Quy trình vận hành lò sinh khí than

Hơi nước được sinh ra từ vỏ nước trên thân lò tới bao hơi có áp suất 0,07MPa rồi hòa trộn với không khí tạo thành chất khí hóa có nhiệt độ khoảng 50 C đến 65 C được quạt gió đưa tới lò qua van một chiều ở phần đáy lò.

 Than được sử dụng làm nguyên liệu là loại than gầy được cấp vào lò qua máy cấp than trên đỉnh lò sinh khí. Sau khi than cháy cùng với chất khí hoá, trong lò sinh khí hình thành các tầng liệu như: tầng xỉ tro có nhiệt độ từ 50 - 80 C và có độ dày từ 300 - 600mm, tầng oxy hóa có nhiệt độ khoảng 950-1200 C và có độ dày từ 150-300mm, tầng hoàn nguyên 1 và 2 có nhiệt độ khoảng 550-950 C và có chiều dày từ 300-500mm, tầng liệu có nhiệt độ khoảng dưới 550 C, trên cùng là tầng không chứa khí than được tạo ra có nhiệt độ khoảng 450-550 C và độ cao khoảng 1000-1200mm.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy trình vận hành lò sinh khí than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O2 tăng. 3.2 Phương pháp xử lý : Trước khi cho lò vào hoạt động phải điều chỉnh tốt lượng than phân bố vào lò. Trước khi châm lửa thì tro lót phải đều để khi châm lửa tình hình lửa trong lò cháy đạt yêu cầu. Điều chỉnh thải xỉ phải điều chỉnh tốt dao gạt xỉ. Kịp thời xử lý đóng bã trong lò, đập và chọc nơi cao trên tầng tro. 4. Phương pháp xử lý đóng bã trong lò Khi xuất hiện đóng bã phải kịp thời xử lý, cho choong vào đập những nơi bị đóng bã. Căn cứ vào dung điểm nóng chảy của than mà điều chỉnh nhiệt độ bão hòa. Tầng tro cao thì phải kịp thời thải xỉ. Trong khi dùng choong đập bã thời gian không quá 2 phút thì phải lấy choong ra và thay bằng choong khác. 5. Phương pháp xử lý hàm lượng oxy trong khí than cao 5.1 Nguyên nhân : Nhiệt độ tầng liệu thấp, phản ứng của tấng oxy hóa không mạnh. Tốc độ chạy chất khí hóa nhanh, thời gian phản ứng của tầng oxy hóa ngắn tạo ra khí oxy quá nhiều trong khí than. Tầng liệu bị thủng lỗ gió, chất khí hóa chạy theo đường ngắn không tham gia phản ứng. Tầng hoàn nguyên phản ứng không đầy đủ. Thiết bị ghi lò bị hỏng nặng. 5.2 Phương pháp xử lý : Giảm nhiệt độ chất khí hóa. Tăng lượng thải tro, thêm than, chọc lò nhằm giảm lỗ cháy thủng trong tầng liệu và tiến hành giảm phụ tải sản xuất, bồi dưỡng lại các tầng liệu trong lò. 6.Vỉ lò cháy hỏng 6.1. Nguyên nhân Tầng tro quá mỏng, thậm chí không có tầng tro trực tiếp tiếp xúc với tầng oxy hóa, vỉ lò quá nhiệt dễ bị cháy hỏng. Hàm lượng cacbon trong than quá cao, tầng lửa cháy lệch xuống thấp. Lệch lò nghiêm trọng, bộ phận vỉ lò không có tầng tro đề bảo vệ. 6.2. Biện pháp xử lý Giảm và ngừng thải xỉ, tăng lượng hơi nước để làm nguội than ở gần vỉ lò Tăng lượng chất khí hóa thích đáng nhanh chóng lập lại tầng tro. Dùng phương pháp xử lý cháy lệch. Sửa chữa và thay lại vỉ lò. CHƯƠNG V QUY TRÌNH VẬN HÀNH THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN I. Quy trình vận hành lọc bụi tĩnh điện 1. Công tác chuẩn bị trước khi khởi động Kiểm tra xác nhận các thiết bị điện khí, đồng hồ, máy phân tích oxy có hoạt động tốt không. Kiểm tra xác nhận thủy phong trước tháp rửa và thủy phong sau lọc bụi có nước tràn ra, tiến hành mở van buông thả trên đỉnh tháp rửa và lọc bụi và hòm sứ cách điện. Mở van phun nước tháp rửa, các van nước rửa liên tục và gián đoạn của lọc bụi tĩnh điện, kiểm tra xem có hiện tượng rò rỉ nước hay không, thao tác đóng mở van có linh hoạt hay không. Kiểm tra xác nhận các van chống nổ có tốt không, các lỗ nhân công có bịt kín hay không. Nối liền đường ống thổi quét tới các thiết bị. 2. Quy trình khởi động máy lọc bụi tĩnh điện Thông qua các kiểm tra, nhận được chỉ lệnh cập mạng của điều độ thì tiến hành cấp hơi nước cho hòm sứ cấp điện cao áp trên đỉnh tháp lọc bụi đến nhiệt độ > 700C. Mở van hơi nước thổi quét tháp rửa và máy lọc bụi tĩnh điện, đợi ống buông thả của tháp rửa ra hơi được khoảng 15 phút thì đóng van buông thả lại, thổi quét máy lọc bụi và buông thả ra máy lọc bụi. Đợi cho tới khi ống buông thả máy lọc bụi ra hơi được khoảng 15 phút thì giải trừ thủy phong trước tháp rửa lấy khí than thổi quét lại và đóng van thổi quét hơi nước lại, tiến hành mở van phun nước vào tháp rửa và nước liên tục vào lọc bụi. Kiểm tra các tình hình các thiết bị khi mang tải xem có bị rò rỉ khí than không, nếu phát hiện rò rỉ thì phải tiến hành xử lý ngay. Phải đóng van buông thả tại thân tháp trước rồi mới tiến hành đóng van buông thả đỉnh máy lọc bụi. Tiến hành giải trừ thủy phong sau máy lọc bụi cho thiết bị cập mạng. Khi máy phân tích nồng độ khí oxy < 0.5% trong khí than tại cửa ra máy lọc bụi thì tiến hành cấp điện cao áp cho máy lọc bụi. Khởi động mạch điều khiển kiểm tra các đồng hồ báo điện áp. Khởi động cấp điện cao áp từ 35 – 60Kv, dòng điện từ 180 – 250mA. Kiểm tra tình hình vận hành các thiết bị. 3. Quan sát và khống chế trong quá trình vận hành Chú ý quan sát dóng điện, điện áp và áp lực nước phun rửa liên tục khi có thay đổi phải điều chỉnh kịp thời. Chú ý kiểm tra nhiệt độ và áp lực của khí than, nhất là lượng oxy trong khí than có quá tiêu chuẩn hay không, nếu có hiện tượng khác thường phải lập tức cắt nguồn điện cao áp của máy lọc bụi tĩnh điện và báo cáo đương trực điều hành. Chú ý thường xuyên phun nước rửa gián đoạn mỗi ca và xả nước ngưng của hòm sứ điện cao áp. Tuần tra các thủy phong, van nước và hòm sứ cách điện theo quy định. 4. Chỉ tiêu kỹ thuật và điều khiển Điện áp máy lọc bụi >= 35Kv Dòng điện 180 – 250mA. Áp lực khí than vào cửa vào lọc bụi > 1500Pa Nhiệt độ khí than < 400C Hàm lượng oxy báo động > 0.6%. nếu hàm lượng oxy > 0.8% thì tự động cắt nguồn điện cao áp của máy lọc bụi tĩnh điện. Áp lực khí than tại cửa ra máy lọc bụi < 1000Pa thì báo động. nếu < 600Pa thì tự động cắt nguốn điện cao áp. Giữ nhiệt độ hòm sứ cách điện > 700C. Áp lực nước rửa liện tục : 0.02 – 0.03Mpa. Hàm lượng bụi của khí than ra khỏi lọc bụi < 50mg/m3. Cần kiểm nghiệm lượng bụi trong khí than sau lọc bụi 1 tuần/lần. 5. Các quy định vận hành an toàn đối với máy lọc bụi tĩnh điện Khi áp lực khí hóa than thấp cấm không được vận hành máy lọc bụi tĩnh điện nhằm tránh hút không khí vào gây nổ. Trước khi chuyển khí than vào máy lọc bụi phải dùng hơi nước thổi quét hết không khí bên trong máy lọc bụi đạt tiêu chuẩn (oxy < 0,5%). Hàm lượng oxy trong khí than tại cửa vào máy lọc bụi < 0,5% thì mới cho phép cấp điện cao áp cho máy lọc bụi tĩnh điện. Khi gặp các trường hợp sau đây phải lập tức cắt đứt nguồn điện cao áp cho máy lọc bụi : Áp lực khí hóa than tại cửa vào máy lọc bụi < 600Pa hoặc áp lực khí than bập bềnh liên tục. Hàm lượng oxy của khí than tại cửa vào vượt quá 0.8%. Những tình huống trong hệ thống xảy ra sự cố nguy hiểm hay các thủy phong bị phá hỏng. Xảy ra các tình hình khác thường như các màng bộc nổ bị vỡ. Khi gặp thời tiết mưa to có sấm sét. Khi gặp sự cố bị điện giật. Khi trời mưa to và có sấm sét tuyệt đối cấm nhân viên làm việc trên máy lọc bụi. Khi tiến hành kiểm tu sửa chữa máy lọc bụi tĩnh điện phải có biện pháp ngừng điện an toàn chắc chắn và phải tuân thủ những điều sau đây : Sau khi cắt điện, điện cực phải được tiếp địa phóng điện. Trước khi vào tháp làm việc, vỏ ngoài của máy phải được nối vào điện cựa đã tiếp địa. Sau khi cắt nguồn điện cao áp cấp không được tiếp xúc với hòm sứ cách điện ngay mà phải chờ phóng điện 5 – 10 giây. Nghiên chỉnh chấp hành những quy trình an toàn điện khí, đề phòng sự cố điện giật. Công nhân sửa chữa điện cần trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ : giầy cách điện, đệm cách điện, găng tay cách điện và kính bảo hộ Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định kiểm tra và sửa chữa thiết bị khí hóa than và quy trình sản xuất. II. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục 1. Hàm lượng oxy trong khí than cao 1.1 Nguyên nhân : Thành phần khí than không đạt yêu cầu. Áp lực khí than giảm thấp, có không khí lọt vào lọc bụi. 1.2 Biện pháp xử lý : Tiến hành chọc lò, điều chỉnh các tầng liệu trong lò để điều chỉnh lại các thông số của khí than. Tăng áp lực khí than tại cửa vào máy lọc bụi tĩnh điện. 2. Điện áp không cấp vào được 2.1 Nguyên nhân : Lượng nước phun rửa liên tục quá lớn. Van nước phun rửa gián đoạn bị rò rỉ. Dây cấp điện bị cháy thủng. 2.2 Biện pháp xử lý : Điều tiết lượng nước rửa liên tục giảm bớt. Thay van nước rửa gián đoạn. Kiểm tra hệ thống dây điện và sửa chữa lại. 3. Nhiệt độ hòm sứ cách điện hạ xuống 3.1 Nguyên nhân : Van hơi nước bị hỏng. Van xả nước ngưng bị hỏng. Đồng hồ đo nhiệt độ không chính xác. 3.2 Biện pháp xử lý : Thay van cấp hơi nước. Xả nước ngưng tụ hòm sứ. Hiệu chỉnh lại đồng hồ đo nhiệt độ. 4. Hiệu suất trừ bụi giảm thấp 4.1 Nguyên nhân : Máy làm việc quá tải. Điện áp không lên cao được. 4.2 Biện pháp xử lý : Giảm tải vừa phải. Kiểm tra khối lượng nước cấp và máy đã được nối đất Chương VI QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG BĂNG TẢI THẢI XỈ THAN I. Nội quy an toàn khu vực thải xỉ than Thiết bị và máy móc khi đã được lắp đặt thiết bị bảo hiểm an toàn bắt buộc phải linh hoạt, đầy đủ, sử dụng tốt, đáng tin cậy. Khi khởi động phòng điều khiển phải đưa tín hiệu ra nơi làm việc sau khi nhận được trả lời của nơi làm việc thì mới khởi động máy. Khi vào ca nhân viên vận hành phải trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Cấm thao tác một mình, cấm dùng lửa tại khu vực thải xỉ Khi có xẩy ra sự cố cháy lập tức dùng những phương tiện hiện có để dập lửa và thông báo cho bộ phận chữa cháy đến xử lý. Trong khi vận hành nghiêm cấm việc tra dầu mỡ và kiểm tra thiết bị, nghiêm cấm giẫm đè lên băng tải, nghiêm cấm việc ngăn cách băng tải để dỡ bỏ các linh kiện, khi ngang qua dây băng tải bắt buộc phải qua tắm chắn bảo vệ. Khi xảy ra sự cố ( con người, máy móc bị kẹt, băng tải bị lệch nghiêm trọng, tắc nghẽn phễu xuống xỉ và các tình trạng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho con người và thiết bị) thì phải ngừng băng tải bằng thao tác giật dây sự cố, cắt nguồn điện đồng thời treo biển sau đó tiến hành xử lý. Trong quá trình vận hành nghiêm cấm làm sạch các thiết bị chuyển động. Nghiêm cấm việc dùng nước lau chùi các thiết bị điện. Nhân viên thao tác phải tập trung tinh thần, phải bám sát trạng thái thiết bị trong khi khợi động và vận hành có bình thường hay không. Thường xuyên bơm nước đọng tại khu vực đầu băng tải số 3, đảm bảo mặt bằng luôn khô thoáng tránh bị nhiễm điện gây nguy cơ mất an toàn. Vào ban đêm phải