Phân tích tiềm năng phát triển KTXH là việc làm rõ các lợi thế về các nguồn lực của quốc gia hoặc địa phương và khả năng thai thác, sử dụng nó trong thời kỳ kế hoạch.
Đánh giá thực trạng phát triển KTXH là việc làm rõ trình độ phát triển của quốc gia hay địa phương về các mặt kinh tế - xã hội tính đến thời điểm hiện tại trong mối tương quan với các nước hay địa phương khác trong vùng và cả nước.
38 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy trình lập kế hoạch và theo dõi đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHƯƠNG II QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội 1.1 Khái niệm và các yêu cầu cơ bản Phân tích tiềm năng phát triển KTXH là việc làm rõ các lợi thế về các nguồn lực của quốc gia hoặc địa phương và khả năng thai thác, sử dụng nó trong thời kỳ kế hoạch. Đánh giá thực trạng phát triển KTXH là việc làm rõ trình độ phát triển của quốc gia hay địa phương về các mặt kinh tế - xã hội tính đến thời điểm hiện tại trong mối tương quan với các nước hay địa phương khác trong vùng và cả nước. 1.2. Nội dung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển KTXH 1.2.1. Phân tích tiềm năng phát triển KTXH 1.2.2. Phân tích thực trạng phát triển KTXH 1. 2.3. Tổng hợp các vấn đề then chốt a. Xác định các điểm mạnh, điểm yếu b. Xác định các cơ hội, thách thức 1.2.1. Phân tích tiềm năng phát triển KTXH (1) Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn (2) Phân tích tiềm năng gắn với đất (3) Tiềm năng không gắn với đất 1.2.2. Phân tích thực trạng phát triển KTXH (1) Thực trạng phát triển kinh tế (2) Thực trạng phát triển xã hội (3) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 1. 2.3. Tổng hợp các vấn đề then chốt a. Xác định điểm mạnh,yếu: Đây là các vấn đề mang tính chủ quan do chính quá trình phát triển tạo ra hoặc một yếu tố khách quan nhưng chúng ta chi phối được nó. Phát hiện ra mặt mạnh/yếu từ quá trình phân tích tiềm năng (1) và thực trạng phát triển (2) Các khía cạnh cần phát hiện:Kinh tế - kinh doanh, trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội Mạnh hay yếu phải được xác định trên cơ sở xu thế và so sánh với các trình độ chung cả nước và các nước khác. Tìm các điểm mạnh/ yếu nhất b. Xác định cơ hội/thách thức: Cơ hội hay thách thức là các vấn đề mang tính khách quan từ bên ngoài hoặc chính đặc điểm nội tại nhưng chúng ta không chi phối được Cơ hội và thách thức phải được xác định từ phân tích tiềm năng (1) và dự báo các yếu tố tác động(3) Cơ hội hay thách thức được phân tích gắn với mạnh /yếu của địa phương Tìm những cơ hội/thách thức quan trọng nhất. Phân tích tác động PETS(E) 1.3. Các phương pháp sử dụng 1.3.1 Thu thập hệ thống thông tin 1.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả 1.3.3. Phương pháp phân tích theo chuỗi 1.3.4. Phương pháp phân tích, đánh giá thông qua so sánh chéo 1.3.5. So sánh với mục tiêu đặt ra 1.3.1 Thu thập hệ thống thông tin Tài liệu, số liệu thứ cấp (Không “phát minh lại cái bánh xe”) Nội dung: các văn bản, dữ liệu, số liệu về thực trạng phát triển ngành, số liệu về mức sống dân cư, dân số - lao động; thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế,xã hội v.v Yêu cầu: cập nhật, hệ thống qua nhiều năm, thống nhất (nguồn, giá). Sử dụng: tổng hợp, phản ánh chính thức tình hình, đánh giá xếp hạng trình độ phát triển, thực trạng phát triển của đối tượng phát triển và khu vực trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, xã hội 1.3.1 Thu thập hệ thống thông tin (tiếp) Điều tra, khảo sát Điều tra trực tiếp: gặp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn sâu Điều tra gián tiếp: phiếu điều tra, bảng hỏi Yêu cầu: Xác định rõ nội dung, vấn đề cần điều tra, Chọn lựa hợp lý phương pháp điều tra, phạm vi, quy mô địa điểm điều tra Lưu ý kỹ năng điều tra: kỹ năng phỏng vấn, thiết kế bảng hỏi, phiếu điều tra v.v… 1.3.2. Thống kê mô tả Nội dung: Tổng hợp, sắp xếp, sử dụng các công cụ thống kê để báo cáo và phân tích kết quả Yêu cầu: chất lượng dữ liệu tốt, sử dụng công cụ phù hợp và thông tin được trình bày mạch lạc rõ ràng gắn với vấn đề quan tâm. Lưu ý: Việc sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê Stata, Eview … Company Logo 1.3.3 Phương pháp phân tích chuỗi Nội dung: xác định xu thế biến động trung bình năm của một yếu tố thực trạng: tốc độ tăng trưởng trung bình, sự tăng (giảm) về tỷ trọng chiếm của từng ngành trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng NSLĐ,tốc độ biến động giá trung bình v.v.. Yêu cầu: Số liệu có hệ thông qua nhiều năm Công cụ: sử dụng các phương pháp tính trung bình Phương pháp bình quân số học Phương pháp dựa vào phát sinh thời điểm đầu và thời điểm cuối (khi số liệu thống kê khó khăn) Phương pháp hồi quy tuyến tính: đây là phương pháp chính xác hơn cả Company Logo 1.3.4 Phương pháp so sánh chéo Phương pháp so sánh chéo Nội dung: so sánh thực trạng của yếu tố kinh tế, kỹ thuật,năng lực cạnh tranh, năng suất lao động … với KH đặt ra, với mức trung bình của cả nước hoặc với các nước khác… Tác dụng: đánh giá chính xác mạnh,yếu, kết luận chính xác về trình độ phát triển và là cơ sở để đưa ra định hướng khai thác nguồn lực. 1.4. Các công cụ phục vụ phân tích tiềm năng và thực trạng 1.4.1. Phương pháp bình phương nhỏ nhất 1.4.2. Ma trận SWOT Phương pháp bình phương nhỏ nhất Phương pháp hồi quy tuyến tính: Tính tốc độ tăng trưởng GDP trung bình, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình, v.v… Ma trận phân tích thực trạng (ma trận SWOT) 2. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu 2.1. Khái niệm và nội dung 2.1.1. Mục tiêu Khái niệm: Mục tiêu là đích mà kế hoạch muốn đạt đến trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu kế hoạch giúp làm rõ trong thời gian tới (ngắn, trung và dài hạn), kế hoạch muốn đạt được kết quả định tính nào? Cấu trúc, nội dung của mục tiêu Các cấp mục tiêu Những thay đổi dài hạn trong cuộc sống của người dân, trong các tổ chức và đoàn thể Những thay đổi trong cuộc sống của người dân, trong các tổ chức và đoàn thể nhờ vào việc sử dụng các đầu ra do tổ chức cung cấp Hàng hóa và dịch vụ do tổ chức cung cấp mà những người khác có thể sử dụng Một hoạt động là một động thái thực hiện bởi tổ chức 2.1.2. Chỉ tiêu kế hoạch Khái niệm: Đó là các mục tiêu cụ thể được biểu hiện bằng con số, có xác định thời gian và không gian cụ thể (lượng hóa các mục tiêu, phần định lượng của mỗi bản kế hoạch). Cấu trúc, nội dung chỉ tiêu: (Tiêu chuẩn SMART) tên chỉ tiêu con số định lượng không gian phản ánh đối tượng phản ánh thời gian đo lường 2.2. Phương pháp xác định mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 2.2.1. Xác định các vấn đề then chốt 2.2.2. Đánh giá các vấn đề then chốt và hình thành “cây vấn đề” 2.2.3. Xây dựng “Cây mục tiêu” 2.2.4. Hình thành các cấp mục tiêu và xác định mục tiêu ưu tiên 2.2.5. Xây dựng các chỉ tiêu Cây vấn đề và cây mục tiêu (Ví dụ) 3. Xác định các cân đối đối vĩ mô chủ yếu 3.1 Khái niệm: Xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu là việc xác định các cặp ràng buộc trên phạm vi vĩ mô nền kinh tế, từ đó là tạo khuôn khổ cho việc xác định các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện, đảm bảo gắn mục tiêu, chỉ tiêu với nguồn lực và các cân đối mục tiêu với các đầu ra khác ở tầm vĩ mô. 3.2. Nội dung: Cân đối giữa khả năng tích lũy và nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế (S – C) Cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm khả năng thu và chi ngân sách (T – G) Cân đối về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế (I = Id + If) Cân đối về xuất – nhập khẩu (X – M) Cân đối về năng lực sản xuất và nhu cầu các sản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế theo