Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh đốm lá nhỏthường phát sinh sớm ngay từkhi cây ngô được 2 –3 lá thật. Bệnh bắt đầu từ
những lá gốc và lá bánh tẻrồi sau đó lan dần lên các lá phía trên.
Nhiệt độthích hợp từ20 –30 0C.
Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt.
Ngô trồng trên đất xấu, chăm sóc kém và khô hạn bệnh nặng.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Quy trình kỹthuật cây Ngô (Phần 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 3)
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh đốm lá nhỏ thường phát sinh sớm ngay từ khi cây ngô được 2 – 3 lá thật. Bệnh bắt đầu từ
những lá gốc và lá bánh tẻ rồi sau đó lan dần lên các lá phía trên.
Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30 0C.
Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt.
Ngô trồng trên đất xấu, chăm sóc kém và khô hạn bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ
Chăm sóc tốt, bón phân cân đối, đầy đủ tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh và có khả năng
kháng bệnh ngay từ ban đầu.
Vệ sinh đồng ruộng là khâu cơ bản phơi đốt các tàn dư cây bệnh.
Hạt giống sau khi thu hoạch cần phải được phơi sấy kỹ.
Luân canh cây ngô với cây trồng họ đậu vừa có tác dụng giảm nguồn bệnh ban đầu vừa có tác
dụng cải tạo bồi dưỡng đất cho vụ sau.
Chọn giống ngô kháng bệnh.
Phun các loại thuốc trừ nấm khi bệnh mới phát triển từ 3 – 5% như: BenZeb 70 WP, Hinosan 30
EC.
f) Bệnh gỉ sắt (Rust)
Triệu chứng
Bệnh hại chủ yếu ở lá. Lúc đầu vết bệnh là những đốm chấm màu vàng sau đó lớn dần liên kết
lại với nhau thành từng ổ, từng đám dầy bên trong chứa các bào tử mầu vàng nâu là các bào tử hạ.
Sau đó chuyển màu nâu đen, đây là giai đoạn của bào tử đông. Bệnh nặng các vết bệnh dày đặc,
phiến lá bị quăn queo, khô cháy, bệnh lan sang cả bẹ lá và các lá bao của bắp.
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh gỉ sắt gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô.
Bào tử hạ xâm nhiễm trực tiếp vào các mô lá từ 7 – 10 ngày, sau sẽ phát sinh ở bào tử hạ mới.
Bào tử hạ có thể nảy mầm trong điều kiện từ 4 – 32 0C, nhiệt độ thích hợp nhất là 17 – 18 0C.
Bệnh phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao và có mưa. Các giống ngô
Đường và ngô Nếp đều nhiễm bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch và phơi đốt hết các tàn dư cây bệnh.
Chăm sóc bón phân đầy đủ, cân đối tạo điều kiện cho cây có khả năng kháng bệnh tốt nhất.
Khi cần thiết dùng các loại thuốc hoá học trừ nấm như: Boocdo 1%, Funguran - OH 50 BHN,
Bayleton 25 EC, Anvil 5 SC. Cần phải phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện từ 1 – 5 %
g) Bệnh phấn đen (Ustilago maydis)
Triệu chứng
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây nhưng chủ yếu là ở ngô. Đặc trưng điển hình của
bệnh là tạo thành các u sưng. Lúc đầu vết bệnh chỉ sùi lên như một cái bọc nhỏ, sau đó phình to
được bọc bởi một lớp vỏ màu trắng phớt hồng, dần dần chuyển sang màu tro xám. Bên trong lúc
đầu là một khối rắn màu vàng trắng, khi u bệnh già khối rắn vàng trắng chuyển dần sang khối bột
màu đen, đó là khối bào tử hậu. Những bộ phận bị bệnh như thân, ngô đều bị sưng tạo thành các
khối u, dị hình, thối hỏng, cây bị đổ gẫy, ngô bị thối hạt, không cho thu hoạch hoặc hạt đắng
giảm phẩm chất.
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh phấn đen có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây ngô.
Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 25 0 C.
Nấm bệnh xâm nhập qua vết thương cơ giới do mưa, gió hoặc vun xới.
Bệnh phát triển nặng ở các ruộng trồng dày và bón nhiều đạm vô cơ.
Biện pháp phòng trừ
Chọn giống chống bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, phơi đốt, tiêu huỷ các tàn dư cây bệnh.
Xử lý hạt trước khi gieo trồng bằng thuốc Thiram 85 WP, Tiptop 250 EC, phun thuốc sớm khi
bệnh mới xuất hiện 1 – 5 %.
h) Bệnh thối thân và trái
Triệu chứng:
Thân và bẹ lá có triệu chứng như bị dập nhũn nước. Các lá dưới chết sớm, sau đó, mô cây bệnh
có màu hơi nâu, bị thối mềm, chỉ còn lại những sợi mạch . Rể và trái cũng có thể bị tấn công.
Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc, làm cây bị gảy ngang, hoặc bệnh xuất hiện ở phần đọt, làm
đọt thối.
Vi khuẩn làm cho mô cây rả ra và gây mùi thối đặc biệt, giống như ở bệnh Thối nhũn bắp cải.
Chúng có khả năng xâm nhập qua vết thương, có thể lưu dẫn lên đọt hoặc xuống rể, có thể sống
sót ở xác cây bệnh trong thời gian từ 27-36 tuần lễ ở 10-30 độ C và ở ẩm độ là 81-98%. Mầm
bệnh không được lưu tồn trong hoặc trên hạt. Mầm bệnh còn được lan truyền mạnh mẻ qua các
nguồn nước. Mầm bệnh có phổ ký chủ rộng và có tính biến động cao.
Cách phòng trị bệnh
- Dùng giống kháng bệnh. Tính kháng được bệnh là do cây có lượng phenol cao.
- Không bón nhiều phân đạm. Phát hiện sớm và thiêu hủy cây bệnh.
Phun thuốc ngừa bệnh bằng Bordeaux , COC và trị bệnh bằng , Kasumin Starner hay
Streptomycin . Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.
i) Bệnh đốm vằn:
Sự phân bố và tác hại của bệnh
Ở Việt Nam, bệnh khá phổ biến. Bệnh nặng có thể làm giảm 40% năng suất. Bệnh thường phát
triển mạnh khi có mưa nhiều, ẩm độ cao (100%), nhiệt độ cao khoảng 25-30 oC, ruộng được
gieo trồng với mậc độ dày. Bệnh thường gây hại nặng khi cây bắp ở giai đoạn từ trổ cờ đến phun
râu.
Triệu chứng bệnh
Các vết bệnh to, ướt, bất dạng, vằn vện xuất hiện trên thân, Lẹ lá, phiến lá và cả trên lá bi . Bệnh
cũng tấn công vào hạt, làm hạt phát triển kém, hạt nhăn nhúm lại. Ở giai đoạn sau của bệnh,
trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh có nhiều sợi nấm trắng và các hạch nấm nâu tròn. Bệnh
xuất hiện sớm, thường làm cây con héo rủ.
Nấm bệnh có trong đất, rơm rạ. xác cây bệnh. Mầm bệnh có phổ Ký chủ rất rộng, gồm nhiều loại
cây trồng và nhiều loài cỏ dại. Nấm được lưu tồn và lây lan ở hai dạng: sợi nấm và hạch nấm. Từ
đất, sợi nấm bám vào mặt ngoài của thân cây, phát triển lên trên. Mặc dù bệnh có gây nhiểm vào
hạt trên cây nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng bệnh sẽ được truyền từ hạt vào cây.
Nấm bệnh có tính biến động rất cao.
Cách phòng trị bệnh
Vệ sinh đồng ruộng, chú ý diệt cỏ dại.
I.2. Triệu chứng khi cây Ngô thiếu dinh dưỡng
1. Thiếu Đạm:
- Các lá dưới bắt đầu vàng ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính.
- Hiện tượng vàng lá sẽ chuyển dần từ các lá gốc lên các lá ngon và các lá gốc sẽ
chết trước.
- Trái nhỏ và hạt lép dẫn đến năng suất thấp.
- Thiếu đạm trong giai đoạn cây con sẽ làm chết cây.
- Cách khắc phục:
- Bón phân có gốc đạm dễ tiêu cho cây như: Urê, DAP, SA....
- Đối với nhiều loại đất tơi xốp thì nên bón Đạm với lượng ít nhưng nhiều lần
bón.
2. Thiếu Lân: Thường xảy ra ở thời kỳ cây con
- Lá có màu đỏ tím
- Cây mọc thẳng, yếu.
- Trái nhỏ, méo mó, hạt lép.
- Thiếu lân dẫn đến hiện tượng chin muộn.
- Cách khắc phục:
- Bón lót phân lân vào đầu vụ.
- Bón phân DAP để bổ sung lân trong các đợt bón thúc.
3. Thiếu Kali:
- Dọc theo mép lá dưới có màu vàng hoặc nâu và lan dần vào gân lá và lên các lá
trên.
- Các đốt phía trên có màu nâu đậm.
- Năng suất thấp.
- Cách khắc phục:
- Cung cấp Kali kip thời trong các lần bón thúc cho cây trồng.
4. Thiếu Magiê:
- Lá dưới xuất hiện các sọc trắng dọc theo gân lá, mép lá có màu đỏ tím.
- Lá mỏng, cây yếu.
- Cách khắc phục:
- Khi bón lót nên bón phân lân nung chảy để cung cấp một lượng Mg cho cây
trồng.
- Có thể bón bột đá Dolomit để bổ sung Mg cho các vụ sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_ky_thuat_cay_ng2_179.pdf