiệm vụ của tham luận có tính nêu vấn đề này. Tuy nhiên, trên đại thể, có thể cần lưu ý một vài định hướng: Thứ nhất, giải pháp đặt ra tất nhiên phải đồng bộ, có tính hệ thống, từ vĩ mô đến vi mô. Đây là điều, tại thời điểm này, không dễ. Trong đợt thay sách sắp tới, trên tinh thần đổi mới giáo dục “toàn diện, vững chắc”, hoàn toàn có thể nói đến các giải pháp vĩ mô như việc đưa thêm năng lực phản biện học đường vào mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo dạy học bộ môn; xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, v.v Nhưng trước mắt, ở cấp độ vi mô vẫn có thể nói đến việc thông qua sự lựa chọn, phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học để hình thành ý thức và phần nào kĩ năng phản biện cho học sinh, sinh viên ngữ văn. Chẳng hạn về dạng thức, có thể rèn luyện kĩ năng phản biện nói/ viết, theo đặc trưng chức năng của từng phân môn: văn học, ngữ học, làm văn; về phương pháp, kĩ thuật dạy học, có thể rèn luyện kĩ năng đối thoại phản biện qua dạy học nêu vấn đề có khuyến khích đối thoại; qua kĩ thuật tạo kịch tính làm phát sinh nhu cầu phản biện; qua kĩ thuật dàn dựng kịch bản phản biện có phân cảnh, phân vai phản biện; qua xây dựng, thực hiện hệ thống bài tập xây dựng luận chứng, phản biện luận chứng, bài tập luyện thủ thuật hùng biện hay chống ngụy biện; qua thảo luận nhóm; xem thị phạm phản biện, 4. Một số nhân tố tiền đề Phản biện học đường, phản biện chuyên môn, hay phản biện xã hội (hậu học đường) muốn có chất lượng, hiệu quả, theo tác giả tham luận này, đều phải bảo đảm một số nhân tố tiền đề/ điều kiện sau đây: Thứ nhất, tri thức đủ rộng và sâu. Tri thức đây rất cụ thể, tức là sự hiểu biết thấu đáo về đối tượng, lĩnh vực, vấn đề cần phản biện, thậm chí, luận điểm, luận cứ cần phản bác. Nhân tố này được hình thành trong quá trình học tập, tìm hiểu đối tượng. Không có tri thức thì dễ nói liều, nói phứa, nói càn theo kiểu “điếc không sợ súng”. Đây là nhân tố thuộc về “Điều kiện được trang bị”. Thứ hai, niềm tin đủ mạnh. Ở đây là niềm tin của người phản biện vào tính đúng đắn, sức thuyết phục của lẽ phải trong lập luận của chính mình, tin vào động cơ tốt đẹp của hành vi phản biện vào những gì mình khẳng định/ bác bỏ. Thứ ba: dũng khí đủ cao. Có tri thức, niềm tin mà thiếu dũng khí thì vẫn sợ đụng chạm, mất lòng, ngại tranh luận, né tránh đối thoại, hoặc tham gia phản biện nửa vời, thiếu tính chiến đấu. Tuy nhiên, có dũng khí mà thiếu niềm tin, tri thứcthì sự phản biện có nguy cơ biến thành hành động liều lĩnh, hời hợt, bốc đồng. Thứ tư: hứng thú đủ “nóng”. Hành vi phản biện chỉ được thực hiện khi chủ thể có nhu cầu nội tại làm nên nhiệt hứng thôi thúc từ bên trong. Các nhân tố thứ hai, thứ ba, thứ tư tập hợp thành nhóm nhân tố “Điều kiện về tâm lý, thái độ”. Thứ năm: kĩ năng đủ thuần thục. Kĩ năng đương nhiên không tự nó đến với ai trong chốc lát. Cần phải được rèn luyện và cần tích lũy trong quá trình sống, học tập, làm việc. Đây là nhân tố thuộc về “Điều kiện được rèn luyện”. Tuy nhiên, năm nhân tố trên không cùng một dãy điều kiện, mà thuộc về ba dãy điều kiện khác nhau (tạm gọi là): “Điều kiện được trang bị”, “Điều kiện về tâm lý, thái độ”, “Điều kiện được rèn luyện”. Từ đó, có thể thâu tóm các nhân tố điều kiện bằng công thức: Chất lượng, chiều sâu của phản biện = Điều kiện được trang bị (tri thức) + Điều kiện về tâm lý, thái độ (niềm tin/dũng khí/ hứng thú) + Điều kiện được rèn luyện (kĩ năng) = 1+3+1 Điều hiển nhiên là bốn nhân tố chủ yếu làm tiền đề cho kĩ năng phản bác, năng lực phản biện (trong cấu trúc nhân cách người phản biện): tri thức, niềm tin, dũng khí, hứng thú không thể đến sau kĩ năng; trái lại, chúng cần phải được chuẩn bị trước và không ngừng duy trì, tích lũy trong quá trình rèn luyện kĩ năng. 5. Kết luận Phản biện là một loại công việc mang lại nhiều ích dụng trong các lĩnh vực chuyên môn học thuật cũng như các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Năng lực phản biện không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Nhà trường, thông qua các môn học, nhất là ngữ văn, có thể và cần rèn tập cho học sinh, sinh viên năng lực này. Năng lực phản biện cần được rèn luyện một cách có phương pháp, kĩ thuật. Có nhiều biện pháp rèn luyện cho học sinh, sinh viên năng lực phản biện qua chính khóa, ngoại khóa, trong và ngoài lớp học. Nhà sư phạm cần lựa chọn, phối hợp tốt các phương pháp, kĩ thuật ấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhiều tác giả (2008), Đổi mới dạy & học văn, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB. Văn hóa Sài Gòn 2. Nhiều tác giả (2012), Ngữ văn 12, sách giáo khoa Bộ GD&ĐT, Hà Nội 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfren_luyen_tu_duy_phan_bien_trong_hoc_sinh_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan