Mỗi sáng khi thức giấc, chúng ta đều phải tự quyết định một việc nào
đó: Đi làm hay ở nhà? Lên lớp hay đi thư viện?Chơi thể thao hay đi
khiêu vũ ? Đó là những vấn đề khá bình thường trong cuộc sống và
chúng ta dễ dàng để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế còn có
nhiều vấn đề hệ trọng khác đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, cân nhắc
trước khi ra quyết định để không phải hối tiếc với lựa chọn của mình.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ra quyết định để đạt mục đích cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ra quyết định để đạt mục đích cuộc sống
Mỗi sáng khi thức giấc, chúng ta đều phải tự quyết định một việc nào
đó: Đi làm hay ở nhà? Lên lớp hay đi thư viện?Chơi thể thao hay đi
khiêu vũ…? Đó là những vấn đề khá bình thường trong cuộc sống và
chúng ta dễ dàng để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế còn có
nhiều vấn đề hệ trọng khác đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, cân nhắc
trước khi ra quyết định để không phải hối tiếc với lựa chọn của mình.
Cân nhắc trước khi ra quyết định
Một quyết định đúng đắn hoặc sai lầm đều có thể ảnh hưởng đến tương
lai và cuộc sống của mỗi chúng ta. Cân nhắc để lựa chọn một trong
nhiều phương án trước vấn đề nào đó để không phải lãnh hậu quả đáng
buồn thật sự khó khăn. Anh K., giám đốc một công ty truyền thông đã
kể lại một tình huống khá trớ trêu. Đó là lần anh đứng ra tổ chức một
chương trình hội thảo dài 3 ngày tại Phan Thiết, khi mọi khâu chuẩn bị
đã hoàn tất, anh sắp lên đường thì cậu con trai vừa lên 3 tuổi của anh bị
sốt rất nặng. Đây quả thực là thời điểm khó khăn: Bỏ dở chương trình
quan trọng anh tốn công sức một thời gian dài để ở nhà với con hay bỏ
con trong thời điểm nguy cấp này để hoàn thành công việc?
Anh tâm sự: “Nhìn con nằm trên giường bệnh mà tôi muốn chảy nước
mắt, nhưng nếu thiếu tôi, chương trình sẽ phải hoãn lại và bao nhiêu
khách mời sẽ ra sao? Cuối cùng, tôi đã quyết định đi công tác trước ánh
mắt thất thần của vợ ở hành lang bệnh viện”. Anh K. cho biết, anh quyết
định như vậy vì anh tin rằng nếu thiếu anh, con anh vẫn sẽ được chăm
sóc tốt vì bé còn có mẹ, ông bà và các bác sỹ. Anh quyết tâm hoàn thành
công việc thật tốt và sau chuyến công tác, anh đã dành toàn bộ thời gian
ở bên cạnh con trai.
Theo thạc sỹ tâm lý Lê Thị Linh Trang, ra quyết định có ý nghĩa rất
quan trọng trong cuộc đời. “Giữa nhiều giải pháp, bạn chọn điều này chứ
không phải điều kia, nghĩa là bạn đang ra quyết định và bạn phải chịu
trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Một quyết định tốt không những
giúp bạn đạt được mục đích trong công việc cũng như cuộc sống riêng
tư, mà còn giúp bạn tránh được những sai lầm hoặc những hậu quả
không tốt.”
Ra quyết định để trưởng thành hơn
Thật ra, để đưa ra một quyết định tốt không phải là điều dễ dàng. Khá
nhiều học sinh cấp 3 băn khoăn trước vấn đề chọn ngành nào, trường đại
học nào để theo đuổi. Đây là một trong những quyết định quan trọng ảnh
hưởng đến cuộc đời của mỗi con người, nhưng khá nhiều bạn đã chọn
lầm để rồi sau đó phải hối tiếc. Bạn Phương Anh, sinh viên trường đại
học y khoa đã phải bỏ học giữa chừng khi nhận ra mình không phù hợp
với ngành học này sau 2 năm theo học. Bạn đã quyết định một việc hệ
trọng nhưng lại không dựa trên sở thích, năng lực của bản thân mà lại
phụ thuộc vào nguyện vọng của cha mẹ. Khi nhận ra mình quyết định sai
thì bạn đã lãng phí mất 2 năm và tốn khá nhiều tiền của. Nhưng Phương
Anh vẫn quyết tâm bắt đầu lại bằng một quyết định khác của riêng mình:
bỏ trường y để theo đuổi ngành dịch thuật dù bạn gặp phải sự chống đối
rất quyết liệt từ gia đình.
Theo thạc sỹ tâm lý Lê Thị Linh Trang, khi ra quyết định, bạn phải
lường trước những gì xảy ra sau đó, thậm chí bạn phải chấp nhận cả sự
mạo hiểm và rủi ro. “Một quyết định tốt nhưng thực hiện tồi hoặc ngược
lại sẽ gây hậu quả rất lớn cho bản thân và xã hội. Một quyết định sai
chúng ta có thể sửa lại, nhưng nó để lại rất nhiều hệ lụy, lãng phí”, thạc
sỹ Linh Trang nói. Trong thực tế có những tình huống buộc chúng ta
phải quyết định “trong chốc lát”, lúc này bạn cần có bản lĩnh cũng như
năng lực đưa ra quyết định. Tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết:
“Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng
tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách bạn chịu trách nhiệm với
cuộc sống và thành công của mình. Đó cũng chính là tính chất cơ bản
cần phải có của người trưởng thành!”.
4 bước để ra quyết định tốt:
1. Hiểu vấn đề cần quyết định: Bạn phải quyết định điều gì? Vấn đề nào
có thể gây ra sự rắc rối thì bạn tập trung giải quyết nó.
2. Nhận định các giải pháp: Những lựa chọn của bạn là gì? Các cách mà
bạn có thể giải quyết được vấn đề? Bạn có thể tham khảo ý kiến từ
người khác như bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người bạn thấy tin
tưởng; lắng nghe những ý kiến đó và phân tích trên cơ sở thực tế của bản
thân.
3. Đưa ra các lỹ lẽ tán thành hay phản đối sau khi đã cân nhắc, đánh giá,
so sánh, tham khảo ý kiến người khác, đồng thời xác định hậu quả và kết
quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn.
4. Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất và thực hiện theo giải pháp đó.
Hà An
Báo Người Lao Động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ra_quyet_dinh_de_dat_muc_dich_cuoc_song_812.pdf