hướng bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện dân sinh và các mặt xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời xác định những quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) và các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giữa các vùng kinh tế trong cả nước 4. Các giải pháp thực hiện Xây dựng hệ thống luật pháp (ở cấp quốc gia) hay các Nghị quyết của địa phương (thuộc phạm vi các lĩnh vực, vấn đề được phân cấp). Hình thành hệ thống thể chế, cơ chế vận hành tổ chức hoạt động của nền kinh tế; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, cơ chế sử dụng mọi thành phần kinh tế trong thực hiẹn nhiệm vụ của kỳ kế hoạch đặt ra Đề xuất các chính sách điều tiết nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định, Theo dõi đánh giá (M&E) 1. Khái niệm theo dõi và đánh giá 1.1. Theo dõi (TD) Theo dõi là một quá trình thu thập dữ liệu một cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến một họat động phát triển đang được thực hiện, để những người quản lý và các đối tượng liên quan có được thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và sử dụng các nguồn lực được phân bổ. Theo dõi mức độ tuân thủ (theo dõi thực hiện) Theo dõi tác động 1.2. Đánh giá (ĐG) Đánh giá là một quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống một dự án, chương trình hay một kế họach đang được thực hiện hoặc đã kết thúc, bao gồm đánh giá từ việc lập kế họach, thiết kế chương trình, dự án đến quá trình thực hiện và các kết quả cảu quá trình thực hiện Đánh giá giữa kỳ Đánh giá cuối kỳ Đánh giá tác động 1.3 Phân biệt theo dõi đánh giá Company Logo Sự phối hợp, bổ trợ giữa TD và ĐG 1.4. Vai trò của theo dõi đánh giá Đảm bảo thực hiện mục tiêu Cập nhật diễn tiến thực hiện kế hoạch Nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch Điều chỉnh hành vi thậm chí mục tiêu (nếu cần) Rút ra những bài học kinh nghiệm Company Logo 2. Các phương pháp theo dõi đánh giá 2.1. Theo dõi đánh giá thực hiện 2.2. Theo dõi đánh giá dựa trên kết quả Cơ sở của TD&ĐG dựa trên kết quả là lý thuyết về quản lý dựa trên kết quả phát triển. Quản lý dựa trên kết quả (Results-based management - RBM) theo định nghĩa của Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) là chiến lược quản lý tập trung vào việc thực hiện và đạt được các đầu ra, kết quả và tác động. Quản lý kết quả phát triển (Managing for development results - viết tắt là MfDR) theo định nghĩa của OECD là việc ra quyết định được dựa trên bằng chứng cụ thể để theo đuổi mục tiêu phát triển vì con người. Company Logo 3. Quy trình thực hiện TD&ĐG 3.1. Lập kế hoạch theo dõi đánh giá a. Xây dựng các chỉ số TD&ĐG Chỉ số là thước đo đo lường tiến độ đạt được chỉ tiêu/mục tiêu. Chỉ số thường là tên của một công cụ đo lường dùng để xác định tình trạng thực tế của một chỉ tiêu. Lựa chọn chỉ số TD&ĐG Khái niệm và phương pháp tính rõ ràng Có thể thu thập được (chi phí, thời gian…) Không quá phức tạp khi phân tích Mang tính đại diện cho KQ Hình thành khung TD&ĐG Company Logo b. Xác định thành phần tham gia TD&ĐG Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của đừng đối tượng trong TD&ĐG c. Xác định thời gian hoạt động Định kỳ Ngẫu nhiên Khi xuất hiện nhu cầu Company Logo 3.2. Tổ chức theo dõi và đánh giá a. Thu thập thông tin Xây dựng hệ thống thu thập thông tin phù hợp Phù hợp với mục tiêu kế hoạch Phù hợp quy mô và mức độ ảnh hưởng của kế hoạch Chuẩn hóa thông tin b. Phân tích thông tin Đưa ra nhận định, so sánh giữa giá trị thực hiện và giá trị mục tiêu và gợi ý các chính sách, giải pháp Chuẩn hóa phương pháp phân tích c. Sử dụng các phát hiện trong TD&ĐG Thông tin cần được báo cáo nhanh gọn chính xác đến đúng đối tượng để hỗ trợ trong việc gia quyết định Company Logo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_ii_quy_trinh_m_e_kh49__8293.ppt