có đầy đủ ánh sáng tại các vị trí băng tải để vận hành an toàn. II. Quy trình vận hành hệ thống băng tải thải xỉ 1. Chuẩn bị và kiểm tra trước khi khởi động 1.1 Trước khi đưa băng tải vào vận hành người vận hành phải tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị do mình phụ trách để nắm vững tình hình thiết bị, khắc phục những thiếu sót tồn tại để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1.2 Kiểm tra toàn hệ thống băng tải và qua báo cáo của nhân viên tuần tra băng tải xem trên hệ thống băng tải chuẩn bị vận hành có bị cản trở bởi các tạp chất, có người đi lại, làm việc trên băng tải không. 1.3 Kiểm tra tín hiệu điều khiển, bảo vệ các thiết bị có hoạt động tốt không, kiểm tra dòng điện cấp vào cho các động cơ. 1.4 Hiện trường làm việc phải sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, không được để dụng cụ, tạp vật bừa bãi ảnh hưởng tới thao tác, đi lại và hoạt động của thiết bị nhất là thiết bị quay. 1.5 Ánh sáng nơi làm việc phải đầy đủ, các thiết bị điều khiển như công tắc, cầu dao điện phải tuyệt đối an toàn. Các động cơ điện phải có dây tiếp địa an toàn, các mối nối điện phải chắc chắn không bị hở, các chụp bảo vệ phải chắc chắn. 1.6 Kiểm tra các bulong ốc vít phải đảm bảo chắc chắn. Các rulo con lăn phải đầy đủ và quay nhẹ nhàng, dầu mỡ bôi trơn, các gối trục phải đầy đủ và đảm bảo chất lượng. 1.7 Dụng cụ đồ nghề để vận hành bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp phải có đầy đủ và bảo quản tốt, nếu hỏng hoặc mất thì phải báo lên để thay thế hoặc là cấp mới. 1.8 Kiểm tra băng cao su có bị bong, mòn , xước, rách cục bộ không nếu có phải thay thế hoặc sữa chữa ngay. 1.9 Kiểm tra trên băng tải còn có các tạp chất hay không nếu còn thì phải dỡ hết nếu có dính dầu mỡ hay các hóa chất khác thì lau chùi sạch sẽ. 1.10 Kiểm tra các tủ điện để khẳng định thiết bị đã được cấp điện và đúng dòng điện cho các loại động cơ, nắm rõ từng tủ điện cấp cho những động cơ và thiết bị nào. 1.11 Trước khi chạy băng tải phải báo tín hiệu báo cho những người trong khu vực quanh băng tải biết. 1.12 Trước khi chạy băng tải cần phải kiểm tra xilo chứa xỉ van đáy đã đóng kín hay chưa, xilo có đầy xỉ hay không nếu đầy thì phài thông báo cho phòng ĐKTT để gọi xe vận chuyển. 2. Vận hành tại chỗ 2.1 Quy trình khởi động băng tải Thông báo phòng ĐKTT để khởi động hệ thống băng tải thải xỉ. Chuyển các công tắc tại tủ điều khiển về chế độ vận hành tại chỗ “Local”. Nhấn nút “Start” khởi động các băng tải. Thứ tự khởi động các băng tải là số 3 ® băng tải số 1 và số 2. 2.2 Ngừng băng tải Nhấn nút “Stop” khởi động các băng tải. Thứ tự dừng các băng tải là số 1 và số 2 ® băng tải số 3. Chuyển công tắc chọn chế độ tại tủ điều khiển về vị trí “0”. 3. Khởi động từ xa 3.1 Quy trình khởi động băng tải Thông báo phòng ĐKTT để khởi động hệ thống băng tải thải xỉ từ xa. Chuyển các công tắc tại tủ điều khiển về chế độ vận hành tại chỗ “Controlroom”. Nhân viên điều khiển click chuột vào biểu tượng động cơ trên màn hình và click “Start” để khởi động băng tải. Thứ tự khởi động các băng tải là số 3 ® băng tải số 1 và số 2. 3.2 Ngừng từ xa Nhân viên vận hành băng tải thông báo Phòng ĐKTT để dừng các băng tải. Nhân viên điều khiển Click chuột vào biểu tượng động cơ trên màn hình và click “Stop” để dừng băng tải. Thứ tự dừng các băng tải là số 1 và số 2 ® băng tải số 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqt_iso_van_hanh_lo_sinh_khi_9959.doc
Tài liệu liên